Đền ông hoàng mười cách cửa lò bao nhiêu km

Đền Ông Hoàng Mười là ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ. Là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ đất nghệ mà còn cả dải đất miền Trung. Du khách truyền miệng nhau rằng, đến đền “cầu được ước thấy”. Cũng chính bởi sự linh thiêng và mầu nhiệm này đã thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương về hành hương, chiêm bái và cầu nguyện.

Đền ông Hoàng Mười tại làng Xuân Am xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Đền ông Hoàng Mười ở đâu?

Đền ông Hoàng Mười tại làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, còn có tên gọi khác là đền Mỏ Hạc hay lấy tên làng là đền Xuân Am, được xây dựng vào thế kỷ 17 dưới thời Lê Trung Hưng. Trải qua thăng trầm lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh tàn phá, ngôi đền cũng theo đó mà bị phá hủy nhiều. Mãi đến năm 1995 ngôi đền được đầu tư xây dựng lại như ngày nay.

Đền nằm ở vị trí có cảnh quan đẹp. Xung quanh đền là sông Cồn Mộc trong xanh uốn lượn, phía xa xa là ruộng đồng xanh tươi ngắt một màu. Còn bên sau đền là núi Con Mèo, núi Dũng Quyết. Đặc biệt, đền nằm xa làng mạc, lại ở giữa non nước hữu tình, núi quần tụ, cây cối tốt tươi nên tạo nên một vẻ trong lành yên ả.

Theo tín ngưỡng Tứ Phủ, ông Hoàng Mười là con thứ 10 của vua cha Bát Hải Động Đình – quan ở thiên đình, tiên trong cõi hạc. Theo sự sắp xếp của vua cha, ông Hoàng Mười xuống trần gian để giúp dân giúp nước.

Dù bị tàn phá và qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng đền Ông Hoàng Mười vẫn giữ nguyên nét truyền thống, gồm tam quan, bắc môn, đài trung thiên, lầu cô, lầu cậu. Tại đền giữ 21 đạo sắc phong, bản thần tích chữ Hán và hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao.

Điểm ấn tượng thu hút đầu tiên đập vào mắt du khách chính là những mái ngói được chạm trổ hình rồng cầu kỳ, công phu cùng với hệ thống cổng tam quan nằm nối tiếp nhau đưa du khách đi lần lượt từ Thượng điện cho đến Hạ điện.

Khu đền Quan Hoàng Mười có gồm ba tòa điện: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Đền Ông Hoàng Mười mang đậm lối kiến trúc của các đình chùa chùa Bắc bộ xưa, kết hợp cùng những tinh hoa thời nhà Nguyễn. Đền được làm chủ yếu từ gỗ, sơn son và được chạm trổ công phu bởi hoạ tiết tứ linh, long, lân, quy, phụng.

Thời điểm thích hợp để đi lễ đền ông Hoàng Mười

Theo kinh nghiệm đi lễ đền ông Hoàng Mười thì du khách từ miền Bắc vào thăm đền thường ghé vào Đền Củi tại xã Xuân Hồng, Huyện Nghi Xuân [tỉnh Hà Tĩnh] cách đó 2km, đây được coi là thờ chính của Ông Hoàng Mười. Hàng năm đền ông Hoàng Mười rộn ràng nhất là vào hai ngày lễ lớn: Lễ hội rước sắc vào dịp 14/3 âm lịch; Lễ giỗ ông Hoàng Mười vào 10/10 âm lịch, càng thu hút đông các tín đồ từ mọi nơi đổ về viếng chùa, tham gia lễ hội.

Đền Củi tại xã Xuân Hồng, Huyện Nghi Xuân [tỉnh Hà Tĩnh] được coi là đền thờ chính của Ông Hoàng Mười.

Ngoài những ngày thường thì vào mùng 1 hàng tháng hay ngày rằm đền cũng có nhiều hoạt động và đông đảo người dân cũng du khách thập phương tìm về.

Di tích đền ông Hoàng Mười có giờ mở cửa đón du khách chiêm bái, tham quan, tìm hiểu từ 05:30 - 22:00. Lịch hoạt động đền Ông Hoàng Mười tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, tết.

Hướng dẫn cách di chuyển đến đền ông Hoàng Mười

Khi du khách đến chiêm bái và lễ đền ông Hoàng Mười có thể đi về trong ngày nhưng sẽ khá mệt với những du khách đi từ Hà Nội. Tốt nhất là bạn có thể sắp xếp thời gian đi hai hoặc ba ngày, vừa có thời gian nghỉ ngơi vừa có thể đi thăm thú một số điểm du lịch lân cận như Cửa Lò, quê Bác, đảo chè, chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh…

Đường đi xuất phát từ Hà Nội, bạn chạy thẳng cao tốc Pháp Vân đi QL1A hoặc đi Đại Lộ Thăng Long đường mòn Hồ Chí Minh. Với khoảng cách chừng hơn 300km, mất khoảng 5 giờ chạy xe là bạn đã tới đền.

Với những du khách chưa quen đường hay không muốn tự lái xe có thể lựa chọn xe khách cũng rất thuận tiện. Từ bến xe Nước Ngầm hay bến xe Mỹ Đình có thể bắt xe chạy thẳng về bến xe Vinh, sau đó bạn gọi xe ôm hay taxi đi thêm 10km nữa là tới cửa đền.

Nắm vững kinh nghiệm đi đền ông Hoàng Mười đừng quên những điều kiêng kỵ tâm linh

Đền ông Hoàng Mười là điểm du lịch về tâm linh đặc biệt, ngoài việc đi lễ đền bạn nên chú ý một số điều cấm kị sau đây trong kinh nghiệm đi lễ đền ông Hoàng Mười để có chuyến hành hương trọn vẹn ý nghĩa.

Đền ông Hoàng Mười có 2 kỳ lễ hội lớn là Rằm tháng 3 âm lịch [lễ hội khai điểm] và ngày lễ hội giỗ ông Hoàng Mười [ngày 10/10 âm lịch].

Ngay từ lối dẫn vào cửa đền, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều sạp hàng bán các đồ để dâng lễ, cũng có nhiều người viết chữ thuê ngồi dọc bên đường. Nếu mua đồ lễ mang vào trong bạn có thể đi ra phía sau có khu vực riêng để sắp lễ, và nhớ dọn dẹp sạch sẽ sau khi soạn lễ.

Giữ tâm thanh tịnh khi đến cửa đền, không tham sân si hay mong cầu đổi chác, đồng thời trang phục cũng là vấn đề bạn nên lưu ý: mặc đồ kín đáo lịch sự, tránh những bộ quá ngắn hay bó sát.

Chấp hành quy định chung giữ gìn vệ sinh quang cảnh đền đặc biệt là sau khi sắm lễ và soạn lễ xong.

Du khách nên tắt điện thoại hoặc để rung trước khi vào đền, đặc biệt là chuẩn bị thắp nhang, thờ cúng.

Lưu ý hữu ích khi đi qua cổng Tam quan vào đền chùa bạn nên đi vào cửa Giả quan bên phải và đi ra bằng cửa Không quan bên trái. Bởi vì cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử ngày xưa, các bậc cao tăng đi vào đền chùa.

Khu du xuân, thường du khách sẽ kết hợp đi lễ đền Ông Hoàng Mười Nghệ An với chùa hương tích, đền Củi ở Hà Tĩnh.

Không đơn giản là điểm du lịch tâm linh, đền Ông Hoàng Mười còn là nơi con người hướng thiện, tìm thấy nốt lặng và sự bình an trong tâm hồn.

Chủ Đề