Cự li vận chuyển trung bình thực phẩm

Vận chuyển đường sắt ra đời trong khoảng thế kỷ 18, được thiết kế chạy bằng các đầu máy và các toa xe trên các đường ray đã lắp đặt cố định tuyến đường từ trước.

Vận tải đường sắt là một phương thức vận chuyển phổ biến được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.

Đường sắt thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn, số lượng nhiều, và khoảng cách vận chuyển về địa lý khá dài. Các mặt hàng thường xuyên được vận chuyển bằng đường sắt có thể kể đến như: than, gỗ, hóa chất, hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm với số lượng thường là cả toa trở lên.

Phương thức vận chuyển đường bộ

Vận chuyển đường bộ có thể được xem là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay với hàng hóa được chuyên chở bằng các loại xe khác nhau.

Vận chuyển bằng ô tô theo đường bộ có lịch sử ra đời sớm nhất. Nhưng vận chuyển đường bộ bằng ô tô có nhược điểm là chỉ có thể vận chuyển hàng hòa có số lượng khiêm tốn và có khoảng cách ngắn khoảng 500 km. Do thời gian vận chuyển không nhanh nên đối với hàng thực phẩm tươi sống sẽ dễ bị hỏng.

Vận chuyển hàng hóa đường bộ bằng ô tô chủ yếu chỉ chuyên chở hàng hóa khu vực nội địa, còn đối với hàng hóa quốc tế vận tải ô tô thường rất hạn chế.

Đối với những đơn hàng lớn, số lượng và khối lượng nhiều, hàng hóa sẽ thường được vận chuyển bằng container. Đây là phương thức để vận chuyển hàng hóa từ kho của người bán hàng ra sân bay hay cầu cảng từ đó đưa ra nước ngoài bằng máy bay hay tàu thuỷ. Hàng hóa vận chuyển bằng container thường được niêm phong bằng kẹp chì để đảm bảo không xảy ra trường hợp mất cắp hay hao hụt bởi kẻ xấu và người gian lận nhằm chuộc lợi cá nhân mà rút bớt hàng hóa trên container.

Phương thức vận chuyển đường thủy

Vận chuyển đường thủy gồm có 2 loại chính là vận tải đường thủy nội địa và vận tải đường biển.

Vận tải đường biển hay còn gọi là vận tải trên biển, chuyên chở hàng hóa và khách hàng giữa các quốc gia theo đường biển.

Vận tải đường biển ra đời khá sớm từ thế kỷ thứ V trước công nguyên. Cho đến nay ngành vận tải đường biển vẫn phát triển và đây được nhận định là một trong những ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.

Vận tải bằng đường biển là một phương thức phổ biến, an toàn và được sử dụng nhiều nhất đối với hàng hoá. Lý do chính là vì chi phí rẻ, có thể chuyên chở được số lượng lớn hàng hoá cồng kềnh như ô tô, nguyên vật liệu xây dựng,… và các hàng hoá có chứa xăng, dầu… vốn không được phép vận chuyển bằng máy bay. Do lịch sử phát triển lâu đời, nên các quy định về vận tải đường biển được xây dựng khá hoàn chỉnh. Vận tải đường biển sử dụng nguồn luật INCOTERMS được quy định rất chặt chẽ và phân chia rõ ràng trách nhiệm cho cả người mua, người bán lẫn người giao hàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều vụ tranh chấp đối với các thương vụ vận tải bằng đường biển nhưng khá hi hữu và để yên tâm hơn, chúng ta hoàn toàn có thể mua bảo hiểm đường biển.

Tuy nhiên vận tải đường biển có thời gian vận chuyển khá lâu nên chỉ thích hợp để chuyển những hàng hóa bền, hạn sử dụng lâu, hàng cồng kềnh hay những mặt hàng có giá trị thấp như các vật liệu xây dựng, gạo, than, cao su… mà không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.

Phương thức vận chuyển đường hàng không

So với các phương thức vận chuyển khác, vận tải đường hàng không là một ngành vận tải khá mới, chỉ xuất hiện ở đầu thế kỷ 20. Vận tải hàng không sử dụng các loại máy bay chuyên dụng để chở hành khách và hàng hóa.

Hàng không trước kia chỉ chuyên chở hàng khách nhưng ngày nay vận tải hàng không đã được sử dụng rộng rãi vào việc chuyên chở hàng hóa nội địa và quốc tế.

Vận chuyển đường hàng không thích hợp cho việc chuyên chở các hàng hóa có giá trị cao, đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh. Không sử dụng cho các hàng hóa có trọng lượng lớn và cồng kềnh cũng như hàng hóa có giá trị thấp.

Ưu nhược điểm của các phương thức vận chuyển

Đường sắt

Đường sắt được đánh giá là loại hình vận chuyển có chi phí cố định cao [tàu, nhà ga, bến bãi] và chi phí biến đổi thấp. Thích hợp với các loại hàng hóa có trọng lượng lớn, số lượng vận chuyển nhiều, và quãng đường vận chuyển dài. Ví dụ các nguyên vật liệu như gỗ, than, hoá chất và hàng tiêu dùng giá trị thấp như giấy, gạo, thực phẩm và với khối lượng lên đến cả một toa hàng sẽ ưu tiên vận chuyển bằng đường sắt.

Mặt hạn chế của vận tải đường sắt chính là sự kém linh hoạt. Tàu hoả chỉ có thể cung cấp dịch vụ từ ga này tới ga kia [terminal-to-terminal], chứ không thể vận chuyển đến một địa điểm bất kì [point-to-point] theo yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tàu hỏa thường đi và đến theo lịch trình cố định, tần suất khai thác các chuyến không cao, tốc độ chậm, thời gian giao hàng lâu, không thích hợp với những hàng hóa có giá trị cao hay đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh. Chính vì những đặc trưng đó, nên mặc dù có giá cước khá thấp, vận tải đường sắt vẫn ít được sử dụng trong logistics như một phương thức vận tải độc lập, mà thường được phối hợp với các phương tiện khác.

Tại Việt Nam hiện nay, thị phần vận chuyển hàng bằng đường sắt tương đối thấp. Nguyên nhân chính là do hạn chế về cơ sở hạ tầng, ít tuyến đường, ít nhà ga đón trả hàng và chất lượng dịch vụ bao gồm cả phần vận chuyển cơ bản cũng như dịch vụ hỗ trợ tại các nhà ga còn rất kém.

Đường thuỷ

Đường thuỷ có chi phí cố định trung bình [tàu thuỷ và thiết bị trên tàu] và chi phí biến đổi thấp do có khả năng vận chuyển được khối lượng hàng lớn nên có thể đạt được lợi thế nhờ quy mô, do đó đây là phương thức vận chuyển có tổng chi phí thấp nhất [1/6 so với vận tải hàng không, 1/3 so với đường sắt, 1/2 so với đường bộ]. Vận tải đường thủy thích hợp với những hàng hóa cồng kềnh, hạn sử dụng dài, khó hỏng hóc, giá trị thấp [vật liệu xây dựng, than đá, cao su] và hàng đổ rời [cà phê, gạo], trên các tuyến đường trung bình và dài.

Tuy nhiên, mặt hạn chế của vận tải đường thủy là tốc độ chậm, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và các tuyến đường vận chuyển có hạn [phụ thuộc phần lớn vào mạng lưới sông ngòi và bến bãi]. Cũng giống như đường sắt, tính linh hoạt của vận chuyển đường thuỷ không được đánh giá cao, mức độ tiếp cận thấp.

Đối với thương mại quốc tế, vận tải đường thủy lại là phương thức thống trị, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của các loại tàu biển lớn, hiện đại với khả năng chinh phục thiên nhiên ở mức độ nhất định. Hiện nay có khoảng hơn 50% giá trị tính bằng tiền và 90% khối lượng hàng giao dịch trên toàn cầu là sử dụng đường thuỷ.

Vận chuyển đường thuỷ là hình thức vận chuyển đặc biệt quan trọng đối khu vực Bắc Âu và Trung Âu, bởi nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, kết hợp với hệ thống hải cảng hiện đại, hoàn hảo do con người tạo dựng, tàu bè dễ dàng tiếp cận với trung tâm dân cư lớn. Điển hình có thể kể đến như cảng Rotterdam [Hà Lan], một trong những cảng biển nhộn nhịp nhất trên thế giới.

Cùng với quá trình toàn cầu hoá, dịch vụ vận tải đường thuỷ được đánh giá sẽ ngày càng phát triển và phổ biến. Tuy nhiên, chi phí vận tải đường biển hiện nay tại Việt Nam vẫn nằm trong số 5 nước cao nhất, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với hàng hóa của các quốc gia khác.

Đường bộ

Dịch vụ vận tải đường bộ là loại hình với chi phí cố định thấp [ô tô] và chi phí biến đổi trung bình [nhiên liệu, lao động, và bảo dưỡng phương tiện]. Ưu điểm nổi bật của đường bộ có thể kể đến như có tính cơ động và tính tiện lợi cao, dễ dàng đến được mọi nơi, mọi chỗ, với lịch trình vận chuyển vô cùng linh hoạt.

Bởi vậy đây là phương thức vận chuyển nội địa phổ biến hàng đầu, cung cấp dịch vụ nhanh chóng, đáng tin cậy, an toàn và thích hợp với những lô hàng vừa và nhỏ, giá trị cao với cự li vận chuyển trung bình và ngắn.

Theo thống kê, lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ tăng đều qua mỗi năm, với rất nhiều loại hình dịch vụ đa dạng và đổi mới bởi số lượng nhà cung cấp đông đảo. Phương thức vận chuyển này thực sự là một phần quan trọng của mạng lưới logistics của nhiều doanh nghiệp vì khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Đường hàng không

Đường hàng không là loại hình vận tải có chi phí cố định cao [máy bay, và hệ thống điều hành] và chi phí biến đổi cao [nhiên liệu, lao động, sửa chữa, bảo hành]. Có tốc độ nhanh nhất, an toàn hàng hoá bậc nhất, nhưng vì chi phí rất cao, nên vận chuyển hàng không thường chỉ thích hợp với những mặt hàng dễ hỏng hóc, hạn sử dụng ngắn, gọn nhẹ, có giá trị lớn, nhất là khi có yêu cầu vận chuyển gấp.

Dịch vụ vận tải hàng không tương đối linh hoạt, có tính cơ động cao, có thể đáp ứng nhanh chóng yêu cầu chuyên chở hàng hoá về mặt thời gian giao hàng, khối lượng chuyên chở và số lượt bay trên một tuyến đường. Sức hấp dẫn của dịch vụ vận tải hàng không nằm ở tốc độ vượt trội của nó so với các phương tiện khác trong suốt hành trình, đặc biệt đối với khoảng cách địa lý xa. Trong thương mại quốc tế, hàng không vận chuyển khoảng 20% giá trị hàng hoá toàn cầu.

Bên cạnh giá cước vận tải cao, vận tải hàng không còn bị hạn chế bởi thủ tục kiểm tra hàng hoá khắt khe và chứng từ khá phức tạp, mất nhiều thời gian, mức độ tiếp cận thấp, chỉ dừng ở các sân bay. Hơn nữa, khối lượng vận chuyển bị hạn chế khá nhiều bởi dung tích khoang chứa hàng và sức nặng của máy bay.

Arisiacargo – Booking tải hàng không AirAsia giá rẻ

AIRASIA

AirAsia chuyên cung cấp dịch vụ vận tải hàng không quốc tế và nội địa nhanh chóng, uy tín, chất lượng cao. Sứ mệnh của chúng tôi là đem đến sự hài lòng cho quý khách.

Chúng tôi tự tin cung cấp các dịch vụ vận tải hàng đa dạng mặt hàng với thời gian vận chuyển nhanh chóng, uy tín và giá rẻ nhất hiện nay.

Chủ Đề