Đánh giá máy xét nghiệm huyết học

Chúng tôi cung cấp dịch vụ kiểm định máy xét nghiệm huyết học. Quý khách có nhu cầu kiểm định máy xét nghiệm huyết học vui lòng liên hệ Hùng 0931798835 

Xét nghiệm huyết học hay còn gọi xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm kiểm tra, phân tích máu các thành phần của máu nhằm cung cấp những thông tin về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit, tỷ lệ của các tế bào máu đỏ với các thành phần huyết tương trong máu… Từ đó, các bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ phát hiện các rối loạn bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu hay các bệnh liên quan đến bạch cầu.

Phân loại Xét nghiệm huyết học: chia thành hai loại

Xét nghiệm công thức máu toàn phần

Đây là cách xét nghiệm hay gặp nhất khi thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm xác định các chỉ số từ đó chẩn đoán sức khỏe cũng như các bệnh lý phát sinh, tình trạng bệnh lý đã có.

Xét nghiệm sinh hóa máu

Dùng để đo lường thành phần các hóa chất trong máu để xác định nồng độ đường trong máu, xác định hàm lượng cholesterol, triglyceride, men gan, men AST, men ALT,…từ đó chẩn đoán tình trạng bệnh theo dõi và điều trị bệnh bằng những phương pháp thích hợp.

Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm huyết học

Trong xét nghiệm huyết học có bao gồm nhiều chỉ số khác nhau như RBC, WBC, HGB, HCT, MCHC,...

1. Chỉ số RBC - liên quan đến số lượng hồng cầu

Chỉ số hồng cầu ở người bình thường dao động trong khoảng từ 4.32 - 5.72 Tera/L [đối với nam giới] và khoảng 3.9 - 5.03 Tera/L [đối với nữ giới].

Vì vậy, nếu kết quả xét nghiệm thu được nằm ngoài những khoảng kể trên thì có thể là dấu hiệu của những vấn đề như:

  • Thiếu máu do giảm số lượng hồng cầu.
  • Mất nước hoặc mắc chứng tăng hồng cầu.

2. Chỉ số WBC - số lượng bạch cầu

Số lượng bạch cầu ổn định ở những người có tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường là từ 3.5 - 10.5 G/L. Do đó, nếu số lượng bạch cầu có sự tăng giảm bất thường thì có thể là do những bệnh lý sau:

  • Nhiễm virus [sốt xuất huyết,...], nhiễm khuẩn Gram âm nặng, suy tủy xương, dị ứng, sử dụng thuốc [aminopyrine, chloramphenicol, phenothiazin,...].
  • Số lượng bạch cầu tăng có thể do mắc các bệnh viêm nhiễm, bệnh máu ác tính hay các bệnh liên quan đến bạch cầu như: bệnh bạch cầu dòng tủy cấp/mạn, bệnh bạch cầu lympho cấp/ mạn, bệnh u bạch cầu,...

Kiểm tra số lượng bạch cầu với xét nghiệm huyết học

3. Chỉ số HB - lượng huyết sắc tố

Nếu kết quả xét nghiệm huyết học cho thấy lượng huyết sắc tố nằm trong khoảng 12.0 - 15.5 g/dl [đối với nữ] và 13.5 - 17.5 g/dl [đối với nam] thì được coi là bình thường.

Tuy nhiên, lượng huyết sắc tố HB có thể giảm ở những bệnh nhân bị thiếu máu - hệ quả của các phản ứng gây chảy máu, tan máu.

4. Chỉ số HCT - liên quan đến khối hồng cầu

Chỉ số HCT bình thường đối với nam giới là từ 42 - 47%, trong khí đối với nữ giới sẽ dao động từ 37 - 42%. Sự tăng giảm bất thường của chỉ số HCT có thể cho thấy các vấn đề như:

  • Chỉ số HCT giảm: với các trường hợp thiếu máu, mất máu hoặc đang thai nghén.
  • Chỉ số HCT tăng: ở những người mắc các bệnh rối loạn dị ứng, bệnh phổi có tắc nghẽn mạn tính, chứng tăng hồng cầu, chứng giảm lưu lượng máu, hay ở người thường xuyên hút thuốc lá,...

5. Chỉ số MCHC - nồng độ Hb trung bình tại hồng cầu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ số MCHC nếu được xác định dao động trong khoảng từ 32.0 - 36.0 g/dL thì giảm do một vài nguyên nhân như: thiếu máu, nghiện rượu, xơ gan, giảm folate, vitamin B12,...

6. Chỉ số EOS# - số lượng bạch cầu ái toan

Nếu kết quả kiểm tra thu được 0.0 - 0.7 Giga/L thì có thể kết luận:

  • Giảm do bệnh nhân đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc corticosteroid.
  • Tăng do nhiễm ký sinh trùng, phản ứng thuốc, dị ứng hay gặp phải một số bệnh về mạch máu - collagen, bệnh phù thần kinh - mạch, viêm mũi ưa bạch cầu ái toan nhưng không do dị ứng, rối loạn tăng sản tủy, hội chứng tăng bạch cầu ái toán cấp, nhạy cảm thuốc chống đông máu warfarin,...

Chỉ số EOS# trong xét nghiệm huyết học cho thấy số lượng bạch cầu ái toan

7. Chỉ số MON - số lượng bạch cầu mono

Chỉ số MON có ngưỡng an toàn dao động trong khoảng từ 0.1 - 0.4. Nếu kết quả xét nghiệm huyết học thu được chỉ số từ 0.0 - 0.9 Giga/L thì có thể hiểu ý nghĩa y học như sau:

  • Giảm thiếu máu do bệnh bạch cầu dòng lympho, do bất sản hoặc do sử dụng glucocorticoid.
  • Tăng ở những người bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng hay bệnh nhân bệnh bạch cầu do dòng monocyte, u tủy, u lympho hoặc các khối u khác.

Phân loại máy xét nghiệm huyết học

  • Theo công suất, tốc độ test: với các dòng máy có 1 buồng đếm thì tốc độ đếm và công suất sẽ thấp hơn phù hợp với các phòng khám nhỏ, đối với dòng máy có 2 buồng đếm sẽ phù hợp với cơ sở y tế lớn
  • Theo công nghệ: Có 2 công nghệ đo chính là công nghệ đo trở kháng và công nghệ đo laser. Công nghệ đo trở kháng phù hợp với phòng khám nhỏ, công nghệ laser có chi phí lớn hơn sẽ hợp với cơ sở y tế lớn.

Vì sao cần kiểm định máy xét nghiệm huyết học ?

Kiểm định máy xét nghiệm huyết học nhằm đáp ứng các nhu cầu sau:

+ Đảm bảo máy xét nghiệm huyết học hoạt động chính xác, có giá trị đo nằm trong phạm vi sai số cho phép phù hợp các yêu cầu về xét nghiệm.

+ Tuân thủ các quy định Nhà nước về quản lý, sử dụng thiết bị y tế: Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017 Ban hành Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học

Khi nào cần kiểm định máy xét nghiệm huyết học

Ba trường hợp cần kiểm định:

1. Kiểm định ban đầu là việc kiểm định lần đầu tiên đối với máy xét nghiệm huyết học trước khi đưa vào sử dụng.

2. Kiểm định định kỳ là việc kiểm định theo chu kỳ

3. Kiểm định sau sửa chữa là việc kiểm định đối với máy xét nghiệm huyết học thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Máy xét nghiệm huyết học được sửa chữa do không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định;

b] Chứng chỉ kiểm định [dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định] của máy xét nghiệm huyết học bị mất, bị hỏng hoặc hư hại khác nhưng cấu trúc và các đặc tính kỹ thuật đo lường của máy xét nghiệm huyết học không bị thay đổi so với mẫu đã được phê duyệt;

c] Theo kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền;

d] Người sử dụng máy xét nghiệm huyết học phát hiện dấu hiệu có khả năng máy xét nghiệm huyết học không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định và đề nghị kiểm định lại.

Quy trình kiểm định máy xét nghiệm huyết học

Quy trình kiểm định máy xét nghiệm huyết học gồm 4 bước chính:

Bước 1: Kiểm  tra bên ngoài:

1.1 Yêu cầu hồ sơ của thiết bị phải đầy đủ:

- Các hướng dẫn về vận hành, bảo quản, sử dụng;

- Các sơ đồ và các chi tiết cần cho việc kiểm định;

- Những hướng dẫn cho các ứng dụng y học đặc biệt.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật:

Thao tác thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thiết bị phải hoạt động ổn định, kết quả đo phải hiển thị rõ ràng.

Bước 3: Kiểm tra đo lường:

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định máy xét nghiệm huyết học

Máy xét nghiệm huyết học sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được niêm phong cơ cấu chỉnh và cấp cấp chứng chỉ kiểm định [tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định,...] theo quy định, cụ thể như sau:

- Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo đúng mẫu quy định.

- Dán tem niêm phong tại các vị trí tiếp giáp giữa hai nắp vỏ thiết bị.

- Dán tem kiểm định tại vị trí mặt thiết bị.

Thời hạn kiểm định máy xét nghiệm huyết học  12 tháng/lần

Kiểm định máy xét nghiệm huyết học

+ Có đầy đủ năng lực pháp lý

+ Kiểm định viên nhiều năm kinh nghiệm, thiết bị hiện đại

+ Giá cạnh tranh, dịch vụ chuyên nghiệp

Quý khách có nhu cầu kiểm định máy xét nghiệm huyết học vui lòng liên hệ Hùng 0931798835

Phan Hùng 

Hotline : 093 179 8835

Chủ Đề