Đánh giá đại học có học phí thấp

Hiện tại, các cơ sở giáo dục công lập đang thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định 86 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến hết năm học 2020-2021.

Sang giai đoạn mới, các trường công tiến tới tự chủ toàn phần, do đó học phí sẽ tăng theo thời giá, tăng để duy trì và phát triển, bảo đảm chất lượng…

Tại hội nghị giao ban quý 1-2021 với các đơn vị hành chính sự nghiệp, sau khi nghe một trường đại học đề xuất phương án: “trong khi chờ nghị định mới, nhà trường vẫn giữ nguyên mức học phí như năm học trước”, nguyên Bộ trưởng Bộ GD& ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đồng ý ngay và hoan nghênh đề xuất có lý có tình này, nhất là trong bối cảnh đời sống người dân khó khăn, phụ huynh học sinh sinh viên đang còn lao đao với dịch bệnh,..

Việc Bộ GD& ĐT yêu cầu các trường giữ ổn định học phí chắc chắn là một quyết định khó nhưng rất nhân văn. Đúng là khó cho các trường, nhưng một lần nữa, các trường, thầy cô giáo tiếp tục cố gắng gồng mình để làm phần việc khó hơn, góp phần mang lại sự ổn định cho người dân và cho xã hội.

Trong quá trình tự chủ và tư chịu trách nhiệm, các cơ sở giáo dục đại học đã làm một số việc mà tôi cho rằng rất phù hợp, đáng trân trọng, đó là, với uy tín của mình, các nhà trường phải tăng cường tìm kiếm nguồn thu khác ngoài học phí, kết nối doanh nghiệp, cựu sinh viên, các tổ chức xã hội để có thêm nguồn kinh phí giảm gánh nặng cho người học. Đây cũng chính là tiêu chí đánh giá năng lực quản trị của các trường đại học. Như vậy, rõ ràng KINH PHÍ khác với HỌC PHÍ. Một sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp vài tỉ đến vài chục tỉ đồng đầu tư phòng thí nghiệm, sân chơi thể thao, ký túc xá...có thể tương đương với hàng ngàn sinh viên phải gồng mình đóng học phí cả năm trời.

Tại sao học phí trường công thấp? Có phải học phí thấp là chất lượng không cao?

Người học đóng học phí mới chỉ là một phần. Tổng kinh phí để đào tạo ra một kỹ sư, cử nhân, bác sĩ bao gồm học phí + nguồn kinh phí khác [gồm kinh phí ngân sách nhà nước và kinh phí từ xã hội hóa]

Lâu nay, các trường công lập được nhà nước đầu tư một phần chi thường xuyên và các dự án mục tiêu, trọng điểm như phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm, giảng đường, nhà làm việc, sân chơi, ký túc xá ..giảm được bao nhiêu là gánh nặng cho người học. Khi đã được đầu tư phần cứng rồi, học phí được tính toán dựa trên cơ sở bảo đảm chi cho hoạt động để duy trì hay để phát triển.

Muốn phát triển phải dựa vào tiêu chí uy tín, chất lượng. Muốn chất lượng thì phải thu hút giảng viên giỏi, thiết bị chuẩn, tài liệu tiên phong, thực hành thực tập chuyên sâu, đặc biệt là khối kỹ thuật công nghệ, nông lâm ngư, liên quan đến động, thực vật... đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc để có chất lượng tương xứng! Chắc chắn mức học phí sẽ đồng biến với chất lượng và sự minh bạch. Vì vậy, rất trân quý việc doanh nghiệp đang xắn tay hợp tác cùng các trường.

Trường nào nằm trong nhóm đối tượng được nhà nước ưu tiên đầu tư, bên cạnh đó, trường càng quan hệ mạnh, tốt và hiệu quả với doanh nghiệp thì người học sẽ càng được hưởng lợi.

Đơn cử, tại ĐH Nông lâm TP.HCM, một số hạng mục công trình tiêu biểu được nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư đã mang lại hiệu quả cực lớn và sinh viên được hưởng lợi rất nhiều, thay vì các em sẽ phải đóng học phí: Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường [RIBE]; Nhà Thi đấu thể thao; Toà nhà Điều hành [Thiên Lý]; Thư viện NLU; Nhà Phượng Vỹ; Giảng đường Rạng Đông; Bệnh viện Thú y; Ký túc xá Cao cấp & miễn phí Cỏ May...

Giá trị tạo ra các sản phẩm được kết tinh từ giá trị của các nguồn lực, từ truyền thống/thương hiệu của một ngôi trường, từ các hoạt động kết nối cộng đồng, doanh nghiệp, cựu sinh viên…

Người học có quyền thụ hưởng các giá trị đó. Nếu không có những giá trị này thì không dễ gì người học với chất lượng của trường đại học đạt chuẩn MOET và AUN về chương trình đào tạo lại được thụ hưởng mức học phí khoảng 10 triệu đồng một năm!

Học phí đại học: Tăng sao cho hợp lý?

[PLO]- Những trường đại học đã được phê duyệt đề án tự chủ sẽ thực hiện việc tăng học phí từ năm học 2021-2022 tới.

TS TRẦN ĐÌNH LÝ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

TP.HCM ngoài việc được biết đến như một khu đô thị phát triển với tốc độ vượt bậc thì đây còn là nơi tọa lạc của nhiều trường đại học lớn, nhỏ của cả nước. Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn ngôi trường nào để theo học thì có thể cân nhắc những trường đại học có học phí thấp nhất trong bài viết này!

* Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất tại TP.HCM!

1. Học phí trường Đại học Sư Phạm TP.HCM 2016 [0 đồng]

Đứng đầu danh sách không ai khác ngoài cái nôi đào tạo những “người lái đò” của nền giáo dục nước ta. Với học phí chính thức là 0 đồng, các ét-vê rõ ràng đã được nhà nước ưu ái nhất trong các trường đại học tại TP.HCM, tất nhiên các khoản phụ phí thì vẫn có nhưng rất rẻ.. Bên cạnh đó, Trường có nhiều chương trình sinh viên được tổ chức thường xuyên để giúp sinh viên rèn luyện và tỏa sáng...

>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Sư Phạm TP.HCM

2. Học phí trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 2016 [4.5 triệu/ năm]

Y tế cũng là lĩnh vực rất được nhiều bạn sinh viên có mong muốn theo học khi Y Khoa Phạm Ngọc Thạch là ngôi trường mà chỉ ai có hộ khẩu tại Sài Gòn tính đến ngày xét tuyển mới có vé vào cửa. Mức học phí trung bình khoảng 4.5 triệu/năm tính trong 2015-2016, mỗi năm tăng khoảng 500.000 từ năm 2012 nhưng có lẽ do quá rẻ nên sinh viên khá đông đúc và cơ sở vật chất không đáp ứng đủ…

"Chất lượng giảng dạy tốt, giảng viên giỏi, yêu nghề, nhiệt huyết, tận tâm với sinh viên. Chất lượng cơ sở vật chất tốt nhưng số lượng lại ít, không đáp ứng đủ cho sinh viên thực tập, sinh viên quá đông, nơi tự học ít. Lấy xe quá cực khổ... " – N.T.Q

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM [Nguồn: baomoi]

>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

3. Học phí trường Đại học Lao động Xã hội cơ sở 2 2016 [5 triệu/ năm]

Trường Đại học Lao động – Xã hội [CSII] với học phí trung bình mức 5 triệu / Năm Trường rất tự hào là một Cơ sở giáo dục Đại học công lập nằm trong nội đô Thành phố Hồ Chí Minh có khuôn viên rộng lớn, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, đặc biệt thân thiện với con người; là nơi lý tưởng cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

"Trường tạo dựng nền tảng cho sự thành công và phát triển nghề nghiệp trong tương lai cho người học; giúp người học có khả năng tự nghiên cứu để hành nghề một cách vững chắc..." – Kim Thoa.

>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Lao động Xã hội cơ sở 2

4. Học phí Học viện Hành chính Quốc gia 2016 [5-6 triệu/ năm]

Với uy tín cao trong việc đào tạo các cán bộ chất lượng trong nhà nước, Học viện Hành chính thu hút sinh viên với mức học phí là 5-6 triệu đồng/ năm. Với việc trực thuộc Bộ Nội Vụ, chương trình dạy dọc của trường được đánh giá khá tốt với cơ sở vật chất hiện đại và luôn tạo điều kiện sân chơi cho các sinh viên nghiên cứu khoa học.

“ Cơ sở vật chất, chương trình dạy học và đội ngũ giảng viên rất nhiệt tình” chính là những gì sinh viên Học viện hành chính suy nghĩ về trường..." – Minh Nguyên.

>>Giải đáp nhanh thông tin hướng nghiệp 2020 tại đây

Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM [Nguồn: Học viện Hành chính Quốc gia]

>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về Học viện Hành chính Quốc gia

5. Học phí trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 2016 [6.1 triệu/ năm]

Mức học phí cỡ 6.1 triệu/năm tính từ niên khóa 2015-2016, đây là yếu tố quan trọng giúp Đại học Ngân Hàng thu hút một lượng lớn thí sinh dự thi. Tuy nhiên “Của rẻ chưa chắc là của ôi” nhé, cơ sở vật chất của trường rất “sang chảnh” đấy .

Một bạn sinh viên bật mí cùng Edu2Review “học phí thuộc hàng thấp nhất trong các trường đại học hiện nay nhưng cơ sở vật chất tốt [khu giảng đường, 3 khu ktx mới xây, 2 căn tin, thư viện đẹp, hội trường lớn, nhà hiệu bộ, Family mart, sân bóng mini,... ngay trong khuôn viên trường], còn đang xây thêm 1 khu giảng đường và hồ bơi với sân thể dục đa năng nữa… ”

>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

6. Học phí trường Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM 2016 [6.5 triệu/ năm]

Ngôi trường có "tòa nhà cao nhất ĐHQG” vững vàng ở vị trí thứ 5 với mức học phí trung bình 6.5 triệu một năm. Trường đã có nhiều nỗ lực trong thời gian qua để tạo điều kiện tốt nhất cho các kỹ sư tương lai nhưng cũng không tránh khỏi sự phàn nàn của các sinh viên về sự xuống cấp của cơ sở vật chất

"Hệ thống wifi của trường còn chưa được ổn định, thiếu chỗ vui chơi, hoạt động thể dục thể thao cho sinh viên…Khuôn viên không rộng lắm, nhiều dãy phòng học bị xuống cấp, ví dụ như cái khu nhà học quân sự cũ.”

Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM [Nguồn: Hướng nghiệp 24h]

>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM

7. Học phí Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 2016 [6,5-8 triệu/ năm]

Là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu Việt Nam, Đại học Sư phạm Kỹ thuật đã làm hài lòng rất nhiều sinh viên trong trường với mức học phí trung bình dao động từ 6,5-8 triệu/ năm.

Giảng viên tại đây được đánh giá khá tốt, rất nhiệt tình và dầy dăn kinh nghiệm, môi trường học tập hiện đại với rất nhiều phòng tự học và chất lượng được cái tiến không ngừng đã làm cho các sinh viên tại đây cảm thấy rất tự hào vì là một thành viên của cộng đồng sinh viên tại ngôi trường này...

>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

8. Học phí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM 2016 [7 triệu/ năm]

Mức học phí 7 triệu một năm, ĐH KHXH & NV TP.HCM là ngôi trường chuyên đào tạo về các ngành xã hội và ngoại ngữ, theo các ét-vê trường này đánh giá thì mức độ học phí là “…không quá cao, nhiều giảng viên có tâm huyết và dày dặn kinh nghiệm, môi trường học tập năng động, sáng tạo, các hoạt động ngoại khóa sôi nổi tạo điều kiện phát triển kỹ năng mềm cho bản thân và một số kiến thức chuyên môn, sinh viên có năng lực…”

>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM

9. Học phí trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM 2016 [7 triệu/ năm]

Ngang bằng mức học phí với trường KHXHNV TP.HCM, Trường Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM được đánh giá là học phí tương đương với cơ sở vật chất cũng như chất lượng đội ngũ giảng viên. Ngoài ra trường cũng đang xây dựng thêm cơ sở vật chất để phục vụ sinh viên cũng như có các chính sách hỗ trợ sinh viên về học phí.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM [Nguồn: toplist]

>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM

10. Học phí trường Đại học Luật TP.HCM 2016 [7,6-7.8 triệu/ năm]

Trường Đại học Luật là 1 trong những trường đại học có tiếng ở TPHCM, một trong những ngôi trường được nhiều học sinh cấp 3 ao ước được vào. Với mức học phí dao động 7,6-7.8 triệu/ năm trường không chỉ có trang thiết bị tốt, hiện đại, điều kiện máy lạnh thuận lợi phục vụ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập mà đội ngũ giáo viên giảng dạy còn rất chuyên nghiệp, nhiệt tình, vui tính, sẵn sàng giải đáp hết mọi thắc mắc cho sinh viên trên lĩnh vực chuyên môn và cả những kinh nghiệm thực tế...

“Tuy nhiên môi trường Luật không năng động như kinh tế hay ngoại thương…nếu bạn là một người đinh hướng làm khối kinh tế và lại cực kì năng động thì khuyên chân thành nên vào học ở kinh tế hay ngoại thương để bản thân không bị kiềm hãm tính sáng tạo bức phá. Vì tính chất pháp luật đòi hỏi sự chính xác và logic cao, lập luận chặt chẽ. Trường Luật có cái hay của trường Luật nếu bạn trót yêu nó rồi thì nộp đơn ngay thôi ” – N.T.L chia sẻ

>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Luật TP.HCM

Lưu ý: Mức học phí 2016 trên chỉ mang tính chất tương đối ở thời điểm khảo sát, bạn cần liên hệ với trường để có thông tin học phí mới nhất.

Edu2Review Team

Edu2Review - The No.1 Education Review Website

Chủ Đề