Tang đo đánh giá về nhận thức

. Nhận thức có chi phối đến hành động, cử chỉ của con người hay không? Làm sao để rèn luyện kỹ năng nhận thức? Dưới đây, Edumall.vn sẽ giải đáp khái niệm về nhận thức và bật mí các cách nâng cao kỹ năng nhận thức của bản thân.

Nhận thức là gì? Và ví dụ về nhận thức

Kỹ năng nhận thức bản thân là gì?

Hiện nay, có rất nhiều bài biết nói về khái niệm nhận thức là gì và đều được giải thích theo các cách khác nhau. Nói một cách dễ hiểu nhất, nhận thức là quá trình thu thập kiến thức, sự am hiểu một vấn đề nào đó một cách rõ ràng thông qua suy nghĩ, trực giác mách bảo hay làm kinh nghiệm tích lũy của bản thân.

Nhận thức bản thân là có thể tự mình nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng tư duy, cảm xúc của bản thân mình. Hiểu rõ được bản thân mình đang cần gì và có gì để phát triển bản thân theo hướng tích cực, kiểm soát được các hành vi của mình.

Nhận thức là quá trình thu thập thông tin, kiến thức về một vấn đề

Theo triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, sự tích cực, sự năng động dựa trên thực tiễn.

Nhận thức bao gồm:

Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người, trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác.

Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thức khách quan một cách gián tiếp. Nhận thức lý tính bao gồm tư duy và tượng.

Các ví dụ về nhận thức

Để giúp các bạn hình dung được khái niệm kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân thì các bạn có thể hiểu thông qua các ví dụ về nhận thức sau:

  • Mèo là một loài động vật sống ở trên cạn, nó dùng chân để đi.
  • Ly nước để ngoài trời nắng lâu ngày thì lượng nước bị vơi dần do nước đã chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
  • Công an là người đại diện cho công lý, nếu phạm phải sai lầm thì sẽ bị công an phạt
  • Muối là tinh thể có màu trắng, có vị mặn và công thức hóa học của muối là NaCl
  • Ở Việt Nam, các tờ tiền Polymer là một loại đơn vị tiền tệ mà con người dùng để mua bán. Do đó, con người nhận thức được vai trò của đồng tiền nên có nhiều người siêng năng làm lụng, làm ăn chân chính, cố gắng học tập để tương lai kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên, có các thành phần làm ăn, kiếm tiền một cách gian dối như in tiền, cho vay tiền với để kiếm lợi nhuận lớn, lừa tiền người khác.
  • Trái đất luôn xoay quanh mặt trời
  • Ếch là một loài động vật có thể sống ở trên cạn và cả ở dưới nước. Các ví dụ về nhận thức

Các cách phát triển kỹ năng nhận thức bản thân

Kỹ năng nhận thức bản thân phải luôn được mài dũa thì mới có thể hoàn thiện. Sau đây, có các cách rèn luyện kỹ năng này mà bạn có thể áp dụng:

Biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình

Việc đầu tiên bạn cần làm đó là nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của con người mình. Điểm mạnh sẽ giúp bạn phát huy tiềm năng, lợi thế vào trong công việc. Ngược lại, điểm yếu giúp bạn hiểu rõ mình đang thiếu những kiến thức nào để bạn tự lực bổ sung, cải thiện yếu điểm đó. Vì vậy, hãy thừa nhận điểm yếu của mình để từ đó bạn có thể hoàn chỉnh bản thân hơn. Hãy đánh giá bản thân một cách chính xác, điều đó sẽ giúp bạn nhận định rõ về chính mình.

Phải tự tạo động lực cho mình

Động lực luôn luôn thôi thúc con người phát triển bản thân hơn, tiến xa hơn trong công việc. Mỗi một người nên tự kiếm cho mình ít nhất là một động lực để phấn đấu cho tương lai của chính mình.

Không cần phải có động lực quá lớn lao như phải đạt thành tích to lớn mà chỉ cần có động lực nhỏ như: hoàn thành công việc hôm nay sớm thì bạn có thể về nhà sớm với gia đình,để ăn được ổ bánh mì của tiệm bán đồ ăn nổi tiếng thì bạn phải thức dậy sớm, để được bố mẹ khen thì phải làm bài kiểm tra thật tốt.

Hãy là người biết lắng nghe sự chia sẻ của người khác

Muốn phát triển kỹ năng nhận thức bản thân thì bạn cần là người biết lắng nghe tiếng nói của người khác. Khi bạn có kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, bạn sẽ thu thập thêm được những kiến thức, những điều mới mẻ từ người khác.

Hơn nữa, bạn hiểu rõ nội dung mà đối phương đề cập đến là gì để phản hồi lại ý kiến cho họ. Đặc biệt, một người thành công là người biết lắng nghe giỏi, luôn học hỏi ý hay của người khác để tự đúc kết kinh nghiệm cho bản thân mình.

Hãy là người biết lắng nghe và chia sẻ

Nên tập thói quen ghi chép bằng cách sắm sổ nhật ký

Sổ nhật ký sẽ là nơi lưu trữ các hoạt động mà bạn đã làm. Bạn sẽ chứng kiến được quá trình trưởng thành của bạn được gói gọn trong một quyển sổ. Do đó bạn cần tập ghi nhật ký đều đặn để tiện theo dõi khả năng nhận thức bản thân

Làm các bài trắc nghiệm tính cách trên các website

Chúng ta có thể tìm hiểu về các khía cạnh về tính cách hay định hướng nghề nghiệp tương lai của bản thân thông qua các bài trắc nghiệm bằng hình ảnh hay hàng chục câu hỏi chọn đáp án.

Kết quả của các bài viết mang lại đều hướng về tính cách, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân hay cảm xúc hiện tại bạn đang có. Tuy nhiên, các bài trắc nghiệm này không có độ chính xác cao nên đừng cưỡng ép bản thân phải phù hợp với đáp án đó.

Nên tham khảo ý kiến của mọi người

Có lúc bạn sợ hãi khi phải lắng nghe người khác nói về mình. Bởi đôi khi những ý kiến đó không thật lòng mà chỉ là sự soi mói, định kiến. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt được đâu là lời khuyên chân thành, lời nhận xét góp ý có tâm hay những lời lẽ dối trá. Từ đó, bạn chắt lọc được những cái hay để phục vụ vào lợi ích của bạn.

Nên tham khảo ý kiến của mọi người

Nên có khoảng thời gian riêng cho bản thân

Mỗi người cần dành ra cho bản thân mình ít nhất là 30 phút đến vài tiếng để tái tạo năng lượng tích cực dùng để hoạt động cho ngày mới, ghi chép những điều đã làm. Thông qua đó ta có thể kết nối được suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Đó cũng là một trong các phương pháp rèn luyện kỹ năng nhận thức bản thân.

Tập ngồi thiền

Bộ môn ngồi thiền này giúp mọi người có thời gian yên tĩnh để quan sát các sự việc xảy ra bên ngoài. Bên cạnh đó, thực hành ngồi thiền giúp mọi người có được cảm giác thoải mái, tăng khả năng tập trung vào một điều gì đó có chủ đích ở thời điểm hiện tại mà không có sự phán xét nào cả.

Bài viết trên đây đã cung cấp các kiến thức để giải đáp khái niệm nhận thức là gì đồng thời đưa ra các cách giúp mọi người nâng cao nhận thức bản thân sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Để có sự phát triển tốt nhất cho bản thân và bé nhà mình, hãy tham gia các khóa học kỹ năng của

Chủ Đề