Đánh giá công tác tổ chức thi công so với biện pháp thi công được phê duyệt

1. Công tác tổ chức thi công xây lắp bao gồm: chuẩn bị xây lắp, tổ chức cung ứng vật tư - kỹ thuật và vận tải cơ giới hóa xây lắp, tổ chức lao động, lập kế hoạch tác nghiệp, điều độ sản xuất và tổ chức kiểm tra chất lượng xây lắp.  

2. Công tác thi công xây lắp phải tổ chức tập trung dứt điểm và tạo mọi điều kiện đưa nhanh toàn bộ công trình [hoặc một bộ phận, hạng mục công trình] vào sử dụng, sớm đạt công suất thiết kế.

 

3. Mọi công tác thi công xây lắp, bao gồm cả những công tác xây lắp đặc biệt và công tác hiệu chỉnh, thử nghiệm máy móc, thiết bị phải tiến hành theo đúng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng và các chế độ, điều lệ hiện hành có liên quan của Nhà nước. Phải đặc biệt chú ý tới những biện pháp bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

 

4. Khi thi công công trình xây dựng, phải dựa trên hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt. Những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công phải được sự chấp thuận của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế và phải theo đúng những quy định của Điều lệ về việc lập, thẩm tra, xét duyệt thiết kế và dự toán các công trình xây dựng.

 

5. Công tác thi công xây lắp là công việc cần phải làm liên tục quanh năm. Đối với từng loại công việc, cần tính toán bố trí thi công trong thời gian thuận lợi nhất tùy theo điều kiện tự nhiên và khí hậu của vùng lãnh thổ có công trình xây dựng.

 

6. Khi lập kế hoạch xây lắp, phải tính toán để bố trí công việc đủ và ổn định cho các đơn vị xây lắp trong từng giai đoạn thi công. Đồng thời, phải bố trí thi công cho đồng bộ để bàn giao công trình một cách hoàn chỉnh và sớm đưa vào sử dụng.

 

7. Đối với những công trình xây dựng theo phương pháp lắp ghép, nên giao cho các tổ chức chuyên môn hóa. Các tổ chức này cần phải đảm nhận khâu sản xuất và cung ứng các sản phẩm của mình cho công trường xây dựng và tự lắp đặt cấu kiện và chi tiết đã sản xuất vào công trình.

 

8. Đối với hỗn hợp bê tông, vữa xây, trát nhũ tương và các loại vữa khác, nên tổ chức sản xuất tập trung trong các trạm chuyên dùng cố định hoặc các trạm di động.

 

9. Khi thi công công trình xây dựng, phải tạo mọi điều kiện để lắp ráp kết cấu theo phương pháp tổ hợp khối lớn phù hợp với dây chuyền công nghệ xây lắp. Cần tổ chức những bãi lắp ráp để hợp khối trước khi đưa kết cấu và thiết bị ra chính thức lắp ráp vào công trình.

 

10. Tải trọng tác dụng lên kết cấu công trình [tải trọng phát sinh trong quá trình thi công xây lắp] phải phù hợp với qui định trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công hoặc trong thiết kế tổ chức thi công và được đề cập trong biện pháp tổ chức thi công.

 

11. Trong công tác tổ chức và điều khiển thi công xây lắp, đối với những công trình trọng điểm và những công trình sắp bàn giao đưa vào sản xuất hoặc sử dụng, cần tập trung lực lượng vật tư - kỹ thuật và lao động đẩy mạnh tiến độ thi công, phải kết hợp thi công xen kẽ tối đa giữa xây dựng với lắp ráp và những công tác xây lắp đặc biệt khác. Cần tổ chức làm nhiều ca kíp ở những bộ phận công trình mà tiến độ thực hiện có ảnh hưởng quyết định đến thời gian đưa công trình vào nghiệm thu, bàn giao và sử dụng.

 

12. Tất cả những công trình xây dựng trước khi khởi công xây lắp đều phải có thiết kế tổ chức xây dựng công trình [gọi tắt là thiết kế tổ chức xây dựng] và thiết kế biện pháp thi công các công tác xây lắp được duyệt.

Nội dung, trình tự và xét duyệt thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế biện pháp thi công được qui định trong biên bản hiện hành.  

13. Những giải pháp đề ra trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế biện pháp thi công phải hợp lý. Tiêu chuẩn để đánh giá giải pháp hợp lý là bảo đảm chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và an toàn môi trường.

 

14. Việc xây lắp công trình phải thực hiện theo phương thức giao, nhận thầu. Chế độ giao thầu và nhận thầu xây lắp được quy định trong các Thông tư, Nghị định còn hiệu lực, trong quy chế giao, nhận thầu xây lắp ban hành kèm theo các văn bản về cải tiến quản lý xây dựng của Nhà nước.

 

15. Việc hợp tác trong thi công xây lắp phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng trực tiếp giữa tổ chức nhận thầu chính với những tổ chức nhận thầu phụ, cũng như giữa tổ chức này với các đơn vị sản xuất và vận chuyển kết cấu xây dựng, vật liệu, thiết bị để thi công công trình.

 

16. Trong quá trình thi công xây lắp, các đơn vị xây dựng không được thải bừa bãi nước thải và các phế liệu khác làm hỏng đất nông nghiệp, các loại đất canh tác khác và các công trình lân cận. Phế liệu phải được tập kết đến những nơi cho phép và được sự chấp thuận của các đơn vị chủ quản ở những nơi đó.

Phải dùng mọi biện pháp để hạn chế tiếng ồn, rung động, bụi và những chất khí thải độc hại thải vào không khí. Phải có biện pháp bảo vệ cây xanh. Chỉ được chặt cây phát bụi trên mặt bằng xây dựng công trình trong phạm vi giới hạn quy định của thiết kế. Trong quá trình thi công, tại những khu đất mượn thi công, lớp đất màu trồng trọt cần được giữ lại để sau này sử dụng phục hồi lại đất.  

17. Khi thi công trong khu vực thành phố, phải thỏa thuận với các cơ quan quản lý giao thông về vấn đề đi lại của các phương tiện vận tải và phải đảm bảo an toàn cho các đường ra, vào của các nhà ở và của các cơ quan đang hoạt động.

 

18. Khi thi công trong khu vực có những hệ thống kỹ thuật ngầm đang hoạt động [đường cáp điện, đường cáp thông tin liên lạc, đường ống dẫn nước ...], đơn vị xây dựng chỉ được phép đào lên trong trường hợp có giấy phép của những cơ quan quản lý những hệ thống kỹ thuật đó. Ranh giới và trục tim của hệ thống kỹ thuật bị đào lên phải được đánh dấu thật rõ trên thực địa.

 

19. Khi thi công trong khu vực cơ quan hoặc đơn vị đang hoạt động, phải chú ý tới những điều kiện đặc biệt về vận chuyển cấu kiện, vật liệu xây dựng và môi trường. Nên kết hợp sử dụng những trang thiết bị sẵn có của các cơ quan hoặc đơn vị đó.

 

20. Mỗi công trình đang xây dựng phải có nhật ký thi công chung cho công trình và những nhật ký công tác xây lắp đặc biệt để ghi chép, theo dõi quá trình thi công.


 

Giám sát thi công đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm giám sát thi công xây dựng công trình phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư. Dưới đây là mẫu Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất.

Báo cáo công tác giám sát thi công xây dựng công trình là văn bản, thủ tục bắt buộc trong quá trình giám sát thi công. Căn cứ vào Báo cáo này, nhà đầu tư có thể nắm bắt, đánh giá thực trạng của công trình, qua đó phát hiện những sai sót để kịp thời đề nghị phía nhà thầu sửa chữa.

Theo khoản 5 Điều 19 Nghị định 06/2021, tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải lập Báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo mẫu gửi chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này.

Báo cáo được lập trong các trường hợp sau:

- Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng, chủ đầu tư quy định việc lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng và thời điểm lập báo cáo;

- Báo cáo khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng.

Mẫu Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình [Ảnh minh họa]

2. Mẫu Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất

…[1]…
-------

Số: ……./……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

……., ngày……. tháng……. năm………


BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH/HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Kính gửi: ………[2]…….

……[1].... báo cáo về tình hình giám sát thi công xây dựng công trình/hạng mục công trình ....[3].... từ ngày…… đến ngày…… như sau:

1. Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công năng của công trình so với giấy phép xây dựng [đối với công trình phải cấp phép xây dựng], thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.

2. Đánh giá sự phù hợp về năng lực của các nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng:

a] Tên đơn vị thi công;

b] Đánh giá sự phù hợp về năng lực của chỉ huy trưởng công trình hoặc giám đốc dự án của nhà thầu, người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp so với quy định hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật;

c] Thống kê và đánh giá sự phù hợp của các máy móc, thiết bị phục vụ thi công trong kỳ báo cáo so với hợp đồng xây dựng.

3. Đánh giá về khối lượng, tiến độ công việc đã hoàn thành trong kỳ báo cáo, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình:

a] Khối lượng công việc đã hoàn thành trong kỳ báo cáo. Khối lượng công việc đã được nghiệm thu. So sánh với tiến độ thi công tổng thể và nguyên nhân gây chậm tiến độ [nếu có];

b] Đánh giá công tác tổ chức thi công so với biện pháp thi công được phê duyệt. Các thay đổi về biện pháp thi công [nếu có];

c] Đánh giá việc thực hiện các nội dung của kế hoạch đảm bảo an toàn được phê duyệt.

4. Thống kê các công tác thí nghiệm được thực hiện trong kỳ báo cáo số lượng các kết quả thí nghiệm đối với từng loại thí nghiệm. Đánh giá việc kiểm soát chất lượng công tác thí nghiệm, kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình theo kế hoạch thí nghiệm đã được chấp thuận.

5. Thống kê các công việc xây dựng được nghiệm thu trong kỳ báo cáo, công tác nghiệm thu giai đoạn [nếu có].

6. Thống kê các thay đổi thiết kế trên công trường trong kỳ báo cáo.

7. Thống kê những tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, sự cố công trình [4] trong kỳ báo cáo [nếu có]; các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng đã được khắc phục trong kỳ báo cáo. Đánh giá về nguyên nhân, biện pháp, kết quả khắc phục theo quy định.

8. Đề xuất, kiến nghị về tiến độ, nhân sự, thiết kế và các vấn đề kỹ thuật khác.

GIÁM SÁT TRƯỞNG
[Ký, ghi rõ họ tên]

Ghi chú:

[1] Tên của tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng.

[2] Tên của chủ đầu tư.

[3] Tên hạng mục công trình/công trình xây dựng.

[4] Trường hợp trong kỳ báo cáo có sự cố công trình thì gửi kèm báo cáo là hồ sơ giải quyết sự cố công trình theo quy định.

3. Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công

…[1]…
-------

Số: ……./……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

……., ngày……. tháng……. năm………

BÁO CÁO HOÀN THÀNH CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG GÓI THẦU/GIAI ĐOẠN/HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH/CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Kính gửi: ……….[2]……….

……[1].... báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng....[3].... như sau:

1. Quy mô công trình:

a] Mô tả quy mô và công năng của công trình: các thông số kỹ thuật chính, công năng chủ yếu của các phần hoặc hạng mục công trình;

b] Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công năng của công trình so với giấy phép xây dựng [đối với công trình phải cấp phép xây dựng], thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.

2. Đánh giá sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.

3. Đánh giá về khối lượng, tiến độ công việc đã hoàn thành, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

4. Đánh giá công tác thí nghiệm, kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình theo kế hoạch thí nghiệm đã được chấp thuận.

5. Đánh giá về công tác tổ chức và kết quả kiểm định, quan trắc, thí nghiệm đối chứng [nếu có].

6. Đánh giá về công tác tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn [nếu có].

7. Các thay đổi thiết kế và việc thẩm định, phê duyệt thiết kế điều chỉnh trong quá trình thi công xây dựng [nếu có].

8. Những tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình [nếu có] và đánh giá nguyên nhân, biện pháp và kết quả khắc phục theo quy định.

9. Đánh giá về sự phù hợp của hồ sơ quản lý chất lượng theo quy định.

10. Đánh giá về sự tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan [nếu có].

11. Đánh giá về sự phù hợp của quy trình vận hành, quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định.

12. Đánh giá về các điều kiện nghiệm thu hoàn thành gói thầu, giai đoạn, hạng mục công trình, công trình xây dựng.

GIÁM SÁT TRƯỞNG
[Ký, ghi rõ họ tên]

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA
…..[1]….

[Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu]

4. Không tổ chức giám sát thi công xây dựng bị xử phạt thế nào?

Giám sát thi công là khâu quan trọng trong quá trình thi công xây dụng, do đó trường hợp không tổ chức giám sát thi công sẽ bị xử phạt nặng.

Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, hành vi không tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định trong trường hợp công trình đang thi công sẽ bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng.

Đồng thời, buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình.

Trên đây là mẫu Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề