Đánh giá các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

DHTC được hiểu như là một tổ hợp các phương pháp dạy học [PPDH] nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh [HS]. Bản chất của PP DHTC là tác động để HS học bằng hoạt động và chủ động trong học tập.

1. Quan niệm về dạy học tích cực [DHTC]

+ DHTC là một quan điểm, một xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu từ cuối thế kỷ XX

+ DHTC được hiểu như là một tổ hợp các phương pháp dạy học [PPDH] nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh [HS]. Bản chất của PP DHTC là tác động để HS học bằng hoạt động và chủ động trong học tập.

+ DHTC được hiểu là những kỹ thuật DH [phương pháp dạy học cụ thể] trong các tình huống GD nhằm thực hiện và điều khiển quá trình giáo dục

2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

  1. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
  2. Dạy và học chú trọng việc hình thành, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh.
  3. Tăng cường tính tự giác, tích cực, chủ động học tập của cá nhân, phối hợp với học tập hợp tác
  4. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của HS, đánh giá của các bạn, của cha mẹ HS

3. Một số phương pháp - kĩ thuật DHTC

  1. Kỹ thuật Đặt câu hỏi
  2. Kĩ thuật Chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm
  3. Kỹ thuật KWL – KWLH
  4. Kỹ thuật Đọc tích cực
  5. Kỹ thuật Viết tích cực
  6. Phương pháp đóng vai
  7. Kỹ thuật Trình bày một phút
  8. Kỹ thuật 3 điều chúng em biết

a] Kỹ thuật Đặt câu hỏi

– Là việc GV đặt câu hỏi để HS trả lời hoặc để HS đặt câu hỏi cho GV để nhận thức KT, KN, KX và phát triển NL, PC

– Dùng trong hầu hết các môn học và nhiều loại bài học [lý thuyết, thực hành]

– Dùng trong tất cả các pha của quá trình học [trải nghiệm để Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng, Mở rộng]

Nguyên tắc đặt câu hỏi [CH]

  1. CH phải hỏi về nội dung cốt lõi của bài học
  2. CH sử dụng từ nghi vấn chính xác
  3. CH phù hợp với trình độ tư duy của lứa tuổi HS
  4. CH phải kích thích HS suy nghĩ [không nên chỉ nhắc lại thuần túy]
  5. Đặt CH đúng lúc và đúng chỗ [đúng lúc HS đang suy nghĩ, đúng chỗ có vấn đề trong bài học]
  6. Mỗi CH chỉ hỏi 1 vấn đề
  7. Dùng từng CH một, không dùng nhiều CH để hỏi cùng lúc

b] Tổ chức hoạt động nhóm

Bước 1 : Làm việc chung cả lớp

– GV chia nhóm

– GV giao nhiệm vụ

– GV hướng dẫn cách làm việc nhóm

Bước 2 : HS làm việc theo nhóm

Giờ học sử dụng kĩ thuật hoạt động nhóm - môn Công nghệ - lớp 10A1 - cô giáo Trần Thanh Tuyền

Bước 3 : Đại diện nhóm báo cáo kết quả

c] Kỹ thuật KWL – KWLH

– K[ What you know] : kiến thức / hiểu biết HS đã có;

W [What you want to know]: những điều HS muốn biết;

L [What you learned] : những điều HS tự giải đáp / trả lời [ sau khi đã đọc tài liệu…]

H[How to learn more] : cách thức để HS tìm tòi nghiên cứu mở rộng thêm về chủ đề học

Lúc mới xuất hiện, Kỹ thuật này dùng để dạy đọc hiểu. Hiện nay được dùng trong nhiều môn học

d] Kỹ thuật Đọc tích cực

Kỹ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệm thời gian đối với những bài học / phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khó đối với HS.

Kỹ thuật được áp dụng với những bài học được trình bày thành bài đọc tương đối dài [Ví dụ : Lịch sử, Địa lý, Khoa học]

* Cách tiến hành :

Bước 1: GV nêu yêu cầu định hướng HS đọc bài.

Bước 2: HS làm việc cá nhân

+ Đoán trước khi đọc: HS đọc lướt qua bài đọc để tìm ra những gợi ý từ hình ảnh, tựa đề, từ/cụm từ quan trọng.

+ Đọc và đoán nội dung : HS đọc bài và liên tưởng tới những gì mình đã biết để đoán nội dung bằng cách tìm từ hay khái niệm cần học trong bài.

+ Tìm ý chính của bài qua việc tập trung vào các ý quan trọng hoặc các đề mục

+ Tóm tắt bài dựa trên ý chính, đề mục.

– Bước 3: HS chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc 4 và giải thích cho nhau thắc mắc [nếu có], thống nhất với nhau ý chính của bài đọc.

+ HS nêu câu hỏi để GV giải đáp [nếu có]

e] Kỹ thuật Viết tích cực

Kĩ thuật này có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để HS phản hồi cho GV về việc nắm kiến thức của các em và những chỗ các em còn hiểu sai.

* Cách thực hiện :

– Bước 1: GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời. Hoặc GV yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng 2-3 phút .

– Bước 2: GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp.

g] Phương pháp đóng vai

Là việc tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.

Ưu điểm :

– HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.

– Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.

– Tạo điều kiện làm nảy sinh khả năng sáng tạo của học sinh.

– Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực.

– Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.

Tiểu phẩm dạy học trong giờ GDCD - lớp 11A1- cô giáo Đỗ Ngọc Thanh

Cách tổ chức HS đóng vai

– Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS : yêu cầu đóng vai cho nhóm, thời gian cho việc chuẩn bị đóng vai

– Bước 2 : Các nhóm chuẩn bị đóng vai : phần lời của từng vai cần nhớ, phần diễn của từng vai, phối hợp diễn thử các vai

– Bước 3 : Từng nhóm trình bày đóng vai [diễn]

Bước 4 : Nhận xét / thảo luận về việc đóng vai theo các tiêu chí về lời và hành động diễn có thể hiện đúng nội dung chính của bài và gây cảm xúc tích cực cho người xem không.

Bước 5 : Kết luận được rút ra từ nhiệm vụ đóng vai tập trung vào hiểu, vận dụng kiến thức kỹ năng mới của bài vào thực tiễn.

Bước 4, 5 quan trọng hơn cả

h] Kỹ thuật Trình bày một phút

Kỹ thuật này dùng trong quá trình HS học bài trên lớp vào cuối mỗi bài để HS ghi nhớ nội dung cốt lõi của bài và điều thu hoạch được từ bài học.

Cách thực hiện :

– GV đặt câu hỏi : Bài này các em đã học được cái gì mới? Có điều quan trọng gì các em muốn giải đáp thêm?

– HS suy nghĩ, viết ra giấy ý kiến của cá nhân

– Mỗi HS được trình bày ý kiến của mình trong 1 phút

4. Cách dùng những PP / Kỹ thuật DHTC

- Không tuyệt đối hóa kỹ thuật DHTC nào vì mỗi kỹ thuật có ưu thế trong DH một số nội dung

- Phối hợp nhiều kỹ thuật DHTC trong một hoạt động học tập, trong một bài học để thay đổi hình thức hoạt động học tránh nhàm chán, tăng hứng thú trong học tập

- Cần chuẩn bị đồ dùng, thiết bị cho HS để HS hoạt động theo các kỹ thuật DHTC: bảng nhóm, phiếu học cá nhân, dụng cụ cần cho đóng vai, dụng cụ thí nghiệm, tài liệu đọc thêm, máy tính có nối mạng, vật liệu tiêu hao [giấy vẽ, bút dạ, bút màu] …

[Sưu tầm]

Chủ Đề