Đề bài - bài 6.2 phần bài tập bổ sung trang 106 sbt toán 9 tập 2

Cho đường tròn tâm \[O\] bán kính \[R\] và điểm \[A\] [khác \[O\]] ở trong đường tròn đó. Một đường thẳng \[d\] thay đổi, luôn đi qua \[A,\] cắt đường tròn đã cho tại hai điểm là \[B\] và \[C.\] Tìm quỹ tích trung điểm \[I\] của đoạn thẳng \[BC.\]

Đề bài

Cho đường tròn tâm \[O\] bán kính \[R\] và điểm \[A\] [khác \[O\]] ở trong đường tròn đó. Một đường thẳng \[d\] thay đổi, luôn đi qua \[A,\] cắt đường tròn đã cho tại hai điểm là \[B\] và \[C.\] Tìm quỹ tích trung điểm \[I\] của đoạn thẳng \[BC.\]

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ta sử dụng kiến thức:

Muốn chứng minh quỹ tích [tập hợp] các điểm \[M\] thỏa mãn tính chất \[\tau\] là một hình\[{\rm H}\]nào đó, ta phải chứng minh hai phần:

Phần thuận:Mọi điểm có tính chất \[\tau\] đều thuộc hình \[\rm H.\]

Phần đảo:Mọi điểm thuộc hình \[\rm H\] đều có tính chất \[\tau.\]

Kết luận:Quỹ tích [hay tập hợp] các điểm \[M\] có tính chất \[\tau\] là hình \[\rm H.\]

Thông thường với bài toán "Tìm quỹ tích..." ta nên dự đoán hình \[\rm H\] trước khi chứng minh:

+] Tập hợp các điểm \[M\] tạo với hai mút của đoạn thẳng \[AB\] cho trước một góc \[AMB\] bằng \[\alpha\] \[[\alpha\] không đổi \[]\] là hai cung tròn đối xứng với nhau qua \[AB\] [gọi là cung chứa góc \[\alpha\] vẽ trên đoạn \[AB\]].

+]Quỹ tích các điểm nhìn đoạn thẳng \[AB\] cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính \[AB\].

Lời giải chi tiết

Chứng minh thuận:

Đường tròn \[[O]\] cho trước, điểm \[A \]cố định nên \[OA\] có độ dài không đổi.

\[OBC\] cân tại \[O\] [vì \[OB = OC\] = bán kính]

\[ IB = IC \;\;[gt]\] nên \[OI\] là đường trung tuyến vừa là đường cao

\[ \Rightarrow OI BC\]

\[ \Rightarrow \widehat {OIA} = 90^\circ \]

Đường thẳng \[d\] thay đổi nên \[B, C\] thay đổi thì \[I\] thay đổi tạo với \[2\] đầu đoạn \[OA\] cố định góc \[\widehat {OIA} = 90^\circ \]. Vậy \[I\] chuyển động trên đường tròn đường kính \[OA.\]

Chứng minh đảo:

Lấy điểm \[I\] bất kỳ trên đường tròn đường kính \[AO.\] Đường thẳng \[AI\] cắt đường tròn [O] tại \[2\] điểm \[B\] và \[C.\]

Ta chứng minh: \[IB = IC.\]

Trong đường tròn đường kính \[AO\] ta có \[\widehat {OI'A} = 90^\circ \] [góc nội tiếp chắn nửa đường tròn]

\[ \Rightarrow OI' B'C'\]

\[ \Rightarrow I'B' = I'C' \] [đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua trung điểm dây cung đó]

Vậy quỹ tích các điểm \[I\] là trung điểm của dây \[BC\] của đường tròn tâm \[O\] khi \[BC\] quay xung quanh điểm \[A\] cố định là đường tròn đường kính \[AO.\]

Video liên quan

Chủ Đề