Đánh giá viện hàn lâm khoa học công nghệ việt nam

Năm 2018 đánh đấu chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển của Viện Hóa học [Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam]. Nhìn lại chặng đường đã qua với những thành tích đã đạt được, các thế hệ cán bộ của Viện không khỏi tự hào, xúc động.

Ngày 16/9/1978, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 230/CP về việc thành lập Viện Hóa học trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam [nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam]. Trải qua các giai đoạn phát triển, đến nay Viện Hóa học đã khẳng định được vị thế của một viện nghiên cứu chuyên ngành hóa học hàng đầu của đất nước có tiềm lực về con người và cơ sở hạ tầng cùng với các trang thiết bị hiện đại.

GS Nguyễn Văn Tuyến - Viện trưởng Viện Hóa học phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Viện

Trong 40 năm qua, Viện đã chủ trì hàng nghìn đề tài nghiên cứu và triển khai công nghệ các cấp, nhiều công trình nghiên cứu đã được đưa vào ứng dụng trong sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao. Tính riêng trong 5 năm gần đây, Viện đã được giao thực hiện trên 500 đề tài, dự án nghiên cứu các cấp, công bố được 190 công trình trên các tạp chí quốc tế SCI và SCI-E, 655 công trình trên các tạp chí quốc gia, được cấp 2 bằng độc quyền sáng chế và 11 giải pháp hữu ích, xuất bản 4 giáo trình và sách tham khảo.

Các hướng nghiên cứu mũi nhọn hiện nay của Viện Hóa học: Hướng nghiên cứu về hóa sinh hữu cơ và khoa học sự sống; hướng nghiên cứu về vật liệu tiên tiến; hướng nghiên cứu về phân tích - môi trường - năng lượng.

Về nghiên cứu ứng dụng triển khai, Viện đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề thực tiễn và thu được nhiều kết quả nổi bật: Nghiên cứu thành công quy trình công nghệ sản xuất thép và vật liệu xây dựng không nung từ bùn đỏ trong quá trình sản xuất Alumin tại Tây Nguyên; chế tạo thành công thiết bị phân tích hàm lượng siêu vết thủy ngân phục vụ quan trắc môi trường và giám sát an toàn thực phẩm, tổng hợp vật liệu xử lý nước nhiễm Asen và kim loại nặng; tổng hợp thành công thực phẩm chức năng chống loãng xương, thiếu máu; tổng hợp thành công Nanocurcumin siêu hòa tan chuyển giao cho Công ty Dược phẩm CVI để bào chế các loại thực phẩm chức năng được người dùng đánh giá cao...

 Ngoài ra, Viện Hóa học đã có những đóng góp quan trọng giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh như hiện tượng hải sản chết bất thường tại một số tỉnh ven biển miền Trung từ sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thử nghiệm của Công ty Formosa Hà Tĩnh; sự cố y khoa đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Song song với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, Viện Hóa học cũng có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo cán bộ chuyên ngành Hóa học. Trong 5 năm trở lại đây, Viện đã đào tạo được 92 nghiên cứu sinh và 29 học viên cao học thuộc các chuyên ngành Hóa học khác nhau, trong đó có 30 tiến sĩ và 25 thạc sĩ đã bảo vệ và cấp bằng. Viện cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế, duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều nước trên thế giới.

Viện Hóa học đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Với những thành tích đạt được, tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, Viện Hóa học đã vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý Huân chương Lao động hạng Nhất, đánh dấu một mốc son mới trong lịch sử xây dựng và phát triển của Viện./.

Tiềm lực trang thiết bị
  • Kính hiển vi điện tử quét JSM-6510LV

    Khảo sát hình thái bề mặt mẫu và cấu trúc

  • Thiết bị phân tích nhiệt TG209F1

    Kiểm tra độ bền nhiệt của vật liệu, đo khả năng oxi hóa kim loại và phi kim ở nhiệt độ cao

  • Quang phổ hấp thụ nguyên tử iCE3500

    Phân tích các kim loại trong các mẫu môi trường, hoá học, đất, nước, dược phẩm, thực phẩm ở nồng độ ppb.

  • Thiết bị DMTA MCR302

    Đo tính chất lưu biến của các chất rắn ở dạng xoắn và dãn nở

  • Tủ thử nghiệm môi trường

    Tác động thông số nhiệt độ, độ ẩm lên các mẫu cần kiểm tra.

  • Tủ thử nghiệm Q-FOG CCT600

    Đang cập nhật

  • Máy quang phổ hồng ngoại Nicolet iS10

    Xác định các nhóm chức đặc trưng của vật liệu

  • Tủ thử nghiệm Ozone OTC-1

    Kiểm tra độ bền mầu của tơ sợi như Denim, kiểm tra độ phơi nhiễm ozone của cao su và vật liệu nhựa tổng hợp, kiểm tra độ nứt, gãy của các loại cáp khi phơi nhiễm ozone, kiểm tra độ phai [mất mầu] của giấy ảnh khi phơi nhiễm ozone

  • Máy đo điện hóa Biologic VSP-300

    Nghiên cứu điện hóa cơ bản, nghiên cứu ăn mòn, ăn mòn điểm, nghiên cứu pin, pin nhiên liệu, năng lượng tái tạo, nghiên cứu mạ điện, lớp phủ nghiên cứu sensor, nghiên cứu công nghệ Nano

  • Thiết bị đánh giá độ bền va đập Izod

    Thử nghiệm độ bền va đập của vật liệu như nhựa cứng bằng phương pháp Izod đáp ứng tiêu chuẩn ISO 180 và ASTM D256

  • Thiết bị phân tích TriStar II 3020

    Đo diện tích bề mặt và thể tích lỗ xốp của vật liệu với khí hấp phụ Nito

  • Máy quang phổ UV - Vis S80

    Đo bước sóng cố định, mật độ quang [Abs], độ truyền [%T], ....

  • Thiết bị phân tích công suất PPA5530

    Thiết bị đo và phân tích công suất 1 pha và 3 pha, đo công suất động cơ PWM, đo công suất ballast, đo công suất khởi động, đo công suất chờ, đo công suất của biến áp điện lực, Fluctuating Harmonic, đo chập chờn [flicker meter], đo hài xen TVF105 [TVF105 interharmonic]

Chủ Đề