Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 9 cấp huyện

Đề thi hsg văn 9 cấp huyện có đáp án NĂM 2023 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ CAI LẬY được soạn dưới dạng file word gồm 2 FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi hsg văn 9 cấp huyện có đáp án về ở dưới.

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần công nghệ giáo dục Thành Phát

Trụ sở: Số 118A tổ 8, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội

Văn phòng: Tầng 7 - Tòa nhà Intracom - Trần Thái Tông- Q.Cầu Giấy - Hà Nội

Tel: 04.66.869.247 - Hotline: 0962.951.247 -

BỘ 23 Đề thi hsg văn 9 cấp huyện có đáp án CHỌN LỌC được soạn dưới dạng file word gồm 131 trang. Các bạn xem và tải đề thi hsg văn 9 cấp huyện có đáp án, một số đề thi hsg văn 9 có đáp án, đề thi hsg văn 9 cấp tỉnh có đáp án, đề thi hsg văn 9 cấp tỉnh có đáp án ,...về ở dưới.

UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO​

[Đề thi có 01 trang]​

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút [không kể thời gian giao đề] ​

Câu 1 [4,0 điểm].

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Những dấu chân lùi lại phía sau

Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

Mười tám hai mươi sắc như cỏ

Dày như cỏ

Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

Hơn một điều bất chợt

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

[Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc]

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

[Trích Trường ca Những người đi tới biển - Thanh Thảo]​

  1. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong các câu thơ:

    “Mười tám hai mươi sắc như cỏ

    Dày như cỏ

    Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ”

  2. Anh [Chị] hiểu như thế nào về nội dung câu thơ:

    “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

    Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên”?

    Câu 2 [6,0 điểm]

Vết nứt và con kiến​

Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không, con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.

[Hạt giống tâm hồn - Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM]​

Hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân.

Câu 3 [10.0 điểm]

Khi bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng :

“…Những người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống…nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”.

[ Trang giấy trước đèn, NXB KHXH,1994]​

Tình thế đặc biệt ấy được thể hiện như thế nào trong văn bản Làng - Kim Lân [Ngữ văn 9, Tập 1].

\=====Hết=====

Họ và tên thí sinh:........................................................... Số báo danh ..............................​

UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ [Hướng dẫn chấm có 03 trang]​

HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯​

Câu 1 [4,0 điểm]

  1. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh [2,0 điểm]

    - Tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm và nét độc đáo cho câu thơ.

    - Từ đặc tính của cỏ [sắc, dày, yếu mềm và mãnh liệt] câu thơ nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt, tinh thần đoàn kết, tâm hồn lãng mạn, nhiệt huyết sục sôi của thời thanh xuân - lứa tuổi hai mươi.

    - Bộc lộ thái độ ngợi ca, trân trọng và tình yêu của tác giả với những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời.

  2. Nội dung câu thơ: “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/ Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên” có thể hiểu [2,0 điểm]:

    - “Hoa:” vẻ đẹp của sức mạnh ý chí tinh thần, tâm hồn của tuổi trẻ.

    - “Mùa xuân”: thắng lợi, thành quả

    \=> Ý nghĩa: Tuổi trẻ với vẻ đẹp tâm hồn, với sức mạnh ý chí và tinh thần quyết tâm tiêu diệt kẻ thù nhất định sẽ giành thắng lợi – đó là lời động viên, đồng thời cũng thể hiện niềm tin tưởng của tác giả với tuổi trẻ.

    Câu 2 [6,0 điểm]

  3. Yêu cầu về kỹ năng:

    Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, sinh động, văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt.

  4. Yêu cầu về kiến thức:

    - Hiểu và đánh giá, bàn luận thuyết phục vấn đề mà đề bài nêu ra.

    - Học sinh có thể có những kiến giải, đánh giá theo quan điểm riêng của mình song cần lôgic, hợp lí và đảm bảo những ý sau :

    1. Giải thích ý nghĩa câu chuyện [1,0 điểm]:

    - Tóm tắt khái quát nội dung câu chuyện.

    - Thông điệp rút ra từ câu chuyện Vết nứt và con kiến: cần xây dựng đức tính kiên trì, bền bỉ, sáng tạo… vượt qua những trở ngại, những áp lực, thách thức trong cuộc sống và biến nó thành những trải nghiệm thú vị, vô giá cho chính bản thân con người.

    2. Bàn luận [4,0 điểm]

    - Trên đường đời, con người luôn gặp những khó khăn, trở ngại, thử thách. Đây là một điều tất yếu của cuộc sống.

    - Thái độ và hành động của con người trước khó khăn, trở ngại: tìm những cách thức, biện pháp cụ thể để vượt qua nó hay né tránh, bỏ cuộc…

    - Đối mặt và tìm ra giải pháp vượt qua khó khăn, thử thách là một lựa chọn đúng đắn, cần thiết, giúp cho con người trưởng thành và đi tới thành công

    - Phê phán những thái độ và hành động tiêu cực: bi quan, chán nản, than vãn, bỏ cuộc,…

    3. Bài học nhận thức và hành động [1,0 điểm]

    - Trong cuộc đời ta sẽ gặp phải nhiều trở ngại, hãy nỗ lực sáng tạo và vươn lên.

    - Cần có thái độ, hành động đúng cho bản thân và kêu gọi cộng đồng: rèn luyện sự quyết tâm, kiên trì, sự sáng tạo, niềm tin, hi vọng, lạc quan,… trong khi giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

    * Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh cần lựa chọn và phân tích được những dẫn chứng tiêu biểu để làm nổi bật vấn đề. Khuyến khích và trân trọng những bài viết có bản sắc, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, sáng tạo, độc đáo.

  5. Biểu điểm:

    - Điểm 5-6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót không đáng kể.

    - Điểm 3- 4: Hiểu vấn đề, đáp ứng khoảng ½ yêu cầu; mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

    - Điểm 1- 2: Chưa hiểu vấn đề, bài làm sơ sài, hời hợt, mắc quá nhiều lỗi.

    - Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn về kĩ năng và kiến thức.

    Câu 3 [10.0 điểm]

  6. Về kĩ năng:

    - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

    - Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

    - Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

  7. Về kiến thức:

    Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

    1. Giải thích [1,5 điểm]

    - Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó.

    - Những người cầm bút có tài khi sáng tạo truyện ngắn phải chọn được những khoảnh khắc, buộc nhân vật ở vào một tình thế [tình huống] để nhân vật bộc lộ thế giới nội tâm với những diễn biến phong phú và phức tạp của mình [phần tâm can, phần ẩn náu sâu kín, khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại].

    \=> Nhận định của Nguyễn Minh Châu đã nhấn mạnh và khẳng định tác dụng của việc lựa chọn tình thế [tình huống] nhằm làm nổi bật diễn biến nội tâm, bản chất, tính cách nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn.

    2. Lí giải [1,0 điểm]

    - Đặc trưng của thể loại truyện ngắn là ngắn về dung lượng nhưng hàm súc trong nội dung biểu đạt. Mỗi truyện ngắn chỉ giống như một lát cắt của đời sống nhưng vẫn phản ánh đầy đủ về cuộc sống qua cách nhìn, cách khám phá và cách biểu hiện riêng của nhà văn.

    - Đặc trưng trên đòi hỏi người viết truyện ngắn phải sáng tạo được những tình huống [tình thế] độc đáo, phải biết chớp lấy khoảnh khắc ý nghĩa để có thể qua ngắn mà nói được dài, qua khoảnh khắc ngắn ngủi mà thấy diện mạo toàn thể [Chu Văn Sơn].

    - Sáng tạo được tình huống truyện có ý nghĩa sẽ giúp nhà văn làm nổi bật được tính cách nhân vật, chiều sâu tâm hồn, bản chất đời sống, đồng thời giúp nhà văn bộc lộ đầy đủ nhất tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!

Chủ Đề