Đâu không phải là tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời triết học Mác

+ Thuyết tế bào:Chủ yếu do hai nhà bác học người Đức là:Slây-Đen và Sa-Van-Nơ xây dựng năm [1838–1839],đã xác định rằng: cơ thể thực vật và động vật đều dotế bào tạo thành.Học thuyết này chỉ rõ sự thống nhất bên trongcủa sinh vật, chỉ ra con đường phát triển, tiến hóaphổ biến của cơ thể sống.Vì vậy, nó góp phần quan trọng vào sự khẳngđịnh quan niệm duy vật biện chứng về tính thống nhấtcủa sự sống trong những biểu hiện phong phú, đadạng, muôn vẻ của nó. + Thuyết Tiến hóa:Do Đác-Uyn, nhà bác học người Anh xây dựngvào năm 1859.Thuyết này đã chứng minh một cách khoa họcrằng: thế giới thực vật và động vật là kết quả tất yếucủa một quá trình tiến hóa lâu dài, trong đó các sinhvật phức tạp bậc cao đã hình thành từ các sinh vậtgiản đơn, bậc thấp; không phải theo ý định củathượng đế mà là do áp lực của quy luật chọn lọc tựnhiên.Học thuyết này cũng góp phần khẳng địnhquan điểm DVBC về thế giới. ĐÁC-UYNVÀ HỌC THUYẾT VỀSỰ TIẾN HÓA CỦACÁC LOÀI 1859 - Học thuyết nói trên không những khẳngđịnh mối liên hệ vận động, phát triển của cácdạng vật chất sống mà còn đập tan luậnđiểm cho rằng: chúa sáng tạo ra muôn loài,thượng đế sáng tạo ra con người.Như vậy: các phát minh khoa học nóitrên đã đặt cơ sở vững chắc cho quan điểmbiện chứng về thế giới. Đồng thời sự pháttriển của khoa học tự nhiên cũng đòi hỏi phảicó những khái quát mới về lý luận triết học,phải xây dựng phép biện chứng duy vật vớitính cách là một khoa học thật sự, giúp chokhoa học tự nhiên phát triển. • Tóm lại:Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác nói chungvà triết học Mác nói riêng là một tất yếukhách quan, nó bắt nguồn từ nhữngnguyên nhân kinh tế, xã hội và sự pháttriển của tư tưởng nhân loại trước đó.Khái quát kinh nghiệm của phong tràocông nhân và những thành tựu của khoahọc tự nhiên, kế thừa có phê phán nhữngtư tưởng triết học trước đó, Mác và ĂngGhen đã thực hiện bước ngoặt cách mạngtrong triết học, dẫn đến sự ra đời của triếthọc Mác II.GIAI ĐOẠN LÊNIN PHÁT TRIỂNTRIẾT HỌC MÁCV.I. Lênin[22/4/1870 - 21/l/1924] + Mác, Ăng-Ghen xây dựng học thuyếtcủa mình trong thời kỳ CNTB đang pháttriển.Dựa trên cơ sở phương pháp luận củachủ nghĩa DVBC, các ông đã có nhữngtiên đoán khoa học rất cơ bản về một xãhội mới.Song là những nhà khoa học Mác,Ăng-Ghen không có tham vọng phác họatất cả những gì chưa có tiền đề lịch sử. + Sau khi Mác, Ăng-Ghen mất, thời đại cónhiều biến đổi lớn lao, đặc biệt có hai biến đổi:- Chủ nghĩa Tư Bản đã phát triển thành chủnghĩa Đế quốc, dẫn đến những mâu thuẫnthời đại nảy sinh gay gắt.- Đây là thời kỳ khoa học tự nhiên có sự pháttriển rất mạnh mẽ, được gọi là thời kỳ cáchmạng trong khoa học tự nhiên [Tìm ra tia X,Cấu trúc nguyên tử, Điện tử, Phát hiện ra tínhphóng xạ của nguyên tố]

Triết học của C.Mác [1818 – 1883] và Ph.Ăngghen [1820 – 1895] là sự kế thừa những thành tựu vĩ đại của tư tưởng triết học từ thời cổ đại cho đến cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, của triết học Mác nói riêng là một quá trình, quá trình này có thể được chia thành hai giai đoạn cơ bản sau:
• Giai đoạn [1841 – 1844]: là giai đoạn hình thành dần dần các quan điểm triết học, sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học.
• Giai đoạn [1844 – 1848]: Khởi thảo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quá trình này hoàn thành vào năm 1848 với sự xuất hiện tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”.
• Giai đoạn [1848 – 1895]: Mác và Ăngghen bổ sung phát triển và hoàn thiện hệ thống, quan điểm triết học mác-xít. Giai đoạn này được chia thành ba thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất, Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển triết học thông qua tổng kết kinh nghiệm cách mạng tư sản [tháng 2/1848].
- Thời kỳ thứ hai, Mác và Ăngghen nghiên cứu các vấn đề kinh tế, viết bộ Tư bản từ những năm 40 và xuất bản năm 1867.
- Thời kỳ thứ ba, Mác và Ăngghen bổ sung, phát triển và hoàn thiện triết học và chủ nghĩa Mác, làm cho chủ nghĩa Mác trở thành hệ tư tưởng thống trị trong phong trào công nhân.
Triết học Mác ra đời trong những điều kiện lịch sử giữa thế kỷ XIX. Nó là kết quả của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và sự phát triển của khoa học nói chung, trong sự phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội của thế kỷ XIX và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đang diễn ra mạnh mẽ ở thời kỳ đó.
1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã khẳng định được vị thế của mình và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng. Điều này thể hiện ở chỗ:
• Thứ nhất, sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa mới tạo ra điều kiện thực tiễn tuyệt đối cần thiết cho sự thoát khỏi lý tưởng không tưởng xã hội chủ nghĩa cho chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, bởi lẽ, chính sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa mới tạo ra cơ cở vật chất – kỹ thuật cho việc thực hiện những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản.
• Thứ hai, chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn, lý luận, chính trị, xã hội... đòi hỏi các nhà lý luận phải giải trả lời, nghĩa là nó kích thích cho các trào lưu tư tưởng triết học ra đời trong đó có triết học Mác.
• Thứ ba, chính sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa làm cho giai cấp công nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng phát triển chuyển từ tự phát lên tự giác. Từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị, điển hình như cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Liông [Pháp – 1831], khởi nghĩa của thợ dệt ở Xilêdi [Đức – 1844], Phong trào Hiến chương ở Anh [Từ năm 1836 đến năm 1847]. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi hỏi phải có một lý luận khoa học, cách mạng dẫn đường, trong khi đó có rất nhiều các trào lưu tư tưởng phản khoa học tìm cách len lỏi vào phong trào công nhân. Điều này đã thúc đẩy cho sự ra đời của triết học Mác. Có thể nói, sự xuất hiện của giai cấp công nhân trên vũ đài lịch sử cùng với cuộc đấu tranh mạnh mẽ của họ là điều kiện chính trị - xã hội quan trọng nhất thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.
2. Tiền đề về khoa học tự nhiên
Bước sang đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên có bước phát triển vượt bậc, đã chuyển từ trình độ thực nghiệm lên trình độ lý luận, đặc biệt xuất hiện nhiều phát minh khoa học vạch thời đại, có ảnh hưởng to lớn đến sự ra đời của triết học Mác:
• Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Mikhail Vasilyevich Lomonosov [8/11/1711 – 4/4/1765] và Antoine Lavoisier [26/8/1743 – 8/5/1794].
• Thuyết tế bào của Theodor Schwann [sinh ngày 7/12/1810, Neuss, Đức; mất ngày 11/1/1882, Köln, Đức] và Matthias Schleiden [1804-1881]. Chứng minh sự thống nhất về mặt kết cấu sinh học của thế giới hữu sinh.
• Học thuyết tiến hóa của Charles Darwin [12/2/1809 – 19/4/1882] là học thuyết cho rằng sự sống của sinh vật chịu tác động dưới một áp lực gay gắt gọi là chọn lọc tự nhiên. Chứng tỏ có sự phát triển từ thế giới vô cơ. Giữa các loài sinh vật với giới tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ. Đó là kết quả của sự tiến hóa tự nhiên. Bác bỏ quan điểm tôn giáo, thần học về loài người, nguồn gốc loài người.
Ý nghĩa của các định luật và học thuyết đối với sự hình thành và phát triển triết học Mác: Khoa học đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của nó.
3. Tiền đề lý luận
• Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh với những lý luận kinh tế quan trọng của A.X-mít [1723-1790] và Đ.Ri-các-đô [1772 – 1823]. Hai ông đã có những đóng góp quan trọng cho lý luận về kinh tế. Đặc biệt, đã chỉ ra nguồn gốc của giá trị. Tuy nhiên, hai ông chưa chỉ ra được nguồn gốc của giá trị thặng dư. Mác – Ăngghen trên cơ sở kế thừa những giá trị trong học thuyết của hai ông đã chỉ ra được nguồn gốc của giá trị thăng dư – một cơ sở khoa học để phân tích, giải thích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội tư bản chủ nghĩa, làm cơ sở khoa học cho quan niệm duy vật về lịch sử của Mác.
• Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh Ximông [1760 - 1825] và Sáclơ Phuriê [1772 –1837]. Hai ông đã có nhiều đóng góp cho lý luận về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt hai ông đã chứng minh được hai điểm quan trọng:
- Một là, cần phải đập tan nhà nước tư sản;
- Hai là, có thể đập tan được nhà nước tư sản.
Tuy nhiên, hai ông cũng còn nhiều hạn chế, nhưng hạn chế cơ bản nhất là tính không tưởng trong lý luận của các ông. Mác – Ăngghen trên cơ sở tiếp thu những giá trị tích cực, khắc phục tính không tưởng, tổng kết phong trào công nhân, tổng kết thực tiễn lịch sử, đã chỉ ra rằng muốn xóa bỏ nhà nước tư sản phải bằng con đường cách mạng vô sản và thay thế nó bằng nhà nước vô sản kiểu mới.
• Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hê-ghen [1770-1831] và Phoiơbắc [1804-1872], là nguồn gốc lý luận trực tiếp.
- Với triết học Hêghen thì giá trị hạt nhân hợp lý là phép biện chứng, nhưng hạn chế lớn nhất ở Hêghen là thế giới quan duy tâm khách quan.
- Với Phoiơbắc, giá trị lớn nhất trong tư tưởng của ông là thế giới quan duy vật nhân bản. Nhưng hạn chế lớn nhất của ông là tính chưa triệt để, máy móc, siêu hình.
Mác – Ăngghen kế thừa phép biện chứng của Hêghen, cải tạo nó, khắc phục tính chất duy tâm, thần bí và đặt nó trên nền tảng thế giới quan duy vật. Đồng thời Mác – Ăngghen kế thừa thế giới quan duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính chất siêu hình, máy móc, tính không triệt để của nó và làm giàu chủ nghĩa duy vật này bằng phép biện chứng. Trên cơ sở đó, Mác – Ănghen sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng.
4. Nhân tố chủ quan
• Ngoài những điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề khoa học tự nhiên và lý luận, thì sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng không thể thiếu nhân tố chủ quan của bản thân Mác và Ăngghen. Đó là sự thông minh hơn người của các ông. Đã vậy, hai ông lại cần cù, chịu khó, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. Nhờ những tố chất ấy hai ông đã kế thừa được toàn bộ tinh hoa trong lịch sử tư tưởng nhân loại, tổng kết được những thành tựu của khoa học đương đại, tổng kết phong trào công nhân để cho ra đời một chủ nghĩa Mác – ngọn cờ lý luận của giai cấp công nhân - hoàn bị trong cả lĩnh vực tự nhiên và lĩnh vực xã hội.
• Cùng với sự thông minh, tinh thần làm việc không mệt mỏi là tình yêu thương con người hết mình của hai ông và quyết tâm hy sinh vì con người, là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.
Tóm lại: Triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân đòi hỏi phải có lý luận mới soi đường mà còn vì những tiền đề cho sự ra đời lý luận mới đã được nhân loại tạo ra.

Nguồn: Giáo trình

Video liên quan

Chủ Đề