Đề cương báo cáo đánh giá chất lượng sản phẩm

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về chất lượng cho cán bộ công nhân viên là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản trị chất lượng. Đây là công việc mà công ty đã thực hiện ngay từ những bước đầu tiên khi tiến hành xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận rồi, công việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức về ISO 9000 vẫn rất quan trọng. Nó không chỉ còn là tuyên truyền, đào tạo những kiến thức cơ bản, những hiểu biết chung về ISO 9000 nữa mà là đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao sự hiểu biết chung, khả năng áp dụng sáng tạo, cải tiến và dần dần hoàn thiện hệ thống đã được chứng nhận và mở rộng áp dụng cho toàn công ty. Có thể nói, đây chính là một khâu có ý nghĩa quyết định đảm bảo cho sự thành công của công ty khi xây dựng hệ thống ISO 9000. Theo tiến sĩ Karou Ishikawa- chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản trị chất lượng Nhật Bản đã viết “Quản lý chất lượng bắt đầu từ đào tạo và kết thúc cũng bằng đào tạo”.

Một khi đã có sự cam kết về chính sách cải tiến chất lượng thì đào tạo và huấn luyện là một yếu tố hết sức quan trọng để thực hiện cải tiến chất lượng. Trong thực tế, trình độ tay nghề, lý luận cũng như hiểu biết về quản trị chất lượng, triết lý cơ bản của hệ thống quản trị theo ISO 9000 ở công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành vẫn chưa thống nhất và hoàn thiện. Vì vậy, để thực hiện quản trị chất lượng tốt hơn, đáp ứng được những yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO thì công ty phải thường xuyên tổ chức giáo dục và đào tạo cập nhật những kiến thức về tiêu chuẩn ISO.

Để triển khai, đẩy mạnh đào tạo đảm bảo thực hiện được những mục tiêu đã đề ra thì công ty nên thực hiện theo tiến trình sau:

1.2. Bài Mẫu Báo cáo thực tập chất lượng sản phẩm: Đổi mới trang thiết bị, đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất.

Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra, nó là phương tiện để công tác nâng cao chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả cao. Việc đầu tư trang thiết bị mới hiện đại, đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn cho công ty bởi nó đòi hỏi nguồn vốn lớn, vậy nguồn vốn này cần huy động ở đâu cho đủ vẫn là vấn đề nan giải. Hơn nữa, khi đổi mới trang thiết bị và mở rộng sản xuất rồi thì lại phải làm sao cho máy móc làm việc liên tục, tránh tình trạng phải ngừng hoạt động do thiếu việc. Trước mắt công ty cần đầu tư có trọng điểm , cụ thể là đầu tư vào phân xưởng cắt vì đây lá phân xưởng có nhiều phế phẩm nhất và phế phẩm khó sửa chữa nhất. Trong năm vừa qua, công ty bắt đầu thực hiện đổi mới, bổ sung thêm nhiều máy móc thiết bị của Nhật và Đức là hai cường quốc khoa học tiên tiến trên thế giới

Công ty vẫn còn để tồn đọng số máy móc thiết bị cũ, chưa thể đồng bộ hoá tất cả các máy móc, dây chuyền sản xuất được cho nên máy móc thiết bị cũ thiếu đồng bộ, hay gặp hỏng hóc, mất nhiều thời gian sửa chữa làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, những máy móc nào quá cũ, khó sửa chữa công ty nên thanh lý dần và đầu tư mới thay thế. Năm 2011 vừa qua, công ty đã huy động để mua sắm trang thiết bị mới góp phần đảm bảo và hoàn thiện hơn nữa chất lượng sản phẩm, đồng thời loại bỏ dần những máy móc cũ, lạc hậu gây ngừng trệ sản xuất kinh doanh.

Có thể nói, việc đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ ở công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành là việc làm cần thiết nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh việc đầu tư máy móc thiết bị công nghệ, công ty cần khuyến khích người lao động tìm ra những bất cập, những nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng như dây chuyền sản xuất không đồng bộ, công nhân thiếu trách nhiệm trong công việc… để góp phần hoàn thiện và cải tiến chất lượng. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, qua quá trình tự động hoá diễn ra ngày càng nhanh và xác định sự thiếu đồng bộ như thế nào, ở bộ phận nào để đưa ra ý kiến đề xuất nên đầu tư vào những bộ phận nào, chi phí ra sao… đồng thời sẽ giảm được lao động thủ công, lao động chân tay, con người sẽ đỡ vất vả trong công việc.

1.3. Tìm kiếm các nguồn có thể cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, có uy tín.

Hiện nay, đôi lúc phía đối tác vẫn uỷ thác cho công ty nhập nguyên phụ liệu của một số công ty nước ngoài khác được chỉ định hoặc cho công ty quyền tự chủ mua nguyên phụ liệu để sản xuất. Điều này sẽ tạo cho công ty có được nguồn cung cấp nguyên phụ liệu ổn định và đáng tin cậy, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty xúc tiến phương thức mua đứt bán đoạn.

Việc nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng tốt góp phần đáp ứng kịp thời, chính xác nhu cầu thị trường, thực hiện đúng thời hạn hợp đồng với chất lượng tốt. Thu mua là khâu quan trọng, là khâu đầu tiên quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng phát triển ở giai đoạn sau hay không.

Trong thu mua hàng may, vấn đề lựa chọn nguồn hàng là rất quan trọng. Cần phải chọn nguồn hàng phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp và đặc điểm của thị trường .

Như liên kết với các công ty bông ở Nga , Mỹ, Việt Nam…, các nguyên liệu xơ và vải từ Hàn Quốc, Đài Loan…, các nguyên phụ liệu đính kèm ở Trung Quốc…. Đây là những thị trường được nhiều người tiêu dùng.

Bên cạnh đó công ty có thể liên kết với các làng nghề thủ công truyền thống như Phố Hàng Thêu – HN. Một làng nghề thủ công nổi tiếng ở Việt Nam với những mẫu hàng rất phong phú, đa dạng. Thêm vào đó là chất lượng lại rất tốt, những sản phẩm họ tạo ra rất bắt mắt lại ít có sản phẩm lỗi => vừa tạo thêm uy tín cho công ty nói riêng và vừa quảng bá hình ảnh cho làng thêu Việt Nam ta nói chung.

BÀI 2: ÁP DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ THỐNG KÊ NHẰM KIỂM SOÁT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI DNTN HƯNG PHÚ

2.1 Bài Mẫu Báo cáo thực tập chất lượng sản phẩm: Cơ sở đề ra giải pháp

Trong chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm tại DNTN Hưng Phú cho thấy Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, làm chi phí sửa chữa tăng cao.

Hiện nay, sản phẩm Vải thêu trang trí rất phong phú và đa dạng về mẫu mã, được các khách hàng nước ngoài ngày càng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Vì vậy, Doanh nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất, thu hút lượng lao động lớn, tuổi đời trẻ và thuê thêm các cơ sở gia công mới,… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và tăng chi phí sản xuất của Doanh nghiệp. Vì đa số các công nhân tại các cơ sở gia công đều không được qua đào tạo kỹ thuật, thao tác làm việc. Tình trạng lỗi tăng cao trong những năm qua tại Doanh nghiệp cho thấy Doanh nghiệp quản lý chất lượng chưa đạt hiệu quả, cán bộ quản lý chất lượng chưa nhận thức được tầm quan trọng của quản lý chất lượng, tay nghề công nhân thấp, ý thức trách nhiệm chưa cao và môi trường làm việc không tốt.

Để giải quyết vấn đề này, sau đây tác giả đề xuất một số giải pháp mà Doanh nghiệp cần thực hiện để cải thiện tình hình chất lượng, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.2 Giải pháp 1: Nâng cao tinh thần làm việc, ý thức về chất lượng cho công nhân và các cơ sở gia công

2.2.1 Nội dung thực hiện giải pháp 1

Hiện nay, trình độ tay nghề công nhân còn thấp, gây ra lỗi chủ yếu của sản phẩm là ở công đoạn kết cườm như: thiếu hạt, không khóa chỉ, bỏ hạt đường biên, bỏ chi tiết sản phẩm,… những nguyên nhân này chủ yếu do kỹ thuật và ý thức trách nhiệm của công nhân chưa cao, đặt biệt là đối với các công nhân tại các cơ sở gia công.

Để đạt được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng thì lãnh đạo Doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp nâng cao tinh thần làm việc, ý thức về chất lượng của mỗi công nhân và các cơ sở gia công.

Để giải pháp có hiệu quả, Doanh nghiệp cần thực hiện một số phương pháp như sau:

2.2.2 Áp dụng chế độ thưởng, phạt và các hình thức động viên để quản lý chất lượng tại Doanh nghiệp và các cơ sở gia công

Doanh nghiệp sử dụng tiền lương [tiền công], tiền thưởng và những hình thức động viên khích lệ công nhân tại Doanh nghiệp, công nhân tại các cơ sở gia công thực hiện mục tiêu chất lượng. Doanh nghiệp đề ra các quy định về chế độ thưởng rõ ràng. Cụ thể là từng cá nhân, từng cơ sở gia công nếu làm đạt 100% yêu cầu sẽ thưởng theo phần trăm lương hay thưởng theo sản phẩm. Ngoài ra, Doanh nghiệp khích lệ và khen thưởng cho những sáng kiến mới, cải tiến phương pháp làm việc,… nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Điều này tạo cho công nhân và các cơ sở gia công cố gắng làm việc, ý thức trách nhiệm tăng lên, từ đó làm giảm sai lỗi trên sản phẩm. Bài Mẫu Báo cáo thực tập chất lượng sản phẩm

Song song với các chế độ thưởng, Doanh nghiệp cũng đề ra chế độ phạt. Mỗi cá nhân, các cơ sở gia công kết cườm nếu làm ra những sản phẩm có tỷ lệ lỗi cao hơn quy định thì Doanh nghiệp sẽ phạt. Các hình thức phạt như: trừ tiền lương, tiền công,… Nếu lỗi nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng lô hàng và thời gian giao hàng, mất uy tín của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có thể giảm lượng sản phẩm cho cơ sở gia công đó, hoặc chấm dứt hợp đồng gia công.

Đối với phương pháp này, Doanh nghiệp phải đảm bảo kết hợp hài hòa các lợi ích của Doanh nghiệp, công nhân và các cơ sở gia công, nhưng cần lấy lợi ích của công nhân và các cơ sở gia công làm trung tâm. Trên cơ sở lấy lợi ích cá nhân để thúc đẩy lợi ích tập thể, Doanh nghiệp. Dưới đây tác giả đề xuất một vài chế độ thưởng phạt và hình thức động viên như sau:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: \===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập

TOP 5 Bài Mẫu Báo cáo thực tập chất lượng sản phẩm tại công ty

BÀI 3: BÀI MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ KHÁCH THANH NIÊN

3.1. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm

Vấn đề đặt ra đối với nhà khách Thanh niên là phải liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm. dịch vụ của mình thực tế đã chỉ ra rằng, nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần nâng cao lợi nhuận, giảm chi phí và nâng cao vị trí cạnh tranh cho nhà khách Thanh niên. Để thực hiện nhiệm vụ này nhà khách Thanh niên đã đề ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà khách như sau:

  • -Nâng cấp, đổi mới trang thiết bị của nhà khách
  • -Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Nhà khách Thanh niên luôn có ý thức được nhân tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ và chính nó ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, dịch vụ vì vậy đầu tư vào con người để nâng cao chất lượng là hoạt động đầu tư trực tiếp để hoàn thiện chất lựợng, dịch vụ của nhà khách Thanh niên.
  • -Thiết lập tiêu chuẩn dịch vụ
  • -Kiểm tra đều đặn thường xuyên quá trình cung cấp dịch vụ của nhà khách.
  • -Hiểu biết nhu vầu mong đợi của khách
  • -Giải quyết tốt những phàn nàn của khách hàng

3.2 Bài Mẫu Báo cáo thực tập chất lượng sản phẩm: Chất lựơng sản phẩm thông qua khách đánh giá.

Nhà khách thanh niên trong nhiều năm qua đã có rất nhiều thay đổi lớn về mọi mặt từ một nhà khách có quy mô nhỏ nay đã thay đổi nhiều về quy mô và trang thiết bị. Có được như vậy là cả một quá trình nỗ lực, phấn đấu không ngừng của bao thế hệ cán bộ công nhân viên của nhà khách, qua đó đã chiếm được niềm tin cảm tình của khách trong và ngoài nước mỗi lần về tham quan, công tác tại thủ đô Hà nội.

  • Nhà khách Thanh niên đã được đánh giá và công nhận là một trong những nhà khách có chất lượng phục vụ tốt nhất của Hà nội mà thuộc TW đoàn.
  • Khách hàng đến với nhà khách Thanh niên rất hài lòng về thái độ, cung cách phục vụ và chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên nơi đây.
  • Nhà khách Thanh niên là địa chỉ tin cậy và tốt nhất cho các đoàn thể thanh niên, các tổ chức, cơ quan đoàn thể về gặp mặt tại đây, cũng như khách và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
  • Hệ thống nhà ăn, buồng phòng luôn mang đến cho khách sự thoải mái, tiện nghi.
  • Đặc biệt dịch vụ ăn uống được đánh giá là tốt, bộ phận bếp được đào tạo quy củ, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ăn uống của mọi thực khách.
  • Bên cạnh những thành quả đã đạt được với khách hàng của mình nhà khách cũng có những hạn chế sau:
  • -Trang thiết bị, cơ sở vật chất có chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ
  • -Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của một số nhân viên còn yếu.
  • -Chất lượng dich vụ mới chỉ đáp ứng dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu đối tượng khách có khả năng thanh toán chưa cao, chưa có những sản phẩm trọn gói cho khách.

3.3. Hiệu quả của chất lượng sản phẩm để phát triển kinh doanh

Như ta đã trình bày ở trên chất lượng sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển kinh doanh.

Môi trường kinh doanh ngày nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ, xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới do vậy chất lượng sản phẩm kinh doanh nhà khách cũng phải được nâng cao. Bên cạnh đó các đòi hỏi ngày càng cao của khách đặc biệt là khách quốc tế. Họ luôn so sánh chất lượng dịch vụ của khách sạn này với khách sạn khác cùng với đó là nhu vầu đăng ký, bảo vệ khẳng định thương hiệu của nhà khách trước sự bành trướng của các doanh nghiệp khách sạn, nhà khách khác, như vậy chất lượng sản phẩm đã mang tính sống còn trong việc đem lại hiệu quả để phát triển kinh doanh.

BÀI 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ăn uống tại Nhà hàng RIVIERA trong khách sạn Pullman Vũng Tàu

4.1. Bài Mẫu Báo cáo thực tập chất lượng sản phẩm: Đa dạng hóa món ăn, sáng tạo các món ăn mới lạ, ngon miệng

Nhận thấy thực trạng món ăn của nhà hàng còn thiếu sự đa dạng, phong phú, việc kết hợp thực phẩm để tạo ra món ăn mới chưa nhiều do đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và thỏa mãn được xu hướng mới lạ của khách thì đòi hỏi nhà hàng phải có thực đơn phong phú hơn nữa, sáng tạo hơn nữa trong chế biến món ăn. Hiện tại món ăn nhà hàng chủ yếu là các món ăn Á, nhà hàng cần làm phong phú thêm số lượng bằng các món ăn mới lạ, các món đặc sản của các vùng miền trong và ngoài nước để tránh sự nhàm chán đối với khách hàng. Trên thực tế, các món ăn của nhà hàng chủ yếu được chế biến từ thủy hải sản, thịt gia súc, gia cầm, thực đơn của nhà hàng mang tính lặp lại, nếu khách hàng thường xuyên ăn ở nhà hàng sẽ cảm thấy nhàm chán vì quá quen thuộc các món ăn ở đây. Nhận thấy khách tới nhà hàng rất thích các món nướng và lẩu của nhà hàng vì vậy nhà hàng nên tập trung phát huy những món này. Các món có thể làm mới để tạo cảm giác mới lạ mà vẫn làm khách cảm thấy ngon miệng. Tuy nhiên việc đa dạng hóa món ăn, sáng tạo ra các món ăn mới đòi hỏi nhà hàng vẫn đảm bảo chất lượng cho món ăn, tránh việc sáng tạo món ăn ồ ạt mà chất lượng lại kém, khiến khách hàng không hài lòng. Giải pháp này đòi hỏi nhà hàng quan tâm hơn nữa tới chất lượng nguồn cung ứng nguyên liệu để có nguồn thực phẩm ổn định và trình độ tay nghề của nhân viên bếp. Nhà hàng nên đào tạo bồi dưỡng thêm cho các đầu bếp hiện có để tạo ra món ăn chất lượng cao.

4.2. Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng, nhất là trong kinh doanh nhà hàng, nó ảnh hưởng tới doanh thu, hình ảnh của doanh nghiệp. Chỉ một sai sót nhỏ trong công tác vệ sinh có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng món ăn và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của nhà hàng. Hiện nay, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Nhà hàng RIVIERA trong khách sạn Pullman Vũng Tàu dường như là vấn đề cần được chú trọng. Các trang thiết bị dụng cụ không đầy đủ, dụng cụ chứa đựng, dụng cụ chế biến không đảm bảo sạch sẽ hợp vệ sinh, còn dùng lẫn giữa các loại nguyên liệu, dùng chung các dụng cụ,…Do vậy để nâng cao chất lượng các món ăn, cũng như tăng khả năng thu hút khách thì nhà hàng cần tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn liền với việc đảm bảo thực hiện các vấn đề sau:

Vệ sinh dụng cụ chế biến và chứa đựng thực phẩm: Để đảm bảo được vấn đề này nhà hàng cần tạo điều kiện mua sắm đầy đủ các trang thiết bị dụng cụ dùng để sơ chế, chế biến cũng như chứa đựng thức ăn sống riêng, chín riêng, thủy sản riêng, gia súc, gia cầm riêng,…và cần có biện pháp phân biệt các dụng cụ đó, tránh nhầm lẫn. Đối với các dụng cụ phục vụ cho nấu ăn thì phải được kiểm tra bằng các chất thử trước khi chuyển sang cho các bộ phận chế biến hay phụ vụ cho vấn đề bảo quản thực phẩm.

Vệ sinh nguyên liệu: Nguyên liệu là yếu tố đầu vào, có tác động trực tiếp đến chất lượng đầu ra. Do vậy trước tiên cần đảm bảo vệ sinh nguồn nguyên liệu, lựa chọn nhà cung cấp tin tưởng và phải có giấy chứng nhận của cơ quan chủ quan. Các loại thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có các dụng cụ kiểm tra hoặc định kỳ, không sử dụng các nguyên liệu bị cấm, hoặc bị nghi ngờ có dịch bệnh,…để đảm bảo sức khỏe cũng như ngăn ngừa hiện tượng ngộ độc thức ăn đối với thực khách.

Vệ sinh trong quá trình sơ chế và chế biến: Trong khi sơ chế, các nguyên liệu không những cần được làm sạch, pha thái đúng với yêu cầu chế biến của món ăn mà còn đòi hỏi đảm bảo được tính vệ sinh, riêng rẽ của từng loại nguyên liệu. Nhà hàng cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ để đảm bảo tính riêng biệt trong quá trình sơ chế, cũng như tăng cường kiểm tra, giám sát để nhân viên chế biến thực hiện nghiêm túc yêu cầu về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời cần nâng cao ý thức của nhân viên trong quá trình làm việc để yếu tố vệ sinh luôn được quan tâm hàng đầu mỗi khi làm ra một sản phẩm phục vụ khách hàng.

Vệ sinh khu vực chế biến: Tất cả các nguyên liệu đều rất dễ bị nhiễm bẩn, do vậy muốn đảm bảo vệ sinh thì cần phải lau chùi bếp sau khi chế biến, cần đảm bảo vệ sinh khu vực sơ chế cũng như khu vực chế biến và phân chia thức ăn. Ngoài ra nhà hàng cũng cần chú ý đảm bảo vệ sinh trong các khâu trang trí, thường xuyên đôn đốc nhân viên sử dụng bao tay cũng như dụng cụ chuyên dụng khác để làm việc,…

4.3. Bài Mẫu Báo cáo thực tập chất lượng sản phẩm: Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự bộ phận bếp – nhà hàng

Chất lượng món ăn trong kinh doanh nhà hàng, khách sạn là một phạm trù phức tạp, nó được tạo thành từ sự tổng hợp, liên kết làm việc giữa các bộ phận, giữa rất nhiều con người. Vì vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm ăn uống trong nhà hàng thì công tác quản trị nhân sự cần phải được hết sức quan tâm.

Trong công tác quản trị nhân sự có rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm, tuy nhiên với tình hình thực tế ở bộ phận nhà hàng hiện nay thì cần chú ý hơn các vấn đề sau:

Tuyển dụng nhân sự một cách kỹ lưỡng: Nhà hàng cần tuyển chọn kỹ lưỡng những người có đủ năng lực, trình độ nghiệp vụ để thay thế cho đội ngũ lao động không còn phù hợp với nhà hàng. Tuyển dụng nhân sự ở bộ phận nhà hàng trước hết phải căn cứ vào mục đích sử dụng lao động ở đó. Cụ thể, với nhân viên bộ phận bếp phải là người am hiểu về ẩm thực, có khả năng sáng tạo các món ăn và biết cách làm món ăn của nhà hàng trở thành riêng biệt. Ưu tiên những người có kinh nghiệm và trình độ để tránh trường hợp do có quen biết nên xin vào làm gây ảnh hưởng đến nguồn nhân lực nhà hàng.

Bố trí và sử dụng lao động hợp lý: Tùy vào khả năng của mỗi nhân viên và đặc trưng của công việc mà bố trí và sắp xếp nhân viên cho hợp lý. Ví dụ nhân viên nhanh nhẹn, có am hiểu về ẩm thực vùng miền, có khả năng nếm và yêu nghề cho vào bộ phận nấu bếp, còn nhân viên khéo tay và có óc sáng tạo thì vào bộ phận trang trí món ăn,…Như thế nhân viên sẽ phát huy được khả năng của mình.

Giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên bộ phận bếp: Với nhân viên sơ chế, nhà hàng có thể mở các lớp học, các khóa học ngay tại nhà hàng để nâng cao kỹ năng của họ theo hình thức tự bồi dưỡng. Còn các đầu bếp chính thì nâng cao kiến thức cho họ về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ ăn uống, tâm lý, nhu cầu của khách hàng và chất lượng sản phẩm bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho họ theo học các lớp chính quy về kinh doanh ăn uống,…để nâng cao hiểu biết và trình độ. Đối với nhân viên cắt tỉa, trình bày sản phẩm cần tạo điều kiện cho học lớp về nghệ thuật cắt tỉa, nghệ thuật trình bày món ăn,…tại các trung tâm dạy nghề hoặc tại các trường trung học nghiệp vụ để nâng cao khả năng cắt tỉa và nghệ thuật trang trí món ăn.

Tăng cường sự quan tâm đến đội ngũ công nhân viên chế biến: Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra món ăn do đó chất lượng món ăn phụ thuộc rất lớn vào trình độ cũng như tâm sinh lý của nhân viên. Nhà hàng cần tạo tâm lý thoải mái tích cực cho nhân viên bằng cách tạo ra bầu không khí làm việc vui vẻ, quan tâm tới tâm tư tình cảm của nhân viên. Bên cạnh việc thường xuyên động viên, khuyến khích nhân viên nhà hàng cần có chính sách lương, khen thưởng hợp lý để tạo tâm lý thoải mái, kích thích tinh thần làm việc.

BÀI 5: BÀI MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM

5.1 HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ

Như chúng ta đã thấy chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào công nghệ sử dụng vì thế công nghệ hiện đại sẽ giải quyết tốt điều này, để thực hiện điều đó có thể:

  • + Nhập các thiết bị nước ngoài, học tập nguyên tắc thiết kế, tự thiết kế lại, cải tiến cho phù hợp với điều kiện sản xuất và chế tạo tại Việt Nam. Một số bộ phận chưa đủ sức chế tạo thì nhập của nước ngoài.
  • + Khuyến khích đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ tiên tiến.
  • + Mua thiết bị có công nghệ tương đối hiện đại, song mức độ tự động hoá còn thấp [do đó tiết kiệm hơn]. Ta tự nâng cấp trình độ tự động hoá bằng thiết kế của người Việt Nam.
  • + Tận dụng khả năng đóng góp của các chuyên gia khoa học công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài muốn góp sức xây dựng quê hương.

5.2 BÀI MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM: NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG

Hiện nay, nguồn lao động của nước ta rất dồi dào nhưng trình độ tay nghề còn thấp đa số là lao động phổ thông chưa được qua đào tạo do đó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Do đó, để có được nguồn lao động đủ trình độ để sản xuất kinh doanh có hiệu quả nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cần phải cải cách mạnh mẽ hệ thống đào tạo nghề và các tổ chức xúc tiến việc làm. Định hướng cải cách hệ thống dạy nghề ở Việt Nam mới được các cơ quan quản lý lao động đưa ra gồm các công việc:

  • + Người sử dụng lao động tham gia chương trình đào tạo nghề sao cho các chương trình này đấp ứng được nhu cầu của thị trường lao động
  • + Các chương trình giảng dạy trong hệ thống đào tạo nghề sẽ được xây dựng thống nhất và hợp lý trong toàn quốc nhằm đáp ứng mọi nhu cầu đào tạo, tránh chồng chéo, trùng lặp.
  • + Nội dung giảng dạy được thiết kế dựa trên sự phân tích công việc, nhiệm vụ và kỹ năng.
  • + Các lao động lành nghề sẽ tham gia vào việc đưa ra các nội dung giảng dạy sau khi đã tham khảo ý kiến của chuyên gia nước ngoài
  • + Giáo án dạy nghề sẽ được tổ chức thành nhiều học phần, trong đó một số học phần sẽ quy định năng lực phải đạt của mỗi học viên
  • + Ưu tiên phát triển phần thực hành, trình độ học viên được đánh giá căn cứ vào trình độ ứng dụng và kiểm tra viết, xây dựng quy trình giám sát nhằm thông báo cho học viên và cơ quan chủ quản biết tiêu chuẩn đáp ứng cho mỗi chương trình và mỗi cơ quan..

Sớm cải cách hệ thống dạy nghề là điều kiện tiên quyết để nguồn nhân lực Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sản xuất và nền kinh tế hội nhập.

5.3 LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG ĐỂ ÁP DỤNG

Điều quan trọng đối với doanh nghiệp trong vấn đề QTCL là phải lựa chọn được mô hình QTCL phù hợp. Bởi sự lựa chọn đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả mô hình quản lý, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, đạt được chính sách và nhiệm vụ kinh doanh đã đề ra.

Để áp dụng một cách có hiệu quả hệ thống QTCL thì các doanh nghiệp phải dựa vào tiêu chuẩn để lựa chọn.

  • – Dựa vào quy mô, loại hình, tính chất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • – Theo dự đoán thì phải bảo đảm hiệu quả và lợi ích sau khi áp dụng.
  • Một số mô hình QTCL các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng:

Trên đây là TOP 5 Bài Mẫu Báo cáo thực tập chất lượng sản phẩm tại công ty mà mình muốn chia sẻ đến các bạn sinh viên đang có nhu cầu tham khảo và lựa chọn đề tài về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, //baocaothuctapquantrikinhdoanh.com/ còn có thêm nhiều dịch vụ đi kèm khác như là: Hỗ trợ làm bài tiểu luận môn học, làm báo cáo thực tập tốt nghiệp, làm khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và hỗ trợ làm bài luận văn thạc sĩ. Nếu như các bạn có nhu cầu tham khảo thì liên hệ trực tiếp đến Zalo của mình nhé.

Chủ Đề