Để xác định các đầu dây ở quạt bàn ta phải thực hiện đo VOM máy lần

Tìm hiểu về cách xác định đầu dây motor 1 pha, sơ đồ và cách đấu dây motor 1 pha sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng đấu dây sai gây chập điện, hỏng hóc thiết bị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.

Tìm hiểu về motor một pha

Trước khi giới thiệu về cách xác định đầu dây motor 1 pha, các bạn cần phải hiểu motor một pha là gì?

Motor một pha

Motor một pha [hay còn gọi là động cơ điện 1 pha] là động cơ mà dây quấn stato chỉ có duy nhất một cuộn dây pha và 1 dây nguội [có thể có thêm tụ điện để làm lệch pha]. Do đó, để motor 1 pha có thể hoạt động được thì bắt buộc cần phải có cuộn dây pha.

Cấu tạo của motor 1 pha bao gồm 2 thành phần chính là phần tĩnh và phần quay. Cả hai bộ phận này sẽ chỉ hoạt động khi có dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây.

Sơ đồ quấn dây motor 1 pha

Để biết được tụ nào có vai trò khởi động trong motor 1 pha thì bạn nhất định cần phải biết cách xác định 5 đầu dây motor 1 pha. Nếu không thể xác định được đầu dây động cơ và cách đấu motor 1 pha thì sẽ dễ đấu sai dây làm cháy motor.

Động cơ điện 1 pha thông thường sẽ có 4 cuộn dây và 5 đầu dây tương ứng với điện trở R, S, Hi, Me, Lo. Trong đó:

  • R là dây chạy

  • S là dây đề [khởi động]

  • Hi chính là dây tốc độ cao trong motor 1 pha

  • Me là dây có tốc độ trung bình

  • Lo là dây có tốc độ chạy chậm nhất.

Xem thêm: Cách kiểm tra dây điện bị chập, bị đứt bằng đồng hồ vạn năng nhanh chóng

Cách xác định đầu dây motor 1 pha bằng đồng hồ VOM

Cách xác định 6 đầu dây motor 1 pha được thực hiện theo các bước dưới đây:

Sử dụng đồng hồ vạn năng để xác định đầu dây motor 1 pha

Bước 1: Sử dụng vạn năng kế để kiểm tra điện trở toàn bộ 10 cặp điện của 5 đầu dây motor điện 1 pha. Thông thường, cặp dây R và S sẽ có mức điện trở đo được là lớn nhất. Do đó, tại bước đầu tiên, bạn đã xác định được 2 dây trong tổng số 5 dây của động cơ điện 1 pha.

Bước 2: Phân biệt dây R và S bằng cách đo điện trở của 3 sợi dây còn lại rồi đem so sánh kết quả đo được với 2 dây R và S. Dây có điện trở cao nhất chính là dây R. Dây có điện trở thấp hơn thì một chút chính là dây S.

Bước 3: Tiếp tục sử dụng đồng hồ vom để đo điện trở của 3 sợi dây còn lại và đem so sánh chúng với dây R xem dây nào có điện trở lớn nhất trong 3 dây thì đó là Lo. Dây có giá trị nằm ở mức trung bình là Me và thấp nhất là Hi.

Cách đấu đầu dây motor 1 pha

Thông thường, trên đầu dây ra của động cơ điện 1 pha sẽ được đánh dấu cực tính để giúp người dùng có thể dễ dàng phân biệt được cực tính của nó. Tuy nhiên, trong trường hợp motor 1 pha bị mất số đánh dấu cực tính thì bạn có thể xác định được cực tính của chúng theo cách dưới đây:

Dùng VOM dò từng cặp dây, dây đề để đấu dây motor 1 pha

Sử dụng thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng để dò từng cặp dây. Nếu thấy cặp dây nào có điện trở nhỏ hơn hoặc xảy ra hiện tượng nạp xả bởi tụ, đồng thời các đầu dây liên hệ đến hợp chứa tụ khởi động, ngắt điện ly tâm thì đó là dây đề.

Cấu tạo motor 1 pha

Đối với motor 1 pha 4 dây ra thì sau khi đã xác định được 2 dây là đề như ở trên thì 2 dây còn lại chính là dây chạy. Lúc này, bạn tiến hành đấu dây motor để động cơ hoạt động theo hướng dẫn sau:

  • Đấu 1 đầu cuộn dây đề và 1 đầu cuộn dây chạy lại với nhau cho ra 1 nguồn

  • Đầu cuộn đề còn lại đấu với tụ và vít ly tâm rồi đấu tiếp vào đầu dây của cuộn chạy để cho ra 1 nguồn.

  • Khi đã có đủ 2 nguồn cho motor, bạn tiến hành đấu nguồn điện xoay chiều 220V vào để cho động cơ hoạt động. Khi cần đổi chiều quay của động cơ, bạn chỉ cần  2 dây cuộn đề với nhau là được.

Còn với cách đấu dây motor điện 1 pha có 6 dây ra thì sau khi đã tìm được dây đề, bạn áp dụng đấu dây motor theo phương pháp đấu khi vận hành với nguồn điện xoay chiều. Cụ thể:

Bạn đấu hai cặp dây pha chạy theo thứ tự 1 2 đấu với 3 4, đầu 2 đấu với đầu 3, đầu 1 và đầu 4 chạy ra nguồn. Nếu thấy động cơ khởi động bình thường thì chứng tỏ bạn đã đấu đúng.

Trong trường hợp thấy động cơ không thể khởi động, thì có nghĩa là việc đấu nối bị sai. Lúc này, bạn chỉ cần đổi 2 đầu dây cuộn chạy 1 ngược lại còn cuộn chạy 2 vẫn giữ nguyên vị trí.

Sau khi đã xác định được các đầu dây ra, các bạn chỉ cần đánh dấu các đầu dây lại 2 đầu dây 1 và 4 chạy làm 2 đầu cuộn chạy rồi tiến hành đấu như đấu motor 1 pha 4 dây.

Cách đấu motor 1 pha 3 dây

Motor quạt và máy nén khí có 3 dây ra [1 tốc độ] dùng trong máy bơm nước tăng áp hay máy lạnh sẽ bao gồm 2 cuộn dây như hình minh họa dưới đây với 3 dây ra được quy định lần lượt là R-S-C. Trong đó:

  • R: là dây chạy

  • S: là dây đề [khởi động]

  • C: là dây chung

Sơ đồ đấu dây motor bao gồm có 3 dây

Dưới đây là cách xác định đầu dây motor 1 pha 3 dây và cách đấu motor 1 pha 3 dây:

Bước 1: Sử dụng thang đo Ohm của VOM kế để đo 3 cặp điện trở chạy qua 3 đầu dây

Bước 2: Xác định các cặp dây. Cặp dây nào có điện trở lớn nhất chính là dây R và S, dây còn lại là C.

Bước 3: So sánh điện trở của dây C với điện trở của dây R và S. Nếu dây nào có mức điện trở nhỏ hơn thì là R còn lớn hơn thì là S.

Đấu motor 1 pha 4 dây

Động cơ điện 1 pha có 4 dây ra sẽ có 2 dây Đen, 1 dây Xanh và 1 dây Nâu. Tuy nhiên, các hãng sản xuất khác nhau có thể sử dụng màu dây khác nhau nên việc xác định dựa trên màu sắc có thể khiến nhiều người cảm thấy bối rối.

Mặt khác, khi sử dụng thiết bị đo thì 4 dây này lại được thông mạch với nhau nên việc xác định đâu là cuộn khởi động để đấu cho tụ lại càng khó khăn. Do đó, để xác định đâu là cuộn LV, đâu là cuộn KD, người ta thường sử dụng đồng hồ vạn năng.

Sử dụng đồng hồ vạn năng để xác định cuộn LV và KD của motor 1 pha 4 dây

Cuộn LV thường có tiết diện lớn hơn so với cuộn LD song số vòng của cuộn LD lại thường bằng hoặc lớn hơn so với cuộn LV. Do đó, bạn nên sử dụng chức năng đo thông mạch của đồng hồ vạn năng để xác định các cuộn dây. Cuộn có điện trở nhỏ hơn là LV, cuộn còn lại là KD.

Đấu dây motor điện 1 pha có 5 dây ra

Motor điện 1 pha có 5 dây ra thường được sử dụng cho dàn lạnh của máy lạnh, gồm có 4 cuộn dây với 5 dây ra được quy định lần lượt là R-S-Hi-Me-Lo.

Trong đó:

  • R: dây chạy

  • S: dây đề [dây khởi động]

  • Hi: dây chạy tốc độ cao

  • Me: dây chạy tốc độ trung bình

  • Lo: dây chạy tốc độ thấp

Để đấu dây motor điện 1 pha có 5 dây ra, bạn có thể tham khảo hình minh họa dưới đây:

Sơ đồ đấu dây motor điện 1 pha có 5 dây ra

Động cơ điện 1 pha 6 dây ra bao gồm 4 đầu của cuộn dây chính và 2 đầu của cuộn phụ. Bạn có thể xác định bằng cách dùng đồng hồ vạn năng, điều chỉnh về thang đo R x 1 để đo từng cặp đầu dây. Sẽ có 3 cặp dây liên lạc theo từng đôi. Hãy đánh dấu cặp đầu dây liên lạc với nhau và kiểm tra trị số điện trở của chúng.

  • Hai cặp có điện trở đo được bằng nhau sẽ là 2 cặp của cuộn chính [có 4 đầu dây], còn 2 đầu còn lại chính là của cuộn phụ.

  • Đánh dấu các đầu dây ở cuộn chính lần lượt là 1 – 2; 3 – 4, còn ở cuộn phụ là 5 – 6.

  • Tại các đầu dây trong cuộn dây chính, bạn tiến hành xác định cực tính của chúng. Lần lượt đấu động cơ rồi đóng động cơ vào lưới. Trong 2 lần thử, lần nào động cơ chạy nhanh, êm mượt hơn và dòng điện vào động cơ nhỏ thì cách nối dây là đúng cực tính.

Lưu ý: Để xác định đúng các dây trọng motor điện 1 pha, đảm bảo đấu nối chính xác, các bạn nên lựa chọn đồng hồ VOM của những thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo độ chính xác của phép đo. Một số loại đồng hồ vạn năng bạn có thể tham khảo để đo động cơ điện 1 pha là: Kyoritsu 1021R, Kyoritsu 1009, Sanwa SH-88TR, Hioki DT4281,...

Như vậy, trong bài viết này, Kyoritsuvietnam.net đã hướng dẫn bạn cách xác định đầu dây motor 1 pha, sơ đồ quấn dây motor 1 pha và cách đấu dây motor 1 pha trong từng trường hợp khác nhau. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn đấu dây motor 1 pha nhanh chóng, hiệu quả nhất.

TTKT – TH – HN QUẬN PN ĐIỆN DÂN DỤNG TỔ CÔNG NGHIỆP NĂM HỌC: 2008 - 2009 Chương VIII: Bài 18: Thời gian dạy: 1,5 tiết I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Nắm mục đích – yêu cầu của bài tập. Biết các loại dụng cụ, vật liệu và thiết bị cần thiết cho bài thực hành. Biết cấu trúc của 1 quạt trần với những chức năng của các phần tử trong mạch. Nắm 1 số kiến thức hổ trợ trong việc kiểm tra chất lượng các phần tử của quạt trần. Kỹ năng: Phân biệt chức năng các phần tử của quạt. Vẽ được sơ đồ mắc mạch quạt trần. Biết cách sử dụng của các dụng cụ kiểm tra chất lượng chung của quạt như đồng hồ đo VOM, bộ đèn thử và bút thử điện. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận và an tồn trong việc kiểm tra chất lượng các phần tử quạt. Đảm bảo sự cần thiết kiềm tra các thành phần để có biện pháp sử dụng quạt bền lâu. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Sách giáo khoa: “Điện dân dụng”- Tác giả: Lââm An – Trần Ngọc Cẩn – NXB Trẻ 2001. Mô hình mẫu quạt trần. Tranh sơ đồ mạch quạt trần. Đèn thử, đồng hồ VOM. Học sinh: Dụng cụ học tập. Sách tham khảo: “Tài liệu học tập môn điện”. Các vật liệu: Cầu chì, bảng điện nhựa loại nhỏ, dây đơn mềm, băng keo điện . Dụng cụ: tuanơvit, bút thử điện. Hộp số, tụ điện. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp: [2’]. Kiểm diện HS. Kiểm tra thái độ, tinh thần chuẩn bị học tập. 2/ Kiểm tra bài cũ: [5’] Vẽ các sơ đồ khởi động động cơ chạy tụ? Nêu nguyên tắc chung của việc sử dụng và bảo quản động cơ điện xoay chiều? 3/ Tìm hiểu bài mới: Giới thiệu: [3’] Nhằm tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo 1 động cơ điện xoay chiều, thực hiện 1 bài tập về tháo lắp và vận hành động cơ là yêu cầu cần thiết. Trong đó, quạt trần là thiết bị điện cơ thường gặp trong thực tiễn. Do đó, cần nắm rõ 1 số kỹ năng trong việc kiểm tra quạt. Phương tiện Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thời gian I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1/ Mục đích: Vận dụng kiến thức từ động cơ điện Gợi ý cho các nhóm nhận định mục đích và yêu cầu của bài tập. _ Bài tập nhằm vận dụng Các nhóm ghi nhận vấn đề và hội ý. _ Vận dụng từ bài động cơ điện. 0.5’ TTKT – TH – HN QUẬN PN ĐIỆN DÂN DỤNG TỔ CÔNG NGHIỆP NĂM HỌC: 2008 - 2009 1 pha, nhận biết cấu tạo và nguyên lý vận hành. bài học nào? _ Vận dụng để làm gì? _ Hiểu kỹ hơn về cấu tạo quạt và hoạt động của nó 2/ Yêu cầu: Xác định đúng các đầu dây ra của quạt, biết đấu dây vận hành. Thực hiện mạch điều khiển quạt từ hộp số. _ Bài tập này cần đạt yêu cầu gì? _ Nắm sơ đồ đấu dây và lắp được mạch điện. II. DỤNG CỤ – VẬT LIỆU – THIẾT BỊ: _ Tuanơvit, bút thử điện, đèn thử. Cho HS kiểm tra nhóm việc chuẩn bị cá nhân cho bài tập và nêu vấn đề thảo luận. _ Theo em, bài tập cần những dụng cụ nào? Các nhóm cho kiểm tra cá nhân. _ Cây vặn vít, bút thử điện. _ Dây điện đơn mềm, băng dính cách điện. _ Vật liệu cần thiết cho bài tập này là những gì? _ Dây điện, băng keo. Các dụng cụ và đồ nghề liên quan bài tập. _ Quạt trần, tụ điện, hộp số, cầu chì, bảng điện. _ Kể tên các thiết bị điện được dùng ở mạch điện? _ Bảng điện, cầu chì, hộp số, quạt. 0.5’ III. SƠ ĐỒ MẮC MẠCH QUẠT TRẦN: Minh họa sơ đồ quạt trần, mô hình mẫu và cho HS vẽ lại theo hướng dẫn. Các nhóm ghi nhận ý và chuẩn bị thảo luận và vẽ. 10’ Mô hình quạt trần. 1/ Quạt trần: Có 3 đầu dây ra. Cuộn chính và cuộn khởi động có đầu dây ra là R và S; đầu dây ra còn lại là cuộn chung C. _ Theo hình vẽ, quạt có mấy đầu dây? Mối liên hệ giữa các đầu dây như thế nào? _ Ba đầu dây. Nối nhau tại 1 điểm. 1’ 2/ Tụ điện: Đấu vào mạch tạo mạch khởi động. _ Theo sơ đồ, em có nhận xét gì về tụ khởi động? _ Một đầu nối cuộn R; 1 đầu nối cuộn S. 1’ 3/ Hộp số: Dùng thay đổi tốc độ quạt. Là cuộn dây quấn quanh lõi sắt với nhiều cọc dây ra, mỗi đầu tương ứng cho 1 tốc độ. _ Cấu trúc của hộp số như thế nào? _ Cuộn dây có nhiều đầu ra để thay đổi tốc độ. 1’ Sơ đồ mạch quạt. 4/ Cầu chì: Bảo vệ mạch quạt khi có sự cố. _ Cho biết nhiệm vụ của cầu chí trong mạch quạt trần? _ Bảo vệ cho mạch quạt. 0.5’ IV. KỸ NĂNG HỖ TRỢ: 1/ Cách xác định các đầu dây R, S, C: GV hướng dẫn cách xác định các đầu dây quạt với từng loại dụng cụ. HS nghe và ghi nhận thảo luận nhóm. Tranh phóng to cách xác định dây ra bằng a] Dùng đèn thử: Lần _ Cho biết cách mắc đèn _ Kẹp 2 đầu đèn thử vào 5’ TTKT – TH – HN QUẬN PN ĐIỆN DÂN DỤNG TỔ CÔNG NGHIỆP NĂM HỌC: 2008 - 2009 lượt mắc nối tiếp từng cặp đầu dây vào đèn thử. _ Đèn mờ nhất: R và S [đầu còn lại là C]. thử vào quạt? _ Nhận diện đầu dây C như thế nào? 2 đầu dây quạt. _ Đèn mờ nhất [Vì điện trở lớn]. _ Đèn sáng vừa: C và S [đầu còn lại là R]. _ Cho biết cách nhận diện đầu dây R? _ Kẹp đầu C và S [Sáng đèn hơn vì điện trở nhỏ hơn]. đèn thử và mô hình mạch. _ Đèn sáng nhất: C và R [đầu còn lại là S]. _ Cho biết cách nhận diện đầu dây S? _ Kẹp đầu C và R [Sáng đèn nhất vì điện trở nhỏ nhất]. b] Dùng đồng hồ VOM: Bật thang đo [R x 1], lần lượt mắc que đo từng cặp đầu dây của quạt. _ Số điện trở lớn nhất: R và S [đầu còn lại là C]. _ Cho biết cách mắc que đo đồng hồ vào quạt? _ Nhận diện đầu dây C như thế nào? _ Chấm 2 đầu que dò vào 2 đầu dây quạt. _ Điện trở lớn nhất [Vì R và S nối tiếp]. _ Số điện trở vừa: C và S [đầu còn lại là R]. _ Cho biết cách nhận diện đầu dây R? _ Chấm 2 que dò vào đầu C và S [Điện trở nhỏ hơn]. Tranh phóng to cách xác định dây ra bằng VOM và mô hình mạch. _ Số điện trở nhỏ nhất: C và R [đầu còn lại là S]. _ Cho biết cách nhận diện đầu dây S? _ Chấm 2 que dò vào đầu C và R [Điện trở nhỏ nhất]. 5’ 2/ Thử cuộn dây: a] Dùng đèn thử: Lần lượt chạm 2 que dò đèn thử vào từng cặp dây. _ Đèn có 3 độ sáng  Tốt. Minh hỏa hình và mô hình quạt để đưa ra vấn đề. _ Để thử liên lạc giữa các cuộn dây qua đèn thử ta làm thế nào? _ Nhận định thế nào là cuộn dây tốt? HS quan sát và hội ý nhóm. _ Kẹp 2 que đèn thử vào từng cặp dây. _ Các cặp dây lần lượt có độ sáng khác nhau. _ Đèn chỉ có 1 độ sáng  Chạm. _ Nhận định thế nào là cuộn dây bị chạm? _ Các cặp dây có độ sáng giống nhau. 5’ Tranh phóng to cách thử cuộn dây bằng đèn thử và mô hình mạch. _ Đèn không sáng  Đứt cuộn dây _ Nhận định thế nào là cuộn dây bị đứt? _ Không sáng đèn thử. b] Dùng đồng hồ VOM: Bật thang đo R x 1, lần lượt chạm 2 que đo đồng hồ vào từng cặp dây. _ Có 3 trị số  Tốt. _ Để thử liên lạc giữa các cuộn dây bằng VOM ta làm thế nào? _ Nhận định thế nào là cuộn dây tốt? _ Chạm 2 que đo vào từng cặp dây. _ Các cặp dây lần lượt trị số điện trở khác nhau. _ Có 1 hoặc 2 trị số  Chạm. _ Nhận định thế nào là cuộn dây bị chạm? _ Các cặp dây có trị số điện trở giống nhau. Tranh phóng to cách thử bằng VOM. _ Kim không lệch  Dây bị đứt. _ Nhận định thế nào là cuộn dây bị đứt? _ Kim đồng hồ không chỉ trị số nào. 5’ c] Dùng bút thử điện: Cho 1 đầu dây quạt vào dây pha. Lần lượt chạm BTĐ vào từng cặp dây. _ BTĐ sáng  Tốt. _ Để thử liên lạc giữa các cuộn dây bằng BTĐ ta làm thế nào? _ Nhận định thế nào là cuộn dây tốt? _ Chạm BTĐ vào từng cặp dây. _ Đèn báo của BTĐ sáng. Tranh phóng to cách thử bằng BTĐ. _ BTĐ không sáng  Đứt cuộn dây. _ Nhận định thế nào là cuộn dây bị đứt? _ Đèn báo của BTĐ không sáng. 5’ Tranh phóng to cách thử 3/ Thử chạm vỏ: Nối 3 đầu dây quạt và cho vào lỗ dây pha. Chấm BTĐ _ Để chạm quạt bằng BTĐ ta làm thế nào? _ Nhận định thế nào là _ Chạm BTĐ vào vỏ quạt và chụm 3 đầu dây vào lỗ dây pha. 5’ TTKT – TH – HN QUẬN PN ĐIỆN DÂN DỤNG TỔ CÔNG NGHIỆP NĂM HỌC: 2008 - 2009 vào vỏ quạt. _ BTĐ không sáng  Không chạm. quạt không chạm vỏ? _ Đèn báo của BTĐ không sáng. bằng BTĐ. _ BTĐ sáng  Chạm. _ Nhận định thế nào là quạt bị chạm vỏ? _ Đèn báo của BTĐ sáng. 4/ Thử tụ điện: a] Dùng đèn thử: _ Đèn sáng mờ  Tốt. _ Để thử tụ bằng đèn thử ta làm thế nào? _ Nhận định thế nào là tụ tốt? _ Chạm 2 que đèn thử vào 2 đầu dây của tụ. _ Đèn sáng mờ. _ Đèn sáng tỏ Chạm. _ Nhận định thế nào là tụ bị chạm? _ Đèn sáng tỏ. _ Đèn không sáng  Tụ đứt. _ Nhận định thế nào là tụ bị đứt? _ Đèn không sáng. 5’ b] Dùng đồng hồ VOM: _ Kim nhích lên rồi về  Tốt. _ Để thử tụ bằng VOM ta làm thế nào? _ Nhận định thế nào là tụ tốt? _ Bật thang điện trở.Chạm 2 que dò vào 2 đầu dây của tụ. _ Kim lên và về. _ Kim nhích lên không về  Chạm. _ Nhận định thế nào là tụ chạm? _ Kim lên và không về. _ Kim không lên  Đứt. _ Nhận định thế nào là tụ đứt? _ Kim không lên. Tranh phóng to cách thử tụ. _ Kim nhích lên về không hết  Bị gỉ. _ Nhận định thế nào là tụ gỉ? _ Kim về lưng chừng. 5’ 5/ Thử hộp số: Chuyển công tắc hộp số. _ Đèn nhiều độ sáng  Tốt. _ Để thử hộp số bằng đèn thử ta làm thế nào? _ Nhận định thế nào là hộp số tốt? _ Kẹp 2 que đàn thử vào 2 dây ra của hộp số và xoay chuyển công tắc hộp số. _ Đèn nhiều độ sáng khác nhau. _ Đèn chỉ 1 độ sáng  Chạm. _ Nhận định thế nào là hộp số bị chạm? _ Đèn cùng độ sáng. Tranh phóng to cách thử hộp số. _ Đèn không sáng  Đứt. _ Nhận định thế nào là hộp số bị đứt? _ Đèn không sáng. 5’ Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện từng bài tập theo yêu cầu. HS lắng nghe và rút kinh nghiệm chung cho bài tập. 2’ Thu sản phẩm đđể ghi nhận kết quả thực hiện. Đại diện nhóm thu sản phẩm và gởi lại GV. 2’ Tổng kết, đánh giá bài học. Dặn dò tìm hiểu bài buổi sau “MẠNG ĐIỆN”. Cử thư ký ghi nhận vấn đề và đề cử trình bày từng ý kiến cho bài học mới vào buổi sau. 2’ IV. RÚT KINH NGHIỆM: TTKT – TH – HN QUẬN PN ĐIỆN DÂN DỤNG TỔ CÔNG NGHIỆP NĂM HỌC: 2008 - 2009

Video liên quan

Chủ Đề