Dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào là gì

Ngày 18/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1624/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19  của AstraZeneca. Theo đó, hướng dẫn này quy định các đối tượng đủ điều kiện tiêm và không nên tiêm.

Quyết định này theo đề nghị của Hội đồng chuyên môn xây dựng hướng dẫn tạm thời quy trình khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca tại cuộc họp nghiệm thu hướng dẫn ngày 17/3.

Tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ y tế.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca để nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Theo đó, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine.

Ngoài ra, có 9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng, gồm: Người đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19; tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước; người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; người trên 65 tuổi; người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Tại hướng dẫn này cũng quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng. Cụ thể các đối tượng [như: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống [Mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặt giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút …] phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh. Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực từ ngày 18/3 và được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng phải hỏi kỹ tiền sử bệnh. Cụ thể là tình trạng sức khỏe hiện tại để phát hiện các bệnh cấp tính mà người tiêm đang mắc, trong đó đặc biệt lưu ý với người đang sử dụng kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị HIV [bằng thuốc ARV].

Cùng với đó, trong quá trình khám sàng lọc, nhân viên y tế cần hỏi về tiền sử tiêm vaccine phòng COVID-19; tiền sử tiêm vaccine khác trong 14 ngày qua; tiền sử điều trị khỏi vaccine COVID-19  tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, đang dùng thuốc corticoid, ức chế, miễn dịch; tiền sử bệnh nền; tiền sử rối loạn đông máu, cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông hoặc người đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Cũng theo hướng dẫn này, các vaccine phòng COVID-19 không thay thế được cho nhau nên cán bộ tiêm chủng cần khai thác chính xác loại vaccine và thời gian đã tiêm vaccine của người chuẩn bị tiêm phòng. 

Ngoài ra, nhân viên y tế cần phải hỏi về tiền sử dị ứng của người chuẩn bị tiêm phòng, đó là tiền sử bệnh dị ứng của cá nhân [như: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản...]; tiền sử bệnh dị ứng của gia đình [như: Bố, mẹ, con, anh chị em ruột...]; các loại dị nguyên đã gây dị ứng [như: Côn trùng, thực phẩm, phấn hoa, bụi nhà, hóa chất, mỹ phẩm, dược phẩm...]; tiền sử dị ứng nặng, bao gồm phản vệ và tiền sử dị ứng với vaccine và bất kỳ thành phần nào của vaccine…

Hướng dẫn này cũng yêu cầu nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Sau khi khám sàng lọc, đối tượng nào nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.

Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sáng 18/3 cho hay, đã có thêm 3.359 người được tiêm vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 trong ngày 17/3.

Như vậy, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 24.054 người từ ngày 8-17/3. Họ là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Theo ncov.moh.gov.vn

Suckhoedoisong.vn - Mới đây, một thanh niên ở Phú Thọ vì thái một củ hành sau đó dẫn đến sốc phản vệ và nguy kịch tính mạng. Nhiều người khá băn khoăn vì không lẽ sốc phản vệ lại đến dễ dàng vậy sao?.

Theo BS. Ngô Đức Hùng - Khoa cấp cứu A9, BV Bạch Mai, tác giả của cuốn sách 3 phút sơ cứu, bất cứ cái gì gây dị ứng đều có thể bị phản vệ. Dị ứng nặng bằng phản vệ, dị ứng nặng hơn thì thành sốc phản vệ. Có khi chỉ là một con sâu róm cũng có thể gây sốc phản vệ.

Cũng theo BS. Hùng, phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn bị báo động khi tiếp xúc với một số chất trong môi trường. Đa phần chúng vô hại. Tuy nhiên, một số người có cơ địa nhạy cảm lại dễ phản ứng với chúng, các chất này gọi là dị nguyên.

Sốc phản vệ là dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong nhanh chóng từ một vài phút đến một vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.

Ngoài các nguyên nhân gây sốc phản vệ mà mọi người thường biết đến nhiều là từ dược phẩm thì các dị nguyên trong môi trường sống hàng ngày như cây độc, lông của động vật, ngòi ong, các loại hạt, tôm cua, phấn hoa, bụi, nấm mốc, thậm chí nước bọt của động vật cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng từ nhẹ đến sốc phản vệ nghiêm trọng.

BS. Ngô Đức Hùng - khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai.

- Nổi mày đay tại chỗ đến toàn thân kèm theo ngứa

- Phù nề mí mắt, kết mạc, chảy nước mũi, hắt hơi

- Đau quặn bụng hoặc kèm theo nôn

Do đó, bác sĩ lưu ý, khi bị côn trùng cắn cần theo dõi các triệu chứng dị ứng ngay cả với người tiếp xúc với nọc độc lần đầu. 

Nếu hít/ ngửi phải chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà. Có thể rửa mũi bằng cách bơm nước muốn sinh lý 2 lần một ngày làm giảm triệu chứng ho hắt hơi, sổ mũi.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với dị nguyên

- Biểu hiện là phù nề vùng đầu mặt cổ, họng miệng, tiếng thở khò khè, ho dai dẳng

- Nói khó hoặc khàn tiếng.

- Cảm giác choáng váng, mất cân bằng.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm 2 tổn thương gây tử vong nhanh chóng là phù nề đường dẫn khí gây ngạt thở.

Giãn mạch tụt huyết áp gây sốc [gọi là sốc phản vệ].

Những người có tiền sử bệnh lý hen phế quản, bệnh lý dị ứng từ trước rất dễ có phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, với đối tượng này cần hết sức thận trọng.

Lông chó, mèo là một trong những dị nguyên dễ gây phản ứng dị ứng với cơ thể 

Xử trí thế nào?

Nếu phản ứnh dị ứng mức độ nhẹ với mày đay nhẹ khu trú tại một vùng cơ thể thì chúng có thể tự biến mất. Cần rửa sạch vùng tiếp xúc bằng nước và xà phòng, sử dụng thuốc kháng histamin bôi tại chỗ làm dịu chỗ ngứa.

Nếu mày đay xuất hiện toàn thân và ngứa, không nên tắm nước nóng vì như vậy sẽ kích thích giãn mạch tăng tiết histamin làm tăng triệu chứng bệnh. Lúc này bạn cần dùng thuốc chống dị ứng đường uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Cởi bỏ quần áo, tránh mặc đồ bó sát có thể gây kích ứng tại chỗ.

Nếu có bất kể một triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, cần để người bệnh vào tư thế an toàn.

Khi thấy có dấu hiệu sốc cần ủ ấm người bệnh, để người bệnh nằm đầu thấp, gác chân lên cao, nghiêng đầu về một bên để tránh nôn sặc.

Với phản ứng dị ứng nghiêm trọng [bao gồm sốc phản vệ] thuốc cần sử dụng là adrenalin và corticoid, thuốc này chỉ có ở bệnh viện. Vì thế không chậm trễ đưa người bệnh đến bệnh viện.

Tuyệt đối không uống nước hay bất cứ thứ gì vì có nguy cơ nôn sặc vào phổi. Cần bình tĩnh nới rộng quần áo, trấn an tinh thần người bệnh, cho người bệnh nằm tư thế an toàn đợi xe cấp cứu.

H.Nguyên [ghi]

Nguốn://suckhoedoisong.vn/vi-cu-hanh-ma-nguy-kich-tinh-mang-soc-phan-ve-den-de-dang-vay-sao-n190455.html

Chủ Đề