Cụ rùa Hồ Gươm sống được bao nhiêu năm?

Hôm 30/3, PGS. TS Hà Đình Đức đã lên tiếng phản bác tin đồn thất thiệt trên mạng rằng cụ Rùa đã chết.

Tờ Người Đưa Tin ghi lại lời của PGS Hà Đình Đức như sau: "Hiện tại, sức khỏe của cụ rùa hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh, không có gì biến đổi".

Được biết, lần nổi gần đây nhất của cụ Rùa là ngày 27/3/2015. Ngày 20/3, cụ Rùa cũng đã nổi gần khu vực đền Ngọc Sơn.

"Năm 2011, cụ Rùa có cân nặng 169kg, chiều dài của mai Rùa 1,3m. Cũng trong năm này, Hà Nội đã đưa cụ Rùa lên khám bệnh và chữa trị trong hơn 3 tháng.

Theo các nhà khoa học, loài Rùa Hồ Gươm chỉ còn 4 cá thể, gồm một con sống ở hồ Hoàn Kiếm, một ở Đồng Mô và hai con còn lại ở Trung Quốc", theo thông tin trên tờ Tuổi trẻ Thủ đô.

Trước đó, báo giới trong nước đã từng đưa thông tin về tuổi của cụ Rùa. Tuy nhiên, các thông tin chưa nhất quán. Trong đó, có thông tin nói rằng cụ Rùa đã 700 tuổi song cũng lại có thông tin cho rằng cụ Rùa chỉ mới hơn 100 tuổi.

Trong bài viết có tựa đề "“Giáo sư rùa” Hà Đình Đức" đăng trên tờ Người Lao Động có viết: "Theo nghiên cứu của PGS Hà Đình Đức, cụ Rùa Hồ Gươm ước đã 700 tuổi, nặng chừng hai tạ".

Thế nhưng, tháng 4/2011, hội đồng chữa trị cho cụ Rùa Hồ Gươm đã tiến hành phân tích ADN cho cụ Rùa và khẳng định, Rùa Hồ Gươm là rùa cái, tuổi thọ có thể hơn 100 năm.

TS Bùi Quang Tề [trưởng nhóm chẩn đoán và chữa trị Rùa Hồ Gươm] thông tin trên tờ Tuổi Trẻ sau khi tiến hành phân tích ADN cho cụ Rùa như sau:

"Qua lấy mẫu phân tích, có thể khẳng định Rùa Hồ Gươm là một loài mới khác hoàn toàn với loài rùa Thượng Hải, đồng thời cũng không cùng loài với rùa Đồng Mô".

Các nhà khoa học của Viện Công nghệ Sinh học khẳng định trên tờ Tiền Phong: "Cụ Rùa hiện sống tại Hồ Hoàn Kiếm là cùng loài với rùa thu thập tại Quảng Phú [Thanh Hóa], Suối Hai, Hương Ký [Hà Nội], đây là loại rùa lớn mai mềm nước ngọt đặc hữu của VN.

Trong Sách Đỏ Việt Nam, rùa Hoàn Kiếm được xếp vào giống Pelochelys và là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Trong báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, rùa này được phân loại là loài Rafetus swinhoei. Một tên gọi khác là Rafetus Leloii được PGS Hà Đình Đức đưa ra trong một tạp chí khảo cổ học. [Theo Tiền Phong]

TPO - Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, được phát hiện chết vào sáng 23/4 đã được vận chuyển về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam [18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội] trong chiều nay. Cá thể sẽ được bảo quản ở phòng lạnh sâu trong khi chờ phương án xử lý của UBND thành phố Hà Nội.

Sáng 23/4, xác một cá thể rùa mai mềm khổng lồ bị chết nổi lên hồ Đồng Mô. Theo nguồn tin của Tiền Phong, đây là cá thể rùa Hoàn Kiếm quý hiếm sống ở hồ Đồng Mô.

Chiều nay [24/4], xác cá thể rùa đã được ướp lạnh và vận chuyển đến Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để bảo quản trong phòng lạnh âm 18 độ trước khi chờ phương án xử lý mẫu vật của UBND thành phố Hà Nội. Đây cũng là nơi từng bảo quản "cụ rùa" cuối cùng của Hồ Gươm chết vào năm 2016.


Cá thể rùa vừa chết có chiều dài toàn thân 156cm, chiều dài mai rùa 98cm, chiều rộng mai rùa 76cm, cân nặng 93kg, khá tương đồng với cá thể rùa Hoàn Kiếm bẫy bắt được vào năm 2020.

Theo ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội, các nhà khoa học sẽ tiến lấy mẫu và giải mã gene cá thể rùa mai mềm khổng lồ vừa chết để xác định loài, tìm nguyên nhân và có hướng xử lý.

Video cá thể rùa mai mềm Đồng Mô được đưa về bảo quản tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam chiều 24/4.

Các nhà khoa học chuẩn bị phương tiện để thu thập mẫu vật cá thể rùa vừa chết trước khi đưa vào phòng bảo quản lạnh sâu.

Mẫu vật được các nhà khoa học thu thập để thực hiện các xét nghiệm, phân tích.

Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô được phát hiện vào năm 2006. Năm 2008 cá thể này từng bị người dân bắt trong đợt lũ lịch sử của thành phố Hà Nội, sau đó được đưa lại hồ. Năm 2020, cơ quan chức năng phối hợp với các nhà bảo tồn bẫy bắt thành công cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, thực hiện giải mã gene và giới tính loài. Trong ảnh là hình ảnh cá thể rùa Hoàn Kiếm khi bẫy bắt vào năm 2020.

Rùa Hoàn Kiếm là loài rùa quý hiếm nhất thế giới. Với cái chết của cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, thế giới chỉ còn 2 cá thể được ghi nhận còn sống chính thức thông qua xét nghiệm gene là cá thể ở vườn thú Tô Châu [Trung Quốc] và cá thể ở hồ Xuân Khanh của Việt Nam. Tại hồ Đồng Mô, Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á ghi nhận 2 cá thể. Tuy nhiên chỉ có một cá thể được xác nhận bằng công nghệ gene, cá thể còn lại mới được ghi nhận thông qua quan sát. Với sự qua đời của cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, hy vọng khôi phục loài rùa quý hiếm nhất thế giới thêm nhiều khó khăn.

Cụ rùa ở Hồ Gươm sống được bao nhiêu tuổi?

Tuy vậy theo TS Bùi Quang Tề, người từng tham gia chữa bệnh cho cá thể rùa cuối cùng của Hồ Gươm nói: "Ước tính của tôi, cá thể này có thể trên dưới 200 tuổi, trong khi rùa sống lâu nhất thế giới là 180 tuổi".

rùa Hoàn Kiếm sống được bao lâu?

Nguyên nhân rùa chết được cho là già yếu, bởi con rùa sống lâu nhất thế giới là 180 năm, trong khi rùa Hồ Gươm ước tính 200 tuổi.

Cụ rùa ở Hồ Gươm chết năm bao nhiêu?

Rùa Hồ Gươm là một nhóm cá thể rùa lớn đã từng sống tại Hồ Gươm. Con cuối cùng sống ở Hồ Gươm đã chết vào ngày 19 tháng 1 năm 2016. Đây là những cá thể thuộc loài rùa mai mềm khổng lồ Rafetus swinhoei đặc biệt quý hiếm, năm 2023 trên thế giới người ta chỉ tìm thấy được 3 cá thể.

Cụ rùa sống được bao lâu?

Tuy nhiên, Giám đốc Sở du lịch St. Helena Matt Joshua cho rằng tuổi thật của cụ rùa Jonathan có thể đã lên đến 200 năm. "Khả năng nhanh chóng tiêu diệt các tế bào bị tổn thương theo thời gian chính là yếu tố giúp rùa sống lâu đến thế" - tạp chí Live Science lý giải.

Chủ Đề