Đánh giá dự án sản xuất thử nghiệm

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 quy định việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2014 và thay thế các Thông tư số 07/2009/TT-BKHCN ngày 03/4/2009 của Bộ trưởng Bộ KH&CN hướng dẫn việc đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học xã hội cấp nhà nước và Thông tư số 12/2009/TT-BKHCN ngày 08/5/2009 của Bộ trưởng Bộ KH&CN hướng dẫn đánh giá, nghiệm thu đề tài KH&CN và dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước.

Thông tư này quy định việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm: Đề tài KH&CN cấp quốc gia; dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia; đề án khoa học cấp quốc gia; dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia; được áp dụng đối với các tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

Theo quy định, kinh phí đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ cấp quốc gia lấy từ ngân sách sự nghiệp KH&CN hàng năm được giao dự toán về Bộ chủ trì nhiệm vụ. Chi phí phát sinh để hoàn thiện các sản phẩm và tài liệu của nhiệm vụ cấp quốc gia theo yêu cầu của hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia do tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ tự trang trải.

Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ cấp quốc gia bao gồm:

1. Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ cấp quốc gia của tổ chức chủ trì theo Mẫu 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ.

3. Báo cáo về sản phẩm khoa học và công nghệ của nhiệm vụ.

4. Bản sao hợp đồng và thuyết minh nhiệm vụ.

5. Các văn bản xác nhận và tài liệu liên quan đến việc công bố, xuất bản, đào tạo, tiếp nhận và sử dụng kết quả nghiên cứu [nếu có].

6. Các số liệu [điều tra, khảo sát, phân tích…], sổ nhật ký của nhiệm vụ.

7. Văn bản xác nhận về sự thỏa thuận của các tác giả về việc sắp xếp thứ tự tên trong danh sách tác giả thực hiện nhiệm vụ.

8. Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của nhiệm vụ.

9. Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

10. Các tài liệu khác [nếu có].

Việc nộp hồ sơ thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng hoặc thời điểm được gia hạn hợp đồng [nếu có]. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến đơn vị quản lý nhiệm vụ, gồm: 01 bộ hồ sơ gốc [có dấu và chữ ký trực tiếp] và 01 bản điện tử [dạng PDF, không cài bảo mật].

- Đây là yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại dự thảo Thông tư quy định quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Theo dự thảo Thông tư, đề tài, đề án, dự án sản xuất thử nghiệm phải có tính cấp thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất, tập trung các vấn đề trọng tâm của ngành, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; không trùng lặp về nội dung với các nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đã và đang thực hiện. Riêng đối với đề tài kế thừa, nêu rõ kết quả đã đạt được ở giai đoạn trước và những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết tiếp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các công trình nghiên cứu trong ngành phải có tính thực tiễn

Từng đề tài phải có mục tiêu, sản phẩm rõ ràng; công nghệ hoặc sản phẩm khoa học công nghệ dự kiến: đảm bảo tính mới, tiên tiến so với sản phẩm khoa học công nghệ hiện có; có triển vọng tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả; được hoàn thành ở dạng mẫu để chuyển sang giai đoạn sản xuất thử nghiệm; có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế, tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích hoặc bằng bảo hộ; có địa chỉ tiếp nhận kết quả; có phương án khả thi để phát triển sản phẩm khoa học công nghệ.

Đối với dự án sản xuất thử nghiệm, công nghệ hoặc sản phẩm khoa học có xuất xứ từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã được hội đồng khoa học công nghệ [cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh] đánh giá, nghiệm thu và kiến nghị triển khai áp dụng hoặc kết quả khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích; đảm bảo tính ổn định ở quy mô sản xuất nhỏ và có tính khả thi trong ứng dụng hoặc phát triển sản phẩm ở quy mô sản xuất lớn; có cam kết đảm bảo nguồn lực tài chính ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện dự án.

Đối với đề án sản xuất thử nghiệm, kết quả nghiên cứu là những đề xuất hoặc dự thảo cơ chế chính sách, quy trình, quy phạm, văn bản pháp luật có đầy đủ luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ việc hoạch định và thực hiện chính sách phát triển của ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư cũng đưa ra các điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp chủ trì thực hiện đề tài, đề án, dự án sản xuất thử nghiệm. Cụ thể là:

Đối với tổ chức, phải có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của nhiệm vụ khoa học công nghệ. Đồng thời, không thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1- Đến thời điểm nộp hồ sơ chưa hoàn trả đầy đủ kinh phí thu hồi theo hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trước đây; 2- Không được tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn 1 năm nếu nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia chậm so với thời hạn kết thúc hợp đồng nghiên cứu trên 30 ngày mà không có ý kiến chấp thuận của Bộ khoa học công nghệ [đối với nhiệm vụ cấp quốc gia], Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [đối với nhiệm vụ cấp Bộ]; 3- Không được tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn 3 năm [từ thời điểm có kết luận của cơ quan có thẩm quyền] nếu có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện nhiệm vụ; không triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; 4- Không được tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn 2 năm nếu không thực hiện nghĩa vụ đăng ký, nộp lưu giữ các kết quả nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; không báo cáo ứng dụng kết quả của nhiệm vụ theo quy định.

Đối với cá nhân chủ nhiệm đề tài, đề án, dự án sản xuất thử nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau: Có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp và đang hoạt động cùng lĩnh vực có liên quan đến đề tài, dự án trong 5 năm gần nhất, tính đến thời điểm nộp hồ sơ; là người chủ trì hoặc tham gia chính xây dựng thuyết minh đề tài, đề án, dự án sản xuất thử nghiệm; có đủ khả năng trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức thực hiện và đảm bảo đủ thời gian để chủ trì thực hiện đề tài, đề án, dự án sản xuất thử nghiệm; đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ, đang làm chủ nhiệm không quá 1 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ hoặc cấp quốc gia.

Đồng thời, không thuộc một trong các trường hợp sau:

1- Không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian 1 năm nếu nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia bị dừng giữa chừng do nguyên nhân chủ quan của chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học công nghệ;

2- Không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian 2 năm nếu nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu cấp bộ, cấp quốc gia chậm so với thời hạn kết thúc hợp đồng nghiên cứu trên 30 ngày mà không có ý kiến chấp thuận của Bộ khoa học công nghệ [đối với nhiệm vụ cấp quốc gia], Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [đối với nhiệm vụ cấp Bộ], không thực hiện nghĩa vụ đăng ký, lưu giữ kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ đã được nghiệm thu;

3- Không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian 3 năm nếu nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia được đánh giá nghiệm thu ở mức “không đạt” kể từ thời điểm có kết luận của hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ, cấp quốc gia;

4- Không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian 5 năm [tính từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền] nếu nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia do mình làm chủ nhiệm có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện./.

Chủ Đề