Đặc điểm tính chất của tập tính học được

Tập tính ở động vật được chia thành các loại

Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là:

Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

Tập tính học được ở động vật có chung các đặc điểm:

Đâu là tập tính học được [thứ sinh] ở động vật?

Tập tính hỗn hợp ở động vật là:

Đâu là tập tính hỗn hợp ở động vật?

Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là

Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi

Quen nhờn là hình thức học tập của động vật trong đó:

In vết là hiện tượng học tập ở động vật trong đó:

Điều kiện hóa hành động là hiện tượng học tập của động vật trong đó:

Hình thức học khôn được thấy phổ biến ở

Hành động nào sau đây là kết quả của học khôn ?

Mỗi xinap có bao nhiêu loại chất trung gian hóa học?

Bài 9 trang 59 Sách bài tập [ SBT] Sinh 11 : Tập tính là gì ? Phân biệt và cho ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Tập tính là gì ? Phân biệt và cho ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

– Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường [bên trong hoặc bên ngoài cơ thể], nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

– Có 2 loại tập tính

+ Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Quảng cáo

Ví dụ : Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới. Tập tính phóng lưỡi bắt mồi của cóc, tập tính sinh sản ở động vật, tập tính di cư, ve sầu kêu vào ngày hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, có thể thay đổi.

Ví dụ : Một số động vật vốn không sợ người nhưng nếu bị đuổi bắt, chúng sẽ học được kinh nghiệm chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người. Chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy.

Câu hỏi: Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được?

Trả lời:

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Hình thành trong quá trình sống thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Chủ yếu do các phản xạ không điều kiện. Chủ yếu do các phản xạ có điều kiện.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về tập tính nhé!

I. Tập tính là gì?

Tập tính là một khái niệm phức tạp, có thể hiểu là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

Ở dạng đơn giản nhất, tập tính có thể là một chuỗi sự co cơ, được thực hiện khi có những kích thích, như là trong trường hợp của một phản xạ.

Ở một thái cực khác, tập tính được tìm thấy những hoạt động vô cùng phức tạp, như một số loài chim di cư từ bên này sang bên kia bán cầu [tập tính di cư]; hay khi một con chim bị nhốt trong lồng, ở trong phòng thiếu cửa sổ, ánh sáng không đổi, nó sẽ cố gắng hết sức để trốn thoát và luôn chuyển động về hướng nam ở thời gian thích hợp, hoàn toàn không có các ám hiệu từ bên ngoài.

Tập tính bao gồm tất cả các loại hoạt động mà động vật thực hiện như sự di chuyển, chải lông, sinh sản, chăm sóc con non, truyền thông [kêu, hót]...

Tập tính có thể bao gồm một phản ứng riêng đối với một kích thích hay một thay đổi sinh lý, nhưng cũng có thể bao gồm hai phản ứng với hoạt động khác. Và cũng được gọi nó là tập tính, khi động vật ở trong bày đàn hay một sự phối hợp tụ tập các hoạt động của chúng hay hoàn thành sự tiêu khiển với con khác.

II. Phân loại tập tính

- Có 2 loại tập tính: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

1. Tập tính bẩm sinh

- Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.

-Ví dụ: ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản, nhện giăng tơ…

2. Tập tính học được

- Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ: chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.

- Có một số tập tính vừa là học được vừa có nguồn gốc bẩm sinh.

Ví dụ: khả năng bắt chuột của mèo vừa là bẩm sinh vừa là học được.

III. Tập tính của một số động vật

1. Tập tính của gia cầm:Tập tính xã hội

Tất cả các giống gia cầm thuần hoá đều là chế độ đa thê, một con đực phối giống cho vài con cái; và ở một số loài, một con trống có thể bảo vệ hậu cung gồm nhiều con mái từ các con trống khác. Đây là sự hợp hỗn hợp về giao phối, hỗn hợp về nhóm tuổi của các gia cầm phát triển thành hệ thống xã hội.

Ở gà có một trật tự về hệ thống cấp bậc, được duy trì thăng bằng bởi con trống đầu đàn. Những cuộc gây hấn ở gia cầm có thể đưa ra dạng đe doạ tinh tế để tránh mổ nhau thậm chí đánh nhau và xua đuổi; dạng gây hấn gay gắt hơn hiếm thấy ở nhóm gia cầm ổn định. Trong cuộc đọ sức, gà thường dùng cựa và mỏ để uy hiếp, khống chế đối phương. Những cái mổ phi thường đủ để tạo ra ưu thế trong đàn, được gọi là "mổ trật tự". Bên cạnh đó, cũng có những điệu bộ [cử chỉ] đe doạ chỉ thoáng qua khiến người quan sát khó phát hiện tín hiệu đe doạ. Những con mái và con trống thường có hệ thống cấp bậc riêng và những con non luôn luôn là cấp dưới so với trưởng thành.

2. Tập tính ở ong:

a. Tập tính chia đàn

Đàn ong chia là có ong chúa và một phần ong thợ tách ra để xây dựng nên đàn [tổ] ong mới.

Ở ong mật, khi đàn ong phát triển mạnh, số lượng ong thợ nhiều khi đó khả năng đẻ trứng và kiểm soát của ong chúa kém, nguồn thức ăn trong vùng ít, trong đàn ong xuất hiện nhiều ong thợ nhàn rỗi đàn ong sẽ chia đàn. Trước khi chia đàn vài tuần, ong xây nhiều lỗ tổ ong đực và xây từ 3 - 10 mũ chúa ở hai góc và phía dưới bánh tổ. Khi mũ chúa già thì ong chia đàn, đôi khi mới có nền chúa hoặc ong chúa mới đẻ vào đàn ong đã chia đàn. Khi chia đàn, ong chúa cùng với một số ong thợ, ong đực ăn no mật rồi bay ra khỏi tổ, tụ tập lại gần tổ cũ rồi bay đến địa điểm để xây dựng tổ mới.

b. Tập tính giao phối

Ong chúa giao phối với ong đực ở trên không, 1 ong chúa Apis Mellifera giao phối với 8 - 10 ong đực, còn 1 ong chúa châu Á [Apis cerana] giao phối với 20 - 30 con đực tại vùng hội tụ ong đực cách tổ ong từ 700 m tới một vài km.

Khái niệm tập tính, các loại tập tính, cơ sở thần kinh của tập tính.

Tập tính của động vật

I. TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT

Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường [bên trong hoặc bên ngoài cơ thể]

Ví dụ : Khi hổ báo săn mồi thì chúng tiến gần đến con mồi, sau đó nhảy vồ lên hoặc rượt đổi tiền gần con mồi. Chuỗi các hành động khi săn mồi của hổ được gọi là tập tính  kiếm ăn của hổ báo .

Ý nghĩa: Tập tính giúp cho sinh vật  thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển.

II. CÁC LOẠI TẬP TÍNH

- Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Ví dụ: Nhên chăng tơ, thú con bú sữa mẹ

- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ : Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

- Tập tính hỗn hợp: bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.

Ví dụ : Mèo bắt chuột.

III.  CƠ SỞ CỦA TẬP TÍNH LÀ PHẢN XẠ

Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.

Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi.

Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi..

Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng. Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.

IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT

1Quen nhờn

- Khái niệm: là hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm.

- Ví dụ: Khi có bóng đen trên cao lặp lại nhiều lần mà không nguy hiểm gì thì gà con không chạy đi ẩn nấp nữa.

2. In vết

- Khái niệm: In vết là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim.

- Ví dụ: Ngỗng xám con đã in vết nhà tập tính học Konrad Lorenz và đi theo ông.

- Điều kiện hóa đáp ứng: là sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời. Ví dụ : thí nghiệm của Paplop

- Điều kiện hóa hành động : Liên kết một hành động với một phần thưởng [hoặc phạt], sau đó động vật chủ động lặp lại [hoặc không lặp lại] các hành vi đó.

4. Học ngầm 

- Khái niệm: là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự.

- Ví dụ: thả chuột vào đường đi, sau đó cho thức ăn thì chuột biết đi đúng đường đó.

5. Học khôn

- Khái niệm: là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới.

- Ví dụ: Tinh tinh biết dùng que để bắt mối.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề