Đau lòng bàn chân khám ở đâu

Bàn chân thường xuyên phải gánh chịu sức nặng của cơ thể khi đứng cũng như khi đi, đặc biệt là trong thời gian các vận động viên thi đấu thể thao. Sự chịu đựng này càng tăng nhiều hơn khi người đi, đứng không đúng thế hoặc mang những đôi giày không thích hợp. Cảm giác đau có thể tới từ da, cơ bắp, gân, khớp, dây thần kinh hoặc mạch máu.

Có nhiều nguyên nhân làm bàn chân đau: thế đứng không đúng làm sức nặng thân người đè lên một điểm lệch với trọng tâm ở chân hoặc do bị viêm, nhiễm trùng, bị bệnh thấp khớp, đau dây thần kinh hoặc nghẽn mạch máu. Đau bàn chân có thể còn do bị chấn thương, trật khớp…

Ngoài những trường hợp có thể chẩn đoán được, còn có một số khác chưa biết rõ nguyên nhân.

Đau bàn chân mãn tính có thể là triệu chứng của các bệnh sau đây:

  • Bệnh của mạch máu: viêm tắc động mạch, hội chứng Renaul [co mạch], u cuộn mạch… có thể phát hiện bằng siêu âm mạch máu hoặc chụp hình động mạch.
  • Bệnh của dây thần kinh: viêm thần kinh ngoại biên, chèn ép các thần kinh [hội chứng đường hầm: Jogger’s foot, Tarsal tunnel syndrome], đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm… thường kèm với tê, di cảm, teo cơ… có thể phát hiện được trên đo điện cơ [EMG].
  • Bệnh thuộc xương – khớp: viêm khớp [viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gout, viêm khớp do quá tải…], thoái hóa khớp [mòn khớp: khớp bàn- ngón chân, khớp bàn – cổ chân], nứt xương do mỏi… cần xét nghiệm máu, chụp CT scan hoặc MRI để phát hiện.
  • Bệnh gân cơ, dây chằng: đau do quá tải trên gân cơ, viêm cân gan chân…

Các trường hợp đau bàn chân kéo dài mà không điều trị khỏi thường do bỏ sót hoặc nhầm lẫn các bệnh sau:

  • Bệnh u thần kinh gian ngón chân [có tên riêng là bệnh Morton]: Thường đau ở kẽ xương bàn 3-4, u thần kinh này nằm giữa hai đầu xương bàn chân, dễ bị chèn ép, do đó rất đau khi đi lại hoặc mang dép giày chật hay cao gót.
  • Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới nhưng hay gặp ở người chạy nhảy nhiều hoặc vận động viên điền kinh. Khám phát hiện khi ấn vào giữa hai xương bàn chân đau chói hoặc đau khi ép các ngón chân với nhau.
  • Bệnh hoại tử chỏm xương bàn chân [bệnh Freiberg’s infraction]: Thường gặp ở nữ, đau ở vùng bàn chân trước, đau khi đi nhiều, chạy nhảy, giảm khi nghỉ ngơi. Bệnh do chỏm xương bàn chân bị thiếu máu nuôi và hoại tử dần.
  • Mặc dù X quang giai đoạn đầu thường không phát hiện gì, nhưng bệnh sẽ diễn tiến làm biến dạng hoặc đơ cứng khớp làm hạn chế đi lại. Để chẩn đoán sớm cần chụp CT scan hoặc MRI.
  • Chồi xương ở khớp cổ chân: Thường gặp ở người lớn tuổi do khớp thoái hóa hoặc ở người trẻ đi lại nhiều làm khớp quá tải.
  • Chụp X quang có thể thấy khe khớp hẹp lại, mọc chồi xương ở bờ trước khớp cổ chân [xương chày]. Khi đi lại, chồi xương này cấn vào xương cổ chân phía dưới [xương sên] gây đau.

Điều trị các bệnh trên không chỉ dùng thuốc mà cần phối hợp giảm vận động chạy nhảy, điều chỉnh – độn lót giày dép, tập vật lý trị liệu. Một số trường hợp dùng corticoid chích tại chỗ cho kết quả rất tốt…

Các trường hợp tổn thương rõ ràng hoặc điều trị như trên thất bại thì cần phẫu thuật để điều trị triệt để.

Tóm lại, đau bàn chân là biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau và việc điều trị cũng có thể rất đơn giản như uống thuốc đến phức tạp như phải phẫu thuật.

Người đau cần biết nhận xét về hiện tượng đau của mình để nói lại với bác sĩ như: đau ở điểm nào, đau thế nào [đau nhói, đau ê ẩm…] đau khi nào [khi đi hay khi nghỉ…] để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác thì điều trị đúng mới mau khỏi.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đau nhói ở lòng bàn chân. Tuy nhiên hầu hết đều liên quan đến dây thần kinh và cơ bàn chân. Thông thường cơn đau có thể nhanh chóng thuyên giảm khi nghỉ ngơi, chườm lạnh và hạn chế áp lực lên chân tổn thương. Trong nhiều trường hợp khác, người bệnh cần dùng thuốc kết hợp bài tập kéo giãn hoặc phẫu thuật để điều trị.

ĐỌC NGAY: VTV2 đưa tin ĐÃ CÓ bài thuốc quý điều trị dứt điểm mọi vấn đề xương khớp 

Bị đau nhói ở lòng bàn chân do đâu? Các nguyên nhân thường gặp và hướng dẫn cách trị

Dựa trên giải phẫu học, cấu tạo của bàn chân khá phức tạp. Mỗi bàn chân gồm 26 xương, 30 khớp, dây chằng, gân và gần 100 cơ. Sự kết nối của các bộ phận cho phép bàn chân cân bằng trọng lượng và hấp thụ lực từ các bước đi. Đồng thời giúp đứng thẳng và thực hiện các hoạt động sinh hoạt.

Tuy nhiên do chịu nhiều áp lực và có cấu trúc phức tạp nên lòng bàn chân dễ bị tổn thương kèm theo cảm giác đau nhói khi có yếu tố tác động. Mặt khác, nếu có biến chứng hoặc chấn thương ở chân, tình trạng kích ứng và đau bàn chân có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi người bệnh đứng.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đau nhói ở lòng bàn chân:

Viêm cân gan bàn chân là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhân bị đau nhói ở lòng bàn chân. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng mô dọc theo vòm chân, kết nối xương gót chân với ngón chân [cơ bàn chân] bị viêm.

Tình trạng viêm khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhói ở gót chân hoặc/ và phần dưới. Cơn đau thường sắc nét và nặng nề nhất khi đứng lên và bước đi sau khi ngủ dậy. Thông thường người bệnh sẽ được dùng thuốc kết hợp chăm sóc, vật lý trị liệu để điều trị.

Bị đau nhói ở lòng bàn chân thường do viêm cân gan bàn chân gây tổn thương dảy mô dọc theo vòm chân

Đau cổ chân được xác định là nguyên nhân tiềm ẩn khiến bệnh nhân bị đau nhói ở lòng bàn chân. Đối với trường hợp này, đau và viêm sẽ bắt đầu từ bóng bàn chân, sau đó lan rộng xuống vòm chân.

Bất cứ ai cũng có thể bị đau cổ chân. Tuy nhiên cơn đau sẽ phổ biến hơn ở những người thường xuyên vận động mạnh khiến lòng bàn chân căng thẳng. Cụ thể như vận động viên chạy, nhảy xa hoặc nhảy cao. Thông thường đau bàn chân sẽ biến mất sau vài ngày nghỉ ngơi.

U thần kinh Morton là vị trí mà những dây thần kinh của bàn chân bị tổn thương hoặc kích thích. Điều này khiến mô xung quanh các dây thần kinh dày lên kèm theo cảm giác đau nhói và tê ở ngón chân, lòng bàn chân.

Các triệu chứng nhận biết u thần kinh Morton gồm đau nhói, tê, bỏng rát, sờ thấy cục u nhỏ hoặc cảm giác như có cục u dưới bàn chân.

Bong gân cũng là nguyên nhân gây đau nhói ở lòng bàn chân. Đây là tình trạng rách hoặc căng giãn quá mức của dây chằng sau chấn thương hoặc do chịu nhiều áp lực. Điều này khiến bệnh nhân bị đau ở lòng bàn chân, đôi khi đau toàn bộ bàn chân kèm theo bầm tím và sưng to.

Gãy xương bàn chân có thể là nguyên nhân gây đau nhói ở lòng bàn chân. Đây là tình trạng nứt/ gãy hoàn toàn một trong các xương thuộc bàn chân. Gãy xương thường xảy ra khi có va đập mạnh, chấn thương hoặc bàn chân chịu một lực lớn.

Đối với trường hợp gãy xương, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức nặng nề, đau thấu trong xương ngay khi tổn thương xảy ra. Điều này khiến người bệnh co rút chân, không thể cử động và đứng dậy. Cơn đau thường kèm theo sưng và bầm tím sau khi xương gãy.

Gãy xương do căng thẳng hoặc va đập mạnh, chấn thương là nguyên nhân gây sưng to và đau nhói ở lòng bàn chân

Bệnh nhân có thể bị đau nhói ở lòng bàn chân do bệnh lý thần kinh ngoại biên. Đối với trường hợp này hệ thống dây thần kinh kết nối ngón chân và bàn chân với não bị kích ứng, hoạt động sai hoặc tổn thương. Từ đó tạo ra những cơn đau nhức nghiêm trọng, phức tạp và khó kiểm soát.

Đau nhức do bệnh lý thần kinh ngoại biên thường xảy ra do bệnh tật và chấn thương. Hầu hết các trường hợp đều bị đau kèm theo cảm giác bỏng rát, ngứa ran và khó chịu như dao đâm.

Cảm giác đau nhói có thể xảy ra khi lòng bàn chân nổi mụn cóc. Bệnh lý này khiến cấu trúc bên trong da thay đổi, làm một hoặc nhiều mảng da dưới lòng bàn chân bị khô và gồ lên dạng nốt.

Mụn cóc nổi trên những điểm chịu lực khiến lòng bàn chân đau nhói khi đứng lâu hoặc đi bộ. Để điều trị, người bệnh cần tiến hành tiểu phẫu loại bỏ mụn cóc.

Dây thần kinh chày sau ở mắt cá chân, đi qua ống xơ xương. Sau đó phân chia thành dây thần kinh gan chân trong và dây thần kinh gan chân ngoài. Chúng có nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu từ bàn chân, ngón chân đến não và ngược lại.

Hội chứng đường hầm cổ chân là tình trạng đau nhức dọc theo đường đi của dây thần kinh chày sau. Cơn đau thường nghiêm trọng, khó kiểm soát và lan tỏa toàn bộ lòng bàn chân.

Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh trong đường hầm cổ chân bị tổn thương do chèn ép. Thông thường đau lòng bàn chân do hội chứng đường hầm cổ chân kèm theo cảm giác châm chích, tê bì, ngứa ran và khó chịu.

Căng cơ ở bàn chân xảy ra khi các cơ thuộc bàn chân bị căng giãn quá mức do chấn thương, bàn chân lật vào trong khi vận động, lòng bàn chân chịu áp lực lớn. Tình trạng này khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhói ở lòng bàn chân kèm theo co cứng, sưng, khó cử động. Tuy nhiên cơn đau có thể nhanh chóng thuyên giảm khi dùng thuốc hoặc chườm lạnh và nghỉ ngơi.

Căng cơ ở bàn chân khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhói kèm theo co cứng, sưng cổ chân và lòng bàn chân, khó cử động

Ở những người bình thường, vòm chân sẽ có cấu tạo hình cung. Điều này giúp áp lực từ trọng lượng được phân bố đều ở cả hai bên. Đồng thời giúp con người đứng vững và thực hiện linh hoạt các hoạt động.

Đối với những bệnh nhân có dị tật bàn chân bẹt, vòm chân sẽ có cấu tạo như một mặt phẳng. Từ đó khiến các xương ở cẳng chân xoay chuyển, khớp háng và cột sống bị lệch, cơ thể mất cân bằng. Điều này tạo ra cơn đau ở lòng bàn chân, mắt cá và nhiều vị trí khác của cơ thể.

Bị đau nhói ở lòng bàn chân có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác, bao gồm:

  • Biến chứng thần kinh ở bệnh nhân bị tiểu đường
  • Chấn thương lòng bàn chân
  • Thường xuyên mang giày cao gót, giày có đế cứng hoặc quá nhỏ
  • Viêm khớp
  • Đau khớp bàn ngón chân
  • Vòm chân cao
  • Thừa cân béo phì

Cơn đau ở lòng bàn chân thường chỉ thoáng qua và có thể không cần điều trị y tế. Tuy nhiên nếu đau liên tục vài ngày hoặc đau nhức dữ dội làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng.

Ngoài ra người bệnh cũng nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi:

  • Cơn đau tái phát hoặc ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
  • Cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 tuần điều trị tại nhà.
  • Đau ở lòng bàn chân kèm theo mất cảm giác hoặc ngứa ran.
  • Buồn nôn, chóng mặt, sưng hoặc sốt có liên quan đến cơn đau ở lòng bàn chân
  • Bị tiểu đường. Bởi những vấn đề ở chân thường nặng nề hơn đối với những bệnh nhân bị tiểu đường.
  • Đau nhức nghiêm trọng ở lòng bàn chân sau một chấn thương hoặc tai nạn.
Thăm khám nếu đau liên tục vài ngày, đau dữ dội làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại hoặc cơn đau ngày càng trở nên tồi tệ

Để chẩn đoán nguyên nhân gây đau nhói ở lòng bàn chân, bác sĩ sẽ bắt đầu thăm khám sức khỏe, xác định mức độ đau và độ nhạy cảm của lòng bàn chân. Thông thường người bệnh sẽ được yêu cầu mô tả triệu chứng khi bác sĩ chạm vào chân, yêu cầu đi lại và duỗi các ngón chân.

Ngoài ra trong thời gian thăm khám, bác sĩ sẽ quan sát, tìm kiếm những biểu hiện bên ngoài như sưng tấy, viêm, bầm tím, các chấn thương, móng chân mọc ngược… để góp phần chẩn đoán nguyên nhân gây đau.

Sau khi khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán để quan sát xương, khớp và mô mềm trong bàn chân. Từ đó xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả.

Một số kỹ thuật chẩn đoán thường được chỉ định:

Thông thường những người bị đau nhói ở lòng bàn chân sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc, dùng liệu pháp hoặc thuốc trong 2 tuần trước khi áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.

Một số biện pháp chăm sóc có thể giúp bạn giảm đau hiệu quả, bao gồm:

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhói ở lòng bàn chân sau chấn thương, đau do viêm và bong gân. Biện pháp này có tác dụng giảm viêm, sưng và đau nhức hiệu quả. Hướng dẫn: Dùng khăn bông hoặc túi vải chứa đầy đá lạnh, đặt lên lòng bàn chân trong 15 phút, mỗi ngày 4 lần.
  • Nghỉ ngơi: Đối với chân, người bệnh cần tránh đi lại, vận động nhiều hoặc thực hiện những động tác làm tăng áp lực lên bàn chân đau. Thay vào đó, người bệnh nên nghỉ ngơi, đặt một chiếc gối dưới mắt cá để nâng chân đau cao hơn tim. Điều này giúp hỗ trợ giảm đau và hạn chế tổn thương tiến triển.
  • Cố định chân: Nẹp chân có thể được sử dụng để cố định bên chân đau trong khi ngủ và nghỉ ngơi. Biện pháp này giúp ổn định cấu trúc khớp, cơ và dây chằng, hạn chế những hoạt động làm tăng tổn thương. Đồng thời cải thiện cơn đau hiệu quả.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bệnh nhân bị đau nhói ở lòng bàn chân được khuyên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có thể duy trì hệ xương khắc khỏe, tăng độ dẻo dai của cơ, dây chằng. Đồng thời tăng khả năng chống viêm và làm dịu cơn đau. Ngoài ra nước chanh, thực phẩm có nghệ và chất chống oxy hóa cũng được khuyên bổ sung hàng ngày. Vì những loại thực phẩm này có thể giúp giảm viêm cho cơ thể, hạn chế triệu chứng sưng nóng ở lòng bàn chân.
  • Bài tập kéo giãn: Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn một số bài tập kéo giãn cho bệnh nhân bị đau nhói lòng bàn chân do viêm gan bàn chân. Biện pháp này giúp cải thiện độ chắc khỏe và dẻo dai cho cơ, xương. Đồng thời ổn định khớp, giúp giảm đau và tăng khả năng vận động cho bệnh nhân.
Thường xuyên thực hiện các bài tập kéo giãn để giảm đau nhức, cải thiện độ chắc khỏe và độ dẻo dai cho cơ, xương

Xoa bóp và châm cứu có thể được thực hiện trong quá trình điều trị đau ở lòng bàn chân.

  • Xoa bóp: Nhẹ nhàng xoa bóp lòng bàn chân giúp tăng lưu thông máu, đả thông kinh mạch, giảm đau nhức, co cứng và khó chuyển động bàn chân. Vì thế biện pháp này nên được thực hiện mỗi ngày 15 phút để cải thiện cơn đau.
  • Châm cứu: Một số nghiên cứu cho thấy, liệu pháp châm cứu giúp giảm đau lòng bàn chân hiệu quả, đặc biệt là đau do viêm cân gan chân. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp giảm đau tạm thời và cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao.

Nếu cơn đau không thuyên giảm sau nhiều ngày chăm sóc và trị liệu, bệnh nhân có thể được yêu cầu điều trị với những loại thuốc sau:

  • Tylenol [acetaminophen]: Tylenol được dùng phổ biến cho những người bị đau nhói ở lòng bàn chân. Đây là thuốc giảm đau không kê đơn, có tác dụng giảm đau, sưng và hạ sốt.
  • Thuốc chống viêm không steroid [NSAID]: NSAID được dùng cho những trường hợp có cơn đau nghiêm trọng hơn. Thuốc này có tác dụng giảm đau [ở mức trung bình] và điều trị sưng viêm.
  • Thuốc giảm đau nhóm Opioid: Một số thuốc giảm đau nhóm Opioid như Oxycodone hoặc Hydrocodone được dùng cho những cơn đau nặng và có biến chứng bàn chân nghiêm trọng. Thuốc có khả năng giảm đau nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên Opioid chỉ được dùng khi cần thiết và dùng theo quy định để tránh nghiện.
  • Tiêm cortison: Tiêm cortison sẽ được chỉ định nếu điều trị bảo tồn thất bại ở những bệnh nhân bị u thần kinh và viêm cân gan chân. Thuốc này có tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh.
Sử dụng các thuốc giảm đau và chống viêm nếu cơn đau không thuyên giảm sau nhiều ngày chăm sóc và trị liệu

Với mong muốn mang tới giải pháp điều trị dứt điểm đau nhói ở lòng bàn chân, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc đặc trị Quốc dược Phục cốt khang. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang phát triển từ cốt thuốc xương khớp của đồng bào dân tộc Tày – Bắc Kạn cùng hàng chục bài thuốc cổ phương quý. Quá trình phân tích, nghiên cứu được thực hiện bài bản dưới sự hỗ trợ đắc lực của khoa học hiện đại. 

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được phối chế đỉnh cao tạo công thức ĐỘC ĐÁO gồm 3 nhóm thuốc BỔ THẬN – GIẢI ĐỘC – ĐẶC TRỊ cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ:

  • QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN: Loại bỏ phong – hàn – thấp – nhiệt, những căn nguyên gây đau nhức xương khớp, điều trị dứt điểm triệu chứng đau nhói ở lòng bàn chân. Đồng thời, nhóm thuốc bổ sung canxi, tăng cường dưỡng chất giúp tái tạo sụn khớp tự nhiên, phục hồi vận động. 
  • QUỐC DƯỢC BỔ THẬN HOÀN: Nhóm thuốc bổ thận, nâng cao vinh vệ, mạnh gân cường cốt.
  • QUỐC DƯỢC GIẢI ĐỘC HOÀN: Tinh chất thảo dược thẩm thấu giải độc, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể, giảm đau nhức hiệu quả. 

Xem thêm: Sự đột phá của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang trong điều trị bệnh xương khớp

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được gia giảm thành phần linh hoạt dựa theo thể trạng, căn nguyên gây bệnh. Bài thuốc hiệu quả với mọi thể đau nhói ở lòng bàn chân: đau do viêm gân bàn chân, đau do bong gân, đau cổ chân,…

Quốc dược Phục cốt khang chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO nên an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Nhiều thượng dược xương khớp góp mặt trong bài thuốc như Kê huyết đằng, Phác mạy liến, Co bát vạ, Cây tào đông,…

Bảng thành phần sở hữu nhiều bí dược quý hiếm lần đầu tiên được ứng dụng

Theo thống kê, trên 95% bệnh nhân xương khớp dứt điểm đau nhức, phục hồi vận động sau 1 liệu trình từ 2 – 3 tháng điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Người bệnh cảm nhận rõ hiệu quả theo từng giai đoạn. 

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, phác đồ xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống bảo chứng và giới thiệu là giải pháp điều trị bệnh xương khớp HOÀN CHỈNH và AN TOÀN nhất hiện nay.

Xem chi tiết qua Video sau:

Phản hồi của bác Trình Thị Thúy Điều [65 tuổi] điều trị KHỎI HẲN viêm khớp cổ chân sau thời gian ngắn sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Từng bị đau không nhấc được chân vì tràn dịch khớp gối, thoái hóa khớp, bác Trịnh Thị Sánh [Mỹ Đức, Hà Nội] đã dứt điểm đau nhức, đi lại bình thường sau 1 tháng sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Lắng nghe chia sẻ của bác Sánh qua Video dưới đây:

Xem thêm: Phản hồi của bệnh nhân khắp cả nước về hiệu quả bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang

Để được tư vấn chi tiết về phác đồ điều trị đau nhói ở lòng bàn chân, người bệnh vui lòng liên hệ tới các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

CHIA SẺ VẤN ĐỀ XƯƠNG KHỚP BẠN GẶP PHẢI ĐỂ GẶP CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hiện nay, một số sản phẩm tốt cho xương khớp và sức khỏe được chuyên gia khuyên dùng hàng đầu mà bạn đọc có thể tham khảo như: 

Viên uống Hoạt huyết Phục cốt hoàn 

Sản phẩm bào chế từ thảo dược quý thiên nhiên đảm bảo tiêu chuẩn GACP kết hợp quy trình đóng gói khép kín đảm bảo tính an toàn cao. Đặc biệt về công dụng, sản phẩm vừa đẩy lùi, vừa phòng ngừa các bệnh về xương khớp từ đó góp phần trả lại cuộc sống bình thường cho người bệnh.

Công dụng: 

  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng các bệnh lý liên quan đến sức khỏe xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, đau khớp, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp…
  • Bổ sung chất nhầy dịch khớp giúp tăng hiệu quả hoạt động khớp, tái tạo sụn khớp từ đó thúc đẩy khớp khỏe mạnh và vận động linh hoạt.
  • Cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch cho cơ thể từ đó vừa cải thiện, vừa phòng ngừa các bệnh về xương khớp.

Giá bán tham khảo: Hoạt huyết Phục cốt hoàn hiện nay đang được bán với giá 750.000đ và được phân phối chính hãng tại siêu thị DrVitamin với SIÊU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT đang chờ bạn săn đón.

Một thủ thuật có thể được chỉ định cho những bệnh nhân bị đau nhói lòng bàn chân do mụn cóc. Phương pháp này giúp loại bỏ phần da tổn thương, kích thích tái tạo tế bào mới. Từ đó điều trị và ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Phẫu thuật ít khi được chỉ định cho những trường hợp đau lòng bàn chân do viêm, chấn thương, u thần kinh, bệnh lý thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên phương pháp này có thể cần thiết cho những người bị gãy xương, dây thần kinh bị chèn ép và thất bại trong điều trị bảo tồn.

Mặc dù xảy ra bởi nhiều nguyên nhân nhưng hầu hết các trường hợp bị đau nhói ở lòng bàn chân đều có đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn. Vì thế để sớm khắc phục tình trạng, người bệnh nên thăm khám và áp dụng các phương pháp thích hợp ngay khi cơn đau xuất hiện. Bệnh nhân không nên chậm trễ trong quá trình điều trị để tránh đau mãn tính và phát sinh những vấn đề nghiêm trọng hơn.

CHIA SẺ VẤN ĐỀ XƯƠNG KHỚP CỦA BẠN ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề