Đi từ vùng vàng về có bị cách ly

31/12/2021 16:58 [GMT+7]

 Quy định riêng của Quảng Trị về cách ly y tế gây khó người dân

Quảng Trị [TTXVN 31/12]           Tỉnh Quảng Trị đang duy trì quy định về cách ly phòng dịch COVID-19 khác với Quy định tạm thời của Chính phủ về "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch". Theo đó, tất cả mọi người đến hay về Quảng Trị phải tự giám sát y tế tại nhà 14 ngày dù đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 nếu rời từ vùng xanh [hay vàng, da cảm, đỏ] ở các tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, An Giang, Bạc Liêu, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bình Thuận và thành phố Huế [Thừa Thiên – Huế]. Cụ thể, ngày 6/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị ra văn bản số 2849/CV-BCĐPCD về việc nâng cấp độ kiểm soát dịch đối với người đến từ thành phố Huế [Thừa Thiên – Huế]. Theo đó, cách ly 14 ngày tại nhà kể từ ngày trở về đối với tất cả trường hợp trở về từ thành phố Huế, kể cả vùng xanh; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày thứ 13.           Trước đó, ngày 26/10 Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị ra văn bản số 2431/CV-BCĐPCD yêu cầu các địa phương tổ chức giám sát y tế tại nhà 14 ngày đối với các trường hợp trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Đến ngày 5/11, Sở Y tế Quảng Trị ra công văn số 2545/SYT-NVY về việc làm rõ một số nội dung tại văn bản số 2431/CV-BCĐPCD. Theo đó, cần tổ chức giám sát y tế tại nhà 14 ngày cho người trở về địa phương từ 4 tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, kể cả từ vùng xanh.           Ngày 16/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị ban hành văn bản số 2671/CV-BCĐPCD bổ sung tất cả trường hợp trở về từ 5 tỉnh gồm: An Giang, Bạc Liêu, Tây Ninh, Vĩnh Long và Bình Thuận, kể cả vùng xanh, phải được giám sát y tế tại nhà 14 ngày. Theo quy định của tỉnh, người thuộc diện giám sát y tế 14 ngày tại nhà phải tuân thủ các quy định như: treo biển cảnh báo, không được rời khỏi nhà, nơi cư trú; nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà, nơi cư trú để làm việc cần thiết phải có sự đồng ý của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xã, phường và thực hiện nghiêm quy định phòng dịch; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR ngày đầu, xét nghiệm nhanh vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14.           Trong khi đó, theo Quy định tạm thời kèm theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” có bốn cấp độ dịch gồm: cấp 1 – vùng xanh [nguy cơ thấp]; cấp 2 – vùng vàng [nguy cơ trung bình]; cấp 3 – màu cam [nguy cơ cao]; cấp 4 – vùng đỏ [nguy cơ rất cao]. Việc đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau cũng chịu sự giám sát khác nhau, trong đó ở cấp độ 1, 2 và 3 thì không bị hạn chế; ở cấp độ 4 thì bị hạn chế.           Theo hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế về việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ thì chỉ cách ly y tế đối với người đến từ địa bàn có dịch [địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế], người tiếp xúc gần [F1]. Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ, cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng.          

Do đó, những quy định riêng của tỉnh về cách ly, giám sát y tế đối với 10 địa phương nêu trên đang gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Chị Lê Nguyễn Nhã Phương, 26 tuổi, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, đi từ vùng vàng [nguy cơ trung bình] ở tỉnh Đồng Nai về quê tại xã Triệu Long, huyện Triệu Phong [Quảng Trị] nhưng chị vẫn bị áp dụng giám sát y tế 14 ngày tại nhà và xét nghiệm SARS-CoV-2 đến ba lần. Chị Phương cho biết, Quảng Trị cách ly, giám sát người trở về từ 10 địa phương "trong danh sách đen", tạo ra tâm lý phân biệt đối xử. Vì có nhiều địa phương có số ca mắc COVID-19 trong những ngày vừa qua còn cao hơn 10 tỉnh, thành phố nói trên nhưng người về từ các nơi đó không bị tỉnh bắt buộc cách ly, giám sát y tế tại nhà. Ngoài ra, thời gian cách ly, giám sát y tế tại nhà lên đến 14 ngày và xét nghiệm đến ba lần là quá nhiều, ảnh hưởng lớn đến công việc, đi lại của người dân. Chị Phương mong muốn tỉnh sớm có chính sách linh hoạt hơn theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, để vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa không gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại, làm ăn.           Ngày 31/12, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị Đỗ Văn Hùng cho biết, tỉnh đang có kế hoạch điều chỉnh những quy định trên./.          

Nguyên Lý

TP.HCM chính thức trở thành vùng xanh [cấp độ 1] sau nhiều tháng duy trì ở cấp độ 2 [vùng vàng] - Ảnh: DUYÊN PHAN

Sau nghị quyết 128 của Chính phủ và quyết định số 4800 của Bộ Y tế, từ ngày 20-10-2021 UBND TP.HCM có văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai các quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Theo đó, TP.HCM lần đầu đánh giá cấp độ dịch vào ngày 24-10. Và trong khoảng 6 lần công bố kết quả đánh giá, duy nhất lần này TP.HCM trở thành "vùng xanh", các lần trước đó đều ở cấp độ 2 [vùng vàng - nguy cơ trung bình]. 

Đây được đánh giá là tín hiệu khả quan, đặc biệt trong bối cảnh số ca COVID-19 mắc mới, chuyển nặng và tử vong mỗi ngày tại TP.HCM đang giảm sâu.

Cụ thể số ca mắc mới tại TP.HCM dao động trên dưới 500 ca mỗi ngày; số ca tử vong là 20 - mức thấp nhất trong 175 ngày kể từ ngày 16-7-2021, phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM Phạm Đức Hải thông tin tại họp báo chiều 7-1.

Tỉ lệ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 của TP.HCM [trên 17 triệu người tiêm mũi 1, 2, 3] được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt kéo giảm cấp độ dịch. 

Theo đánh giá của lãnh đạo TP.HCM tại các cuộc họp, đến nay cơ bản các hoạt động kinh tế, xã hội ở TP.HCM được hoạt động ổn định trở lại. Một số loại hình dịch vụ được đánh giá nguy cơ cao như karaoke, quán bar, vũ trường, massage cũng sẽ bắt đầu hoạt động trở lại từ ngày 10-1 tới.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng vừa có quyết định tạm dừng hoạt động Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM, sau hơn 5 tháng thành lập khi cao điểm dịch bệnh gia tăng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 8-1, một lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho rằng cấp độ dịch nêu trên là "tín hiệu đáng mừng", nhưng không vì thế người dân lơ là chủ quan trong phòng dịch, đặc biệt trong bối cảnh biến chủng Omicron xâm nhập. Đến nay TP.HCM phát hiện 11 ca mắc biến chủng Omicron đều là người nhập cảnh. 

"Với việc đạt cấp độ 1, các hoạt động gần như trở lại bình thường nhưng vẫn phải tuân thủ các biện pháp 5K. Bởi việc đánh giá theo tuần nên chưa thể nói trước điều gì. Ngoài ra cấp độ này xét trên bình diện toàn TP, riêng một số quận huyện; phường xã vẫn còn một số nơi đang ở cấp độ 2, 3 cần tiếp tục được giám sát chặt chẽ", vị này nói.

Về việc đi lại của người dân từ vùng xanh, theo nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế thì người dân từ vùng xanh về các địa phương không bị hạn chế và cũng không bị cách ly. 

Hướng dẫn về đi lại của người dân ở vùng xanh [cấp độ 1] theo nghị quyết 128 của Chính phủ

TP.HCM trở thành vùng xanh

HOÀNG LỘC - XUÂN MAI

Video liên quan

Chủ Đề