Đảng và Nhà nước cần làm gì để xóa bỏ Hủ tục mê tín dị đoan

Điều kiện kinh tế phát triển khiến người dân có điều kiện thực hành tín ngưỡng. [Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN]

Trong vài năm trở lại đây, chúng ta ngày càng chứng kiến nhiều hình ảnh, có thể coi là những chỉ báo xã hội rất cụ thể, cho thấy nhu cầu thực hành tín ngưỡng của người dân tăng cao, chẳng hạn như cách các gia đình sửa soạn đồ lễ tươm tất, chăm sóc hương hỏa chu đáo hay cảnh người dân tấp nập ở các lễ hội, di tích....

Nhu cầu này là chính đáng nhưng đã bị nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng để trục lợi. Vậy, người dân cần thực hành tín ngưỡng như thế nào để tránh mê lầm dẫn tới bị lừa đảo?

Phóng viên Báo điện tử VietnamPlus đã có cuộc trò chuyện với Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, để phân tích vấn đề dưới góc độ văn hóa và xã hội học.

Sinh hoạt tín ngưỡng đồng hành cùng sự phát triển của xã hội

- Ông đánh giá như thế nào về nhu cầu thực hành tín ngưỡng, tâm linh ngày nay của người dân?

PGS, TS Bùi Hoài Sơn: Từ trong mỗi gia đình đến ngoài xã hội, chúng ta nhận thấy có việc chu đáo hơn trong cách biện lễ, chăm sóc hương hỏa. Điều này có thể có nhiều lý do như sự phát triển của đời sống kinh tế khiến xảy ra hiện tượng như cha ông ta đã từng đúc kết: “Phú quý sinh lễ nghĩa.”

Xã hội phát triển dẫn đến một số hệ lụy, mặt trái khiến cho nhiều người cảm thấy bất an, lo lắng và tìm đến với niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng như một sự an ủi, đền bù hư ảo, hay tác động của các phương tiện truyền thông mới [mạng xã hội] trong việc phổ biến thông tin, tạo ra những cộng đồng mạng để kết nối việc thực hành tín ngưỡng, tâm linh, từ đó cũng làm gia tăng nhu cầu này trong người dân.

Ngoài ra, cũng phải kể đến việc nhiều cá nhân, tổ chức đã xây dựng các địa điểm du lịch tâm linh, tạo ra những sinh hoạt tâm linh để kích thích nhu cầu thực hành tín ngưỡng của người dân.

Theo ý kiến của riêng tôi, việc thực hành này có cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực. Tích cực ở chỗ, việc thực hành tín ngưỡng, tâm linh giúp người dân có tinh thần ổn định, có động lực để mỗi người có thêm quyết tâm thực hiện công việc của mình. Từ sự cố gắng và quyết tâm của mỗi người trong mọi việc, xã hội sẽ phát triển.

Thực hành tôn giáo, tín ngưỡng cũng giúp cho người dân hưỡng đến những giá trị tốt đẹp của chân-thiện-mỹ, từ đó giúp củng cố, bồi đắp những đức tính thiện lương của mỗi người. Nhờ vậy, xã hội cũng trở nên tốt đẹp hơn. Không những thế, thực hành tôn giáo, tín ngưỡng cũng là sự thực hành văn hóa truyền thống. Những giá trị văn hóa truyền thống, nhờ đó, được duy trì và củng cố bản sắc trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang cần những giá trị truyền thống để hội nhập quốc tế một cách có bản sắc để khẳng định sức mạnh văn hóa của mình.

Bên cạnh đó, việc thực hành này cũng có một số điểm tiêu cực như nó dẫn đến phục hồi một số hủ tục lạc hậu, đẩy một số người đến mức mê tín dị đoan, ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần, vật chất của mỗi cá nhân và các gia đình.

Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. [Ảnh: NVCC]

Nhiều sinh hoạt tâm linh, tôn giáo trước kia ít được thực hành rộng rãi như cúng sao giải hạn, gần đây đã trở nên phổ biến đến mức dư luận phải lên án vì sự phô trương của nó. Tôi nghĩ, chúng ta cần có sự cân đối, hài hòa giữa đời sống tâm linh, tôn giáo với đời sống xã hội bình thường vì bất cứ một điều gì thái quá cũng đều dẫn đến hệ lụy cho sự phát triển xã hội nói chung, con người nói riêng.

- Trước thực tế nhiều đối tượng dùng tâm linh, bùa ngải, cúng bái để trục lợi về kinh tế. Đáng chú ý hành vi này diễn ra ngay giữa thủ đô, chứ không phải nông thôn. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này?

PGS, TS Bùi Hoài Sơn: Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến khá nhiều hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng, tâm linh để trục lợi, và điều đáng lưu ý là nhiều người có trình độ học vấn cao, có hiểu biết sâu về khoa học vẫn tin vào những điều mê tín dị đoan. Điều đó cho thấy có những yếu tố chi phối vào nhận thức của mọi người khiến họ tin vào những điều không có cơ sở khoa học. Tôi xin nêu vài ví dụ như việc sử dụng búp bê Kumathong, Câu lạc bộ Tình người hay vụ việc ở chùa Ba Vàng về thỉnh vong giải nghiệp. Nếu chúng ta chỉ giải thích từng hiện tượng, chúng ta sẽ bỏ quên những lý do mang tính bản chất của những tượng này.

Xã hội ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần tôn giáo, tín ngưỡng. Trước kia, con người đã từng tự tin rằng, khi khoa học phát triển, tôn giáo sẽ mất chỗ đứng và sẽ suy tàn. Thực tế không phải như vậy, vì tôn giáo, hay tín ngưỡng, đã không cạnh tranh với khoa học, mà bổ sung cho khoa học ở một điểm mà khoa học chưa thể giải thích được, đó là niềm tin, yếu tố tinh thần.

Xã hội nào, dù có phát triển đến mấy, thì vẫn có những bất ổn trong xã hội, trong đời sống tinh thần. Tôn giáo, tín ngưỡng giúp chúng ta có một niềm tin, sự an ủi để vững bước trong cuộc sống.

Như vậy, một phần quan trọng là đời sống kinh tế-xã hội có những bất ổn nhất định đã tác động đến tâm lý của nhiều người khiến đôi khi chúng ta cũng không rõ tại sao mình lại làm ăn tốt hơn lúc trước, hoặc ngược lại, tại sao một số bạn bè đồng nghiệp lại có những thăng tiến trong công việc, địa vị, còn mình thì không, tại sao đùng một cái mình lại mắc bệnh nan y…

Rất nhiều câu hỏi tại sao mà khó có câu trả lời rõ ràng khiến cho nhiều người tin vào số phận, tin vào may rủi, và tất cả đã đưa họ đến với việc trị liệu bằng tâm linh, trong đó có rất nhiều những hiện tượng mê tín dị đoan như chúng ta đang nói đến.

Để xử lý triệt để những hệ lụy

- Theo quan điểm của ông, cơ quan quản lý nhà nước, truyền thông và các chuyên gia văn hóa cần vào cuộc như thế nào để cảnh báo người dân?

PGS, TS Bùi Hoài Sơn: Theo tôi, thứ nhất vẫn là công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, việc tuyên truyền hiện nay cũng cần có những cẩn trọng nhất định, nếu không, sẽ gây phản tác dụng, tức là thay vì lên án một hiện tượng nào đó thì chúng ta vô tình tạo ra sự tò mò, kích thích sự chú ý đến chính hiện tượng ấy.

Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành các quy định xử phạt cụ thể và quan trọng hơn là khả thi. Theo kinh nghiệm của tôi, chúng ta có khá nhiều những qui định nhưng việc thực thi xử phạt lại không nghiêm, không có tác dụng răn đe, dẫn đến nhờn luật. Điều này nguy hại ở chỗ đã nhờn luật này thì sẽ tạo ra sự mất hiệu quả ở các luật khác, ảnh hưởng đến sự thượng tôn pháp luật chung của xã hội. Những người trục lợi tâm linh cần phải được xử lý nghiêm khắc đến mức họ không thể, không muốn và không dám lợi dụng nhu cầu tâm linh để trục lợi, để dẫn dụ người khác vào các hoạt động mê tín dị đoan.

[Đa cấp tâm linh: Khi mê tín, lừa đảo khoác chiếc áo 'Tình người']

Tiếp theo đó, các chuyên gia văn hóa cần phải trở thành những người chủ động, tích cực trong việc phân tích những điểm lợi, hại của việc thực hành tín ngưỡng, đặc biệt là đối với các hiện tượng mê tín dị đoan. Trong bối cảnh xã hội của thời đại Internet như ngày nay, thông tin rất nhiều, đến rất nhanh và trôi đi cũng rất nhanh, vì thế, chúng ta lại càng cần có những thông tin sâu để cạnh tranh với mạng xã hội, và các chuyên gia văn hóa chính là những người có thể cụ thể hóa được những điều đó.

Gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể cũng cần đóng vai trò tích cực trong việc tạo ra các sinh hoạt bổ ích, nhận thức đúng đắn về các sinh hoạt tâm linh không phù hợp.

Ở đây, tôi tin rằng, khi chúng ta tạo ra một đời sống văn hóa lành mạnh, gia đình văn hóa có khả năng đề kháng với những hiện tượng mê tín dị đoan, chúng ta sẽ hạn chế tối đa việc các hiện tượng này tác động tiêu cực đến người dân, từ đó, giúp chúng ta xây dựng văn hóa lành mạnh cho cả xã hội.

- Đối với người dân, họ cần làm gì để tự bảo vệ mình trước những ngã rẽ mê lầm?

PGS, TS Bùi Hoài Sơn: Ranh giới giữa thực hành tôn giáo, tín ngưỡng với mê tín dị đoan khá mong manh, chỉ những hiểu biết rõ ràng, sâu sắc dựa trên thông tin đầy đủ mới giúp chúng ta thực hành tôn giáo, tín ngưỡng đúng đắn. Tôn giáo, tín ngưỡng chứa đựng nhiều giá trị tốt đẹp, vì thế sẽ khiến cuộc sống mỗi người trở nên hạnh phúc, đáng sống hơn nhờ theo đuổi những giá trị mà tôn giáo, tín ngưỡng đem lại. Vì vậy, để thực hành đúng tôn giáo, tín ngưỡng đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ bản chất của tôn giáo, tín ngưỡng.

Tôi thấy tôn giáo hay tín ngưỡng nào cũng dạy con người ta phải nghĩ tốt, sống tốt, làm điều tốt đẹp cho người khác. Khi chúng ta làm được những điều đó thì xã hội hẳn nhiên sẽ được tốt đẹp. Thêm vào đó, khi chúng ta thực hành tôn giáo, tín ngưỡng đúng đắn, chúng ta sẽ tạo ra gia phong, lối sống tôn trọng truyền thống trong gia đình.

Những yếu tố khác, không có căn cứ khoa học, không có ý nghĩa tinh thần, không phải là bản chất của tôn giáo, tín ngưỡng, và vì thế, không có lợi cho sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, cần phải được loại bỏ khỏi đời sống xã hội.

Trân trọng cảm ơn ông./.

Minh Thu [Vietnam+]

Là tỉnh miền núi biên giới có 20 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa truyền thống riêng biệt, đã tạo cho Lai Châu một nền văn hóa độc đáo, phong phú. Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh miền núi, Lai Châu đã đạt được những thành tựu to lớn, từng bước ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, tình trạng kém phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần được nâng lên. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tuy đã được quan tâm bảo tồn, phát huy, song một số hủ tục, tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại trong đời sống đồng bào, thậm chí một sốnơi cònrất nặng nề, như: tục thách cưới, tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tang ma, mê tín dị đoan, tin vào bùa ngải, thầy mo, thầy cúng khi ốm đau... tác động tiêu cực đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến lao động sản xuất, gây mất an ninh trật tự.

Nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc, Đảng bộ tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, đẩy lùi các hủ tục, lạc hậu, nhất là việc ban hành Đề án "Tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số các huyện biên giới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020", Đề án “Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2016 - 2020”; chỉ đạo các cấp, các ngành, nhất là cơ quan chức năng nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các đề tài khoa học, đề án về phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc như [bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Mông; phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số...].

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu chỉ đạo, định hướng các ngành trong khối tư tưởng, văn hoá, hệ thống tuyên giáo các cấp đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, hướng trọng tâm về cơ sở. Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc thiểu số [tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội của các dân tộc thiểu số, ẩm thực...]. Tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ các luật tục lạc hậu, không tảo hôn, hôn nhân cận huyết, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; bài trừ mê tín, dị đoan, thay đổi tập quán canh tác, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội; chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí; tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền đểchống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch... Hệ thống tuyên giáo các cấp duy trì thường xuyên hội nghị báo cáo viên, thông tin thời sự định kỳ hằng tháng; giao ban báo chí hằng quý, phối hợp tuyên truyền trong các buổi họp báo; biên tập các loại tài liệu thông tin chuyên đề, thông tin phục vụ lãnh đạo, sinh hoạt chi bộ; biên soạn, xuất bản hàng chục nghìn tờ rơi, tờ gấp, tài liệu hỏi - đáp về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ tuyên truyền trong vùng đồng bào các dân tộc. Các cơ quan báo chí tỉnh thực hiện tăng kỳ, nâng cao chất lượng báo ảnh phục vụ đồng bào vùng cao; duy trì chuyên mục “Gương sáng bản mường”, “Phổ biến chính sách mới”, “Vì chủ quyền an ninh biên giới”... đồng thời biên dịch tuyên truyền trên sóng phát thanh - truyền hình 4 thứ tiếng dân tộc [Thái, Mông, Dao, Hà Nhì]; tuyên truyền lồng ghép thông qua các hội nghị ở thôn, bản, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tranh thủ vai trò của những người có uy tín trong công tác vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của các hủ tục lạc hậu, nạn mê tín dị đoan...

Thông qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ để người dân được tiếp cận những nét văn hóa mới, tiến bộ; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tự giác xóa bỏ các hủ tục lạc hậu... qua đó nhận thức của phần lớn người dân đã được nâng lên, đặc biệt đã ý thức được mặt trái của các hủ tục, dần thay đổi nếp sống, cách nghĩ. Đến nay, cơ bản đồng bào các dân tộc thiểu số đã biết chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, sản lượng và giá trị cao vào sản xuất; thực hiện nếp sống văn hoá, ăn, ở hợp vệ sinh, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giảm tỷ lệ tảo hôn, hôn nhận cận huyết; một số hủ tục từng bước được loại bỏ dần...

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền đẩy lùi các hủ tục lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: Một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc chưa nhận đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bài trừ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống mới, vì vậy chưa thường xuyên quan tâm tới công tác này. Công tác nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội trong cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhất là những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, địa bàn có đồng bào theo đạo, phức tạp, nhạy cảm... có nơi, có thời điểm chưa kịp thời và thường xuyên. Việc quản lý an ninh tư tưởng có lúc, có nơi chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều sản phẩm văn hóa ngoài luồng, một số tài liệu có nội dung chính trị xấu, phản động, lôi kéo mê tín, dị đoan, theo đạo lạ, tà đạo còn xâm nhập vào địa bàn song chậm bị phát hiện, ngăn chặn; hoạt động tuyên truyền đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thông tin xấu độc của các thế lực thù địch còn thụ động, chưa kịp thời. Việc biên soạn, biên dịch các tài liệu, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước còn hạn chế, tài liệu tuyên truyền còn dài, có nội dung chưa phù hợp; hình thức tuyên truyền chưa phong phú, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vì vậy hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền ở cơ sở chưa chủ động trong hoạt động tuyên truyền, vận động; chưa thực sự am hiểu phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, bất đồng ngôn ngữ nên tuyên truyền chưa có tính thuyết phục cao, chưa thu hút và lôi cuốn được sự quan tâm của đồng bào.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền góp phần đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số về các chủ trương, chính sách mới của Đảng; vận động, giáo dục, thuyết phục đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của dân tộc mình, loại bỏ các hủ tục lạc hậu, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tinh thần. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng làm công tác tuyên truyền ở cơ sở, trong đó đặc biệt coi trọng vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người tiêu biểu có uy tín ở thôn, bản và đội ngũ cán bộ đang công tác tại cơ sở đưa chủ trương, chính sách đến với đồng bào, để đồng bào tin và ra sức thực hiện.

Hai là, chủ động, thường xuyên nắm bắt diễn biến tình hình tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đặc biệt là những vấn đề bức xúc trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số để kịp thời tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền có các giải pháp tư tưởng, nhất là những vấn đề nhạy cảm, không tin, không nghe theo những luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu, di cư tự do, mê tín dị đoan, theo đạo lạ, tà đạo....

Ba là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên mục tìm hiểu chính sách dân tộc, tôn giáo trên Báo, Đài; nhất là tuyên truyền trên báo dành cho đồng bào vùng cao, phát thanh - truyền hình tiếng dân tộc; hệ thống loa truyền thanh không dây tại cơ sở [dưới hình thức song ngữ]. Nghiên cứu việc chuyển thể [sân khấu hoá] một số nội dung tuyên truyền đấu tranh đẩy lùi các phong tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, sai trái. Phát huy thế mạnh công tác tuyên truyền miệng, đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền lưu động, chiếu bóng vùng cao. Lựa chọn nội dung thiết thực, phù hợp với trình độ nhận thức và nhu cầu thông tin của đồng bào, đảm bảo đúng định hướng tư tưởng của Đảng và Nhà nước.

Bốn là, quan tâm, xây dựng các thiết chế văn hóa, duy trì việc tổ chức các hoạt động lễ hội văn hóa, thể thao truyền thống các dân tộc. Tuyên truyền về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, gương người tốt, việc tốt, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, thực hiện nếp sống văn minh, tinh thần đoàn kết dân tộc... qua đó giúp đồng bào các dân tộc thêm tin tưởng, phấn khởi, tự hào, tích cực tham gia lưu giữ, bảo tồn, phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, tích cực lao động sản xuất.

Năm là, tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào các dân tộc, nhất là công tác xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh ở cơ sở./.


Video liên quan

Chủ Đề