Đặc điểm phong cách nghệ thuật nào của Bác thể hiện nhất quán trong các sáng tác của người

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Trình bày nét cơ bản về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Hướng dẫn giải: a. Quan điểm sáng tác [tham khảo đề 4 bên trên] + Văn học là một thứ vũ khí lợi hại phụng sự cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ xung phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng [“Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong, “ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.”…] + Coi trọng tính chân thật và tính dân tộc: - Tính chân thật: cảm xúc chân thật, phản ánh hiện thực xác thực. - Tính dân tộc: nội dung hướng vào đời sống cách mạng toàn dân tộc, hình thức ngôn ngữ trong sáng, phát huy “cốt cách dân tộc”, đồng thời đề cao sự sáng tạo. + Sáng tác xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. Bác luôn đặt 4 câu hỏi: Viết cho ai [Đối tượng]? Viết đề làm gì [Mục đích]? Viết cái gì [Nộidung]? Viết như thế nào [Hình thức]? - Tóm lại: + Quan điểm sáng tác được thực thi, thể hiện nhuần nhuyễn, linh hoạt trong tất cả các tác phẩm của Người. + Hệ thống quan điểm nghệ thuật đúng đắn, có giá trị, thể hiện tầm vóc tủ tưởng của một nhà văn lớn. b. Phong cách nghệ thuật Nhận định chung về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh: - Độc đáo, đa dạng - Bắt nguồn từ: • Truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống, quá trình hoạt động cách mạng, chịu ảnh hưởng và chủ động tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới. • Quan điểm sáng tác. + Văn chính luận: - Cơ sở: khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ. - Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, giác ngộ quần chúng, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử. - Phong cách: ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. - Tác phẩm tiêu biểu: • Bản án chế độ thực dân Pháp [1925] tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp ở thuộc địa, lay động người đọc bởi tính chân thực của các sự việc; tính chân xác của các dẫn chứng; chất sắc sảo, trí tuệ của nghệ thuật châm biếm, đả kích; tính mãnh liệt của tình cảm. • Tuyên ngôn độc lập [1945]: công bố với toàn thể dân tộc và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam độc lập; bố cục ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ; lí lẽ đanh thép; bằng chứng xác thực; ngôn ngữ hùng hồn, giàu tính biểu cảm; thể hiện những tình cảm cao đẹp của Bác với dân tộc, nhân dân, nhân loại… • Các tác phẩm khác: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến [1946], Không có gì quí hơn độc lập tự do [1966]… + Truyện và kí: - Mục đích: • Vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, châm biếm sâu cay vua quan phong kiến hèn nhát liếm giầy xâm lược. • Lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào về truyền thống anh dũng bất khuất của dân tộc. - Phong cách: Chất trí tuệ và tính hiện đại trong nghệ thuật trào phúng vùa sắc bén thâm thuý của phương Đông vừa hài hước hóm hỉnh của phương Tây. - Tác phẩm: Lời than vãn của bà Trưng Trắc [1922], Vi hành [1923], Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu [1925]… + Thơ ca: thể hiện sâu sắc nhất phong cách đa dạng độc đáo của Hồ Chí Minh. - Nhật kí trong tù: • Mục đích: sáng tác trong thời gian bị cầm tù trong nhà giam Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 – mùa thu 1943 > “ngày dài ngâm nguội cho khuây”. • Nội dung: ghi chép chân thực, chi tiết những điều mắt thấy tai nghe trong nhà tù và trên đường đi đày; bức chân dung tự hoạ về con người tinh thần Hồ Chí Minh [nghị lực phi thường; tâm hồn khao khát hướng về Tổ quốc; vừa nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, dễ xúc đông trước nỗi đau con ngươi vừa tinh tường phát hiện những mâu thuẫn của xã hội mục nát để tạo tiếng cười đầy chất trí tuệ…] - Sáng tác ở Việt Bắc [1941- 1945] Mục đích: tuyên truyền và thể hiện những tâm sự “nỗi nước nhà” của vị lãnh tụ ưu nước ái dân. - Phong cách • Thơ tuyên truyền: ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, dễ thuộc, dễ nhớ • Thơ nghệ thuật: viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, chất thép và chất tình. Sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh Hướng dẫn ý chính cần nêu 1. Sự đa dạng [1,5 điểm] Chủ yếu thể hiện ở sự đa dạng về thể loại, bút pháp và giọng văn - Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo ,giàu tri thức văn hoá,gắn lí luận với thực tiễn,giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp , giọng văn hùng hồn dõng dạc, giọng điệu đa dạng . - Truyện và kí: giàu chất trí tuệ , tính hiện đại, tính chiến đấu , ngòi bút chủ động,sáng tạo,khi là lối kể chân thực,gần gũi,khi châm biếm sắc sảo,thâm thuý,tinh tế. Phối hợp linh hoạt giữa chất hiện đại với cách kể truyền thống, lối trào phúng giàu chết trí tuệ, giọng văn khi nghiêm trang, khi hài hước. - Thơ ca: phong cách đa dạng vừa cổ điển vừa hiện đại,nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm, nhiều bài vận dụng nhiều thể thơ phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng. 2. Sự thống nhất [0,5đ] Chủ yếu thể hiện ở sự nhất quán về quan điểm sáng tác và tư tưởng, tình cảm; nhất quán về nghệ thuật: cách viết thường ngắn gọn, trong sáng, giản dị, thường vận dụng linh hoạt nhiều thủ pháp và bút pháp khác nhau.

Văn chương không phải là sự nghiệp chính của Hồ Chí Minh tuy nhiên bên cạnh sự nghiệp Cách Mạng, Người còn để lại cho dân tộc ta một di sản van học lớn lao về tầm vóc tư tưởng phóng phú về thể loại, đa dạng và độc đáo về phong cách nghệ thuật.Văn chương không phải là sự nghiệp chính của Hồ Chí Minh tuy nhiên bên cạnh sự nghiệp Cách Mạng, Người còn để lại cho dân tộc ta một di sản van học lớn lao về tầm vóc tư tưởng phóng phú về thể loại, đa dạng và độc đáo về phong cách nghệ thuật.

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh vừa độc đáo đa dạng lại vừa có tính thống nhất.

Tính đa dạng và độc đáo được thể hiện qua những điểm sau:

Hồ Chí Minh không chỉ là nhà lãnh đạo tài ba, nhà quân sự có đầu óc nhạy bén mà còn có một tâm hồn đầy lãng mạn và thể hiện cái hiện thực sâu sắc và ý nghĩa, cùng với tấm lòng nhân đạo, nhân văn người đã mang đến cho nền văn học Việt Nam nói chung mà cả nền văn học thế giới nói riêng một tài sản khổng lồ về giá trị nhân văn và hiện thực sắc sắc. Người thành công trên hầu hết các thể loại, nhìn chung ở mỗi thể loại văn học từ văn chính luận, truyện và kí cho đến thơ ca, Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng độc đáo và hấp dẫn.

Văn chính luận: Văn chính luận của Người ngắn gọn, súc tích, bằng chứng đầy thuyết phục giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. Văn chính luận mà vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh, giọng tình đạt lí, như đưa lẽ phải vào lòng người, khi lại rất mạnh mẽ và hùng hồn.

Tác phẩm lôi cuốn người đọc không chỉ bằng những sự việc được miêu tả rất chân thực, cứ liệu phong phú, chính xác mà còn ở thái độ, tình cảm sâu sắc mãnh liệt của tác giả và nghệ thuật châm biếm đả kích sắc sảo, giàu chất trí tuệ. Người viết còn rất thành công khi kể lại những câu chuyện nhỏ nhưng có tác dụng sâu sắc trong việc tố cáo tội ác của bọn chủ nghĩa thực dân.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật lão Hạc của Nam Cao

Nói đến văn chính luận của Hồ Chí Minh không thể không nói tới bản Tuyên Ngôn Độc Lập – văn kiện chính trị này không chỉ mang ý nghĩa lịch sử trọng đại mà còn là một áng văn chính luận tiêu biểu mẫu mực.

Truyện và kí: những tác phẩm truyện và kí của người rất hiện đại thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén, tiếng cười trào phúng của Nguyễn Ái Quốc tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay. Phạm Huy Thông đã nhận xét: “ Văn tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc có đặc điểm nổi bật là dí dỏm, hài hước điều đó không ngăn người viết nên những lời thắm thiết trữ tình khi xúc động”.

Các truyện ngắn của người đều thể hiện một bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên được những tình huống truyện độc đáo, hiện tượng sinh động, sắc sảo. Qua những thiên truyện này, người đọc có thể nhận ra một cây bút văn xuôi tài năng với trí tưởng tượng phong phú, con mắt quan sát sắc sảo, lời văn linh hoạt hóm hỉnh, sắc cạnh, một vốn văn hóa sâu rộng, một trí tuệ sắc sảo và một trái tim tràn đầy nhiệt tình yêu nước và Cách Mạng.

Kí: Người để lại một số tác phẩm tiêu biểu như: Nhật kí chìm tàu [1933] và vừa đi đường vừa kể chuyện [1963]. Đọc những bài kí này người đọc thấy hiển hiện một cái tôi Hồ Chí Minh rất đỗi trẻ trung hồn nhiên và giản dị, say mê hoạt động, ham học hỏi, có năng khiếu quan sát sắc sảo mau lẹ của một kí giả có tài ở đâu làm gì cũng sống hết mình với công việc, với người cảnh. Tinh thần dân chủ thấm sâu trong tác phong sinh hoạt hàng ngày, trong thái độ, chân tình, yêu qúy với những con người thường vô danh, nhưng họ là nền tảng của dân tộc là độc lực vĩ đại của lịch sử.

Thơ ca: thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh, thơ của Người có thể chia làm 2 loại, mỗi loại có những nét phong cách riêng.

Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền Cách Mạng thường được viết bằng hình thức bài ca, bài vè, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ mang hình thức dân gian hiện đại.

Những bài thơ nghệ thuật viết theo cảm hứng thẩm mĩ hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển bằng chữ Hán mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông với sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại. Loại thơ nghệ thuật này là tiếng nói tinh tế và sâu sắc nhất của tâm hồn Hồ Chí Minh vừa hồn nhiên, tự nhiên, vừa trẻ trung, hiện đại, vừa đậm đà phong vị cổ điển, vừa đầy chất thép kiên cường, vừa chan chứa tinh thần nhân đạo vừa dạt dào cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên. Nhà phê bình người Pháp Rô-giê Đơ-nuy đã nhận xét: “ Thơ người nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lặng, không phô diễn mà như cố khép lại trong đường nết để người đọc tự thưởng thức lấy cái phần ‎ ở ngoài lời”.

Nhật kí trong tù là một tập thơ đặc sắc đa dạng và linh hoạt. về bút pháp, kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Tập thơ kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca.

Ngoài nhật kí trong tù phải kể đến một số chùm thơ Người làm ở chiến khu Việt Bắc 1941 – 1945 và trong thời gian kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh những bài được viết nhằm mục đích tuyên truyền như: Dân cày, Ca công nhân, ca binh lính, ca sợi chỉ, … là những bài thơ nghệ thuật vừa có màu sắc cổ điển, vừa mang tinh thần hiện đại như: Pác bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác bó, cảnh rừng Việt Bắc, Nguyên tiêu thượng sơn, cảnh khuya. Nổi bật trong thơ Người là nhân vật trữ tình luôn mang nặng nỗi nước nhà mà phong thái vẫn ung dung, tâm hồn luôn hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của một nhà Cách Mạng vĩ đại luôn luôn làm chủ tình thế, tin tưởng vào tương lai tất thắng của Cách Mạng, tuy trước mắt còn nhiều gian nan, thử thách.

Xem thêm:  Thuyết minh về đôi dép lốp đôi dép Bác Hồ

Nội dung sáng tác văn học của Hồ Chí Minh rất phong phú về thể loại, lớn lao về tầm vóc tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật. Đó mãi mãi là những di sản văn học vô giá của dân tộc ta.

Phong cách của Hồ Chí Minh còn là hình tượng vừa đa dạng lại vừa thống nhất:

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh là một hình tượng vừa đa dạng vừa thống nhất. Tính thống nhất đa dạng của Hồ Chí Minh thể hiện trong toàn bộ sáng tác thơ văn của Người. Đó là sự nhất quán trên quan điểm sáng tác. Khi cầm bút bao giờ Người cũng xác định viết cho ai, viết để làm gì, viết cái gì và viết như thế nào? Nhất quán ở cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị với sự sáng tạo linh hoạt, hoàn toàn chủ động trong sử dụng hình thức thể loại và ngôn ngữ. Các bút pháp và thủ pháp nghệ thuật khác nhau nhằm mục đích thiết thực của mỗi tác phẩm. Đồng thời từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật luôn luôn vận động một cách tự nhiên, nhất quán, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, lí tưởng lớn lao duy nhất của Hồ Chí Minh là cứu nước, cứu dân. Người đã tâm sự: “ Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Vì ham muốn ấy mà Người đã ra đi tìm đường cứu nước và cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp Cách Mạng giải phóng dân tộc. Trên con đường hoạt động Cách Mạng, Người đã thấy rõ văn học là vũ khí sắc bén, lợi hại, phục vụ đắc lực cho chính trị, cho sự nghiệp đấu tranh Cách Mạng. Người đã mài giũa ngòi bút của mình. Sáng tác văn chương để làm Cách Mạng. Mục đích chính trị đã chi phối quan niệm sáng tác nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của Người.

Video liên quan

Chủ Đề