Cúng dường Tăng ni như thế nào cho đúng

X

Privacy & Cookies

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Got It!
Advertisements

Tâm Giác

Hà Nội, đăng lần đầu ngày 09/02/2015

Cập nhật và sửa lại ngày 31/12/2018

Nhân có một người hỏi con về cách cúng dường cho Chư tăng, nay con tranh thủ viết ra đây làm tài liệu tham khảo cho các Phật tử. Bài viết chỉ nêu được một vài chi tiết chứ không thể bao quát hết mọi trường hợp nên các bạn phải tùy cơ ứng biến linh hoạt. Thỉnh thoảng cũng phải ghi lại những gì mình biết kẻo một thời gian trí nhớ kém lại quên mất. Người ta bảo đó là một cây bút chì ngắn còn tốt hơn một trí nhớ dài.

  1. Mục đích cúng dường

Cúng dường [cúng dàng] là danh từ Phật giáo, chúng ta còn hay hiểu là làm công đức, hay bố thí.

Tiền và đồ vật cúng dường lúc này còn được gọi là Tịnh tài. Tịnh vừa có ý nghĩa là với tâm thanh tịnh cúng dường. Ngoài ra Tịnh còn nghĩa là số tiền và đồ vật này có nguồn gốc chính đáng, do mình bỏ công sức ra làm nên chứ không phải là vật phi nghĩa.

Cá nhân con cho rằng một người Phật tử cúng dường chư Tăng và Tam Bảo nên với những mục đích chân chính sau:

  • Với lòng thiết tha thành kính muốn bảo hộ Phật Pháp bằng cách cúng dường tạo phương tiện thuận lợi cho Chư tăng tu tập và hoằng pháp.
  • Để thực hành việc xả bỏ tham dục đối với tiền tài.
  • Một hành động để gián tiếp trả ơn cho xã hội, nhưng vì mình đôi khi không biết phải làm gì để giúp đỡ xã hội, hoặc sức một cá nhân mình không đủ, nhưng nhiều người cùng góp lại cúng dường Chư Tăng, xong Chư Tăng sẽ dùng số tài sản được cúng dường để làm các việc giúp đỡ xã hội như xây chùa, làm đường, giúp đỡ người nghèo khổ, khó khăn, hoằng pháp xây dựng cuộc sống lành mạnh, có đạo đức, vv.

Cúng dường Tịnh tài nên nói rõ mục đích mong muốn sử dụng. Anh muốn Quý Thầy dùng số tiền đó để in Kinh, tranh ảnh Phật giáo, tu sửa chùa chiền, làm từ thiện hay trợ duyên cho Quý Thầy trong việc tu tập đều nên nói rõ ra. Quý Thầy sẽ rất là rành mạch: Phật tử cúng dường tịnh tài để xây chùa thì Thầy chỉ dùng vào xây chùa, và sẽ không dùng vào việc khác, vì như thế sẽ trái với ý nguyện của Phật tử.

Không có mục đích cúng dường nào là tốt hơn cái nào cả, số tịnh tài nếu được sử dụng đúng việc, đúng thời điểm và tạo hiệu quả cao thì việc đó là việc tốt nhất có thể làm. Vì thế Phật tử trước khi phát tâm cúng dường nên quán xét: À chùa này mình thấy Quý Thầy đang xây nhà tổ, vậy mình sẽ trợ duyên tịnh tài để xây nhà Tổ. Hay À mình thấy Quý Thầy đang tổ chức các khóa tu cho các bạn sinh viên chắc là cần nhiều hỗ trợ kinh phí, vậy thì mình sẽ trợ duyên cho Thầy vậy, vv.
Còn nếu không quán xét thì sẽ như này: Mình muốn cúng dường in bộ Kinh này, nhưng mà chùa này Quý Thấy không có xiển dương bộ kinh đó, mà chi phí in ấn cũng cao, chỉ nguyên Tịnh tài của mình không đủ nên không xong được việc, mà Quý Thấy cũng không tiện dùng vào việc khác vì sẽ trái ý nguyện của Phật tử. Thế cho nên khi cúng dường ta có xuy xét để số tịnh tài mình cúng dường được sử dụng hợp lý thế nào là rất quan trọng.
Để hợp lý, tôi thường làm thế này: Bạch Thầy gia đình con có chút Tịnh tài cúng dường Tam Bảo, Thầy xem giúp con hiện Quý Chùa đang có Phật sự nào quan trọng cần sử dụng Tịnh tài thì Thầy sử dụng vào việc đó giúp con để cho Phật sự được viên thành ạ.

2. Cách thức cúng dường

Khi ta cúng dường tiền mặt cho Chư tăng, không nên đưa tiền trực tiếp tay trao tay cho Chư tăng và Chư tăng cũng không bao giờ nhận tiền cúng dường như thế. Hãy cho tiền vào một chiếc đĩa sạch hay một vật tương tự như thế như cuốn sách, khay, vv rồi đưa lên trước mặt Chư Tăng.

Tiền nên để trong phong bì và không nên ghi tên hay số tiền lên phong bì đó vì mình cúng dàng là để xả bỏ tâm ngã mạn và tham dục mà vẫn ghi như thế thì coi như mình vẫn còn bám vào việc ta đã có công đức khi cúng dường.

Khi đưa Tiền hay vật cúng dường ra trước Chư Tăng thì nên nói như thế nào: Bạch Thầy, gia đình con có chút tịnh tài cúng dường Chư Tăng và Tam Bảo để [mục đích mong muốn số tiền được sử dụng]. mong Quý Thầy từ bi bố thí nhận cho gia đình chúng con và hồi hướng công đức này cho khắp cả chúng sinh ạ [hoặc như cách nói tôi ghi ở phần trên].

3. Hồi hướng công đức sau cúng dường và tùy hỷ sự cúng dường

Công đức là gì: Hết sạch điều ác gọi là công, điều thiện tràn đầy gọi là đức. Theo đó,công đứclà sựtoàn thiện. Công việcthực hiện, làtu hành,hành thiện. Đức là sự phát triểntâm linh,thiện căntăng trưởngdo kết quả của công và công cũng làsự thểhiện của cái đức bên trong.

Hồi hướng công đức là chia sẻ công đức mình làm được cho tất cả chúng sinh, mong việc thiện lành mình làm được thì chúng sinh cũng nhận được. Từ đó làm tăng trưởng chính công đức mà mình tạo ra.

Tùy hỷ công đức tức là thấy người khác làm được việc thiện thì mình cũng thấy vui với việc thiện đó. Với tâm chân thành như thế thì cũng như chính mình tạo được công đức đó. Tựa như có một ngọn nến đang cháy, lấy một ngọn nến khác châm lửa từ ngọn nến này thì hai ngọn nến đều cháy sáng, không ngọn nào bị mất đi ánh lửa.

4. Cúng dường lúc nào thì phù hợp

Ở VN hay có tục lệ nhà có việc thì mời Chư Tăng về nhà làm lễ rồi sau khi Thầy lễ xong thì mới cúng dường Tịnh tài. Phật tử nên hiểu rằng việc cúng bái chỉ là phương tiện để Chư tăng có dịp được giao tiếp với các Phật tử, sau khóa lễ là cơ hội để các Thầy giảng dạy giáo lý đạo Phật cho họ hiểu và khuyên răn họ làm điều thiện. Chứ không phải đi cúng bái để lấy tiền và Phật tử phải trả công. Phật tử thường đợi tới cuối khóa lễ tại nhà mới cúng dàng Tịnh tài, như thế có thể làm mất đi sự thanh tịnh của việc cúng dàng, không khác nào trả công các Thầy.

Vì thế để việc cúng dường được thanh tịnh, trước khi khóa lễ tại nhà bắt đầu thì Phật tử nên cúng dướng trước.Cách cúng dường thế nào và nói ra sao tôi đã ghi ở phần trên.

5. Ghi sổ công đức hay khắc tên lên vật cúng dường

Khi người ta cúng dường xong thường thích được Quý Thầy trao lại một tấm thiệp công đức có ghi tên công đức và số tiền công đức của mình. Hay khi cúng dường các vật phẩm như ghế đá, hoành phi câu đối, cửa, ban thờ vv hay ghi tên mình lên các đồ vật đó. Việc này có hai mặt có thể hiểu theo Âm đức và Dương đức.

Trong Kinh có nêu ra 2 loại cúng dường. Một là nói về việc cúng dường nhưng không cho người biết, gọi là Mật cúng [âm đức/kín đáo, không lộ ra]. Việc này giúp tâm mình không bám chấp vào việc cúng dường, giúp xả bỏ tật tham ái tài vật.

Hai là Hiển cúng-cố tình cho người khác biết việc thiện mình làm để noi theo, như là ghi tên lên vật cúng dường, vv. Người khác đến chùa lễ bái thấy thế cũng phát tâm muốn cúng dường: Thấy người này cúng dường hoành phi thì mình cúng tượng Phật, vv. Như thế việc thiện được nhân rộng. Hay ghi thiệp công đức mang về nhà giúp mình mỗi ngày thấy tấm thiệp đó lại nảy lên tâm niệm thiện: À mình đã tạo được công đức thế này, sau này phải tiếp tục tạo thêm nhiều công đức như thế nữa. Con cái bạn bè tới nhà thấy tờ thiệp công đức thế cũng sẽ nảy sinh tâm niệm thiện: À ba mẹ anh chị mình đã làm được việc tốt thế, thật là vui thay. Mình cũng sẽ cần tạo nhiều công đức bố thí như thế.

Mỗi phương pháp cúng dường đều có cái hay của nó. Tất nhiên chúng ta không nên nghiêng về một thái cực nào cả. Tùy trường hợp mà vận dụng linh hoạt 2 phương pháp cúng dường này trong cuộc sống để vừa làm được điều thiện lại có thể giúp nhân rộng hành động thiện đó.

6. Sử dụng đồ cúng dường trong chùa

Vì những thứ trong chùa đều là đồ cúng dường Tam Bảo của Phật tử thập phương nên nếu chúng ta là Phật tử tới chùa làm công việc Phật sự, trong lúc ăn cơm, sử dụng tịnh tài trong chùa thì phải biết trân trọng và sử dụng tiết kiệm, hợp lý. Không được tham các đồ trong chùa, không mang về nhà vì sẽ tổn hại công đức của chính mình.

Kết bài

Cúng dường cầu phúc đức
Không nên có phân biệt.
Bình đẳng mà bố thí
Công đức thật vô biên.

Bài viết xin tạm dừng tại đây, con mong rằng giúp ích được chút nào đó cho các Phật tử.

Xin được hồi hướng ạ!

Tâm Giác

Hà Nội, đăng lần đầu ngày 09/02/2015

Cập nhật và sửa lại ngày 31/12/2018

Advertisements

Share this:

  • KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BẢN NGUYỆN
  • 25.10.2021
  • In "Đạo Bụt"
  • Review phim Nightcrawler 2014 Kẻ săn tin đêm
  • 08.02.2015
  • In "Review Phim & Sách"
  • Đạo Phật, đến để mà thấy
  • 31.05.2013
  • In "Đạo Bụt"

Video liên quan

Chủ Đề