Dịch tễ nghĩa là gì

Y tế công cộng nói chung đề cập đến các hành động mang tính tập thể nhằm cải thiện sức khỏe của cộng đồng. Dịch tễ học là một trong các công cụ giúp tăng cường sức khỏe, được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

Các nghiên cứu ban đầu trong lĩnh vực dịch tễ học thường quan tâm đến nguyên nhân [bệnh căn] của các bệnh truyền nhiễm. Và cho đến hiện nay, công việc này vẫn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các biện pháp phòng ngừa bệnh. Theo ý nghĩa này, chúng ta thấy dịch tễ học là ngành khoa học, y học cơ bản với mục đích cải thiện sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt là sức khỏe của những nhóm cộng đồng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Các nhân viên y tế công cộng chịu trách nhiệm xây dựng chính sách, thực hiện và đánh giá sử dụng thông tin dịch tễ học như một khuôn khổ để đưa ra các quyết định liên quan đến sức khỏe của một cộng đồng cụ thể.

Để đánh giá sức khỏe của người dân hoặc cả cộng đồng, các nguồn dữ liệu liên quan phải được xác định và phân tích một cách chính xác theo người, địa điểm và thời gian. Đây là vài trò chính của dịch tễ học mô tả.

Các nhà nghiên cứu dịch tễ học cần trả lời được các câu hỏi chính sau đây:

  • Các vấn đề sức khỏe hiện tại và trong tương lai có thể xảy ra trong cộng đồng là gì?
  • Các vấn đề sức khỏe đó đang xảy ra ở đâu?
  • Những khu vực nào có nguy cơ gia tăng?
  • Những vấn đề sức khỏe nào đã giảm theo thời gian?
  • Những vấn đề sức khỏe nào đang tăng hoặc có khả năng tăng trong tương lai?
  • Làm thế nào để các mô hình này tác động đến mức độ và sự phân phối các dịch vụ y tế công cộng có sẵn?

Các nhà nghiên cứu dịch tễ học cũng cần nghiên cứu, thu thập các dữ liệu chi tiết hơn để có thể phân tích đánh giá xem các dịch vụ y tế có sẵn có hiệu quả hay không với các vấn đề sức khỏe mà cộng đồng đang hoặc sắp phải đối mặt.

Dịch tễ học là ngành khoa học, y học cơ bản với mục đích cải thiện sức khỏe của cộng đồng

Có nhiều người có thể đã không nhận ra rằng họ đã sử dụng thông tin dịch tễ học bệnh truyền nhiễm để đưa ra quyết định ảnh hưởng đến sức khỏe của họ hàng ngày.

Như khi một người đưa ra quyết định bỏ hút thuốc lá, đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy, ăn salad thay vì ăn phô mai với khoai tây chiên cho bữa trưa, hay sử dụng bao cao su... thì họ cũng đã chịu ảnh hưởng một cách vô thức bởi các đánh giá rủi ro được các nhà nghiên cứu dịch tễ học đưa ra.

Kể từ Thế chiến thứ II, các nhà dịch tễ học đã cung cấp thông tin liên quan đến tất cả những quyết định này. Vào những năm 1950, các nhà dịch tễ học đã báo cáo nguy cơ ung thư phổi gia tăng ở những người hút thuốc lá.

Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu dịch tễ học đã ghi nhận vai trò của việc tập thể dục và chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đến giữa những năm 1980, các nhà dịch tễ học đã xác định nguy cơ nhiễm HIV tăng lên có liên quan đến một số hành vi liên quan đến tình dục không an toàn và ma túy.

Dịch tễ học đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến sức khỏe của từng cá nhân. Và thực tế hiện nay, thì nó còn đóng vai trò trong cả các quyết định liên quan đến sức khỏe của cả một cộng đồng rộng lớn.

Các nhà nghiên cứu dịch tễ học dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và người dân để đưa ra chẩn đoán thích hợp

Khi điều tra một ổ dịch bệnh, các nhà nghiên cứu dịch tễ học dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và người dân để đưa ra chẩn đoán thích hợp cho từng bệnh nhân. Nhưng các nhà dịch tễ học cũng đóng góp cho sự hiểu biết của bác sĩ về một bức tranh lâm sàng và lịch sử tự nhiên của căn bệnh đó.

Một ví dụ cụ thể cho điều này đó là vào cuối năm 1989, một vị bác sĩ đã thấy ba bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu ái toan không giải thích được [cả ba bệnh nhân có sự gia tăng số lượng một loại tế bào bạch cầu cụ thể gọi là eosinophil] và hiện tượng đau cơ nghiêm trọng.

Mặc dù vị bác sĩ này không thể đưa ra chẩn đoán xác định, nhưng ông đã thông báo cho các cơ quan y tế công cộng biết điều này. Và, chỉ trong vòng vài tuần sau đó, các nhà dịch tễ học đã xác định đầy đủ các trường hợp khác để mô tả quang phổ và quá trình diễn biến của căn bệnh này. Căn bệnh này sau đó được gọi là hội chứng tăng bạch cầu eosin-đau cơ.

Trong những năm gần đây, các nhà dịch tễ học cùng với bác sĩ lâm sàng và các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đã phối hợp với nhau để mô tả dịch SARS, một căn bệnh được gây ra bởi một loại coronavirus mới xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm 2002.

Như vậy, dịch tễ học đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra bức tranh toàn cảnh về một căn bệnh cụ thể nào đó. Trước đây, dịch tễ học chỉ quan tâm đến các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, ngày nay, dịch tễ học cũng đã trở thành công cụ đặc trưng cho nhiều bệnh không truyền nhiễm như tình trạng liên quan đến hút thuốc lá như bệnh phổi và bệnh tim, ung thư họng, ung thư phổi,..

Các nhà dịch tễ học phát hiện vắc-xin ngừa rotavirus làm tăng nguy cơ mắc bệnh nội tạng

Có nhiều nghiên cứu dịch tễ học dành cho việc tìm kiếm nguyên nhân hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh. Mục tiêu quan trọng nhất đó là xác định được nguyên nhân gây bệnh để có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa bệnh cho cộng đồng.

Có nhiều người cho rằng dịch tễ học không bao giờ có thể chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa việc phơi nhiễm và bệnh. Nguyên nhân quả quan điểm này đó là phần lớn dịch tễ học dựa trên lý luận sinh thái học. Tuy nhiên, dịch tễ học thường cung cấp đủ thông tin để hỗ trợ cho công việc này một cách hiệu quả. Một số ví dụ điển hình cho loại này đó là kể từ khi loại bỏ tay cầm khỏi máy bơm Broad St sau cuộc điều tra dịch tả của John Snow tại khu vực Golden Square ở London vào năm 1854 đã ngăn chặn dịch tả lây lan.

Sau khi các nhà dịch tễ học phát hiện ra rằng vắc-xin ngừa rotavirus làm tăng nguy cơ mắc bệnh nội tạng - một tình trạng có khả năng đe dọa tính mạng, vào năm 1999 vắc-xin này đã được rút khỏi chương trình tiêm chủng.

Dịch tễ học và khoa học phòng thí nghiệm kết hợp để cung cấp bằng chứng cần thiết để thiết lập mối quan hệ nhân quả. Một ví dụ đó là các nhà dịch tễ học đã có thể xác định được yếu tố khác nhau trong đợt bùng phát bệnh viêm phổi giữa những người tham dự Hội nghị quân đoàn Mỹ ở Philadelphia vào năm 1976. Sau đó 6 tháng, các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm mới tìm thấy trực khuẩn Legionnaires từ mô phổi của một số bệnh nhân đã chết.

Dịch tễ học có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực y tế công cộng để đánh giá sức khỏe cộng đồng, đưa ra các quyết định cá nhân về các vấn đề sức khỏe, hoàn thiện bức tranh lâm sàng tổng thể của một căn bệnh và đặc biệt là tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh cũng như các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh của một người.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: cdc.gov, apps.who.int

XEM THÊM:

Dịch tễ học ngày càng có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sự phụ thuộc của con người vào dịch tễ học sẽ ngày càng tăng lên trong một thế giới đang có nhiều sự thay đổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp mỗi người có thêm nhiều thông tin về dịch tễ học mô tả.

Tổng hợp và phân tích dữ liệu theo thời gian, địa điểm và con người là bước cần thiết bởi:

  • Đầu tiên, bằng cách xem xét dữ liệu một cách cẩn thận, các nhà dịch tễ học có thể xác định các thông tin dựa vào dữ liệu với các biến có sẵn, giới hạn của nó và độ lệch tâm của nó [ví dụ: tất cả các trường hợp trong độ tuổi từ 2 tháng đến 6 tuổi, cộng với một người 17 tuổi.].
  • Thứ hai, nhà dịch tễ học tìm hiểu mức độ và mô hình của vấn đề sức khỏe cộng đồng đang được điều tra - tháng nào, khu vực nào và nhóm người nào có nhiều trường hợp mắc bệnh nhất và ít mắc bệnh nhất.
  • Thứ ba, nhà dịch tễ học tạo ra mô tả chi tiết về sức khỏe của dân số bằng cách thể hiện thông qua các bảng, biểu đồ và bản đồ.
  • Thứ tư, nhà dịch tễ học có thể xác định các khu vực hoặc nhóm trong dân số có tỷ lệ mắc bệnh cao. Thông tin này lần lượt cung cấp manh mối quan trọng cho việc xác định các nguyên nhân gây bệnh và các giả thuyết có thể kiểm chứng.

Các nhà dịch tễ học có thể xác định các thông tin dựa vào dữ liệu với các biến có sẵn

2.1. Thời gian

Sự xuất hiện của dịch bệnh thay đổi theo thời gian. Một số thay đổi này xảy ra thường xuyên, trong khi có những sự thay đổi không thể đoán trước. Hai bệnh thường xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định trong năm là cúm [mùa đông] và nhiễm siêu vi West Nile. Ngược lại, các bệnh như viêm gan B và nhiễm khuẩn salmonella có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đối với các bệnh xảy ra theo mùa, các quan chức y tế có thể dự đoán sự xuất hiện của chúng và thực hiện các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa, chẳng hạn như chiến dịch tiêm phòng cúm hoặc phun thuốc diệt muỗi. Đối với các bệnh xảy ra đột ngột, các nhà điều tra có thể tiến hành các nghiên cứu để xác định nguyên nhân và phương thức lây lan, sau đó tiến hành các hành động được nhắm mục tiêu phù hợp nhằm kiểm soát hoặc ngăn chặn sự xuất hiện của dịch bệnh.

Trong cả hai trường hợp, việc hiển thị các mô hình xuất hiện bệnh theo thời gian là rất quan trọng để theo dõi sự xuất hiện của dịch bệnh trong cộng đồng và để đánh giá liệu các can thiệp y tế công cộng có tạo ra sự khác biệt hay không.

Dữ liệu thời gian thường được hiển thị với biểu đồ hai chiều. Trục dọc hoặc trục y thường hiển thị số lượng hoặc tỷ lệ các trường hợp; trục hoành hoặc trục x hiển thị các khoảng thời gian như năm, tháng hoặc ngày. Số lượng hoặc tỷ lệ các trường hợp được vẽ theo thời gian. Đồ thị xuất hiện bệnh theo thời gian thường được vẽ dưới dạng biểu đồ đường hoặc biểu đồ cột

2.2. Địa điểm

Mô tả sự xuất hiện của bệnh theo nơi cung cấp cái nhìn sâu sắc về phạm vi địa lý của dịch bệnh và sự thay đổi địa lý khi dịch bệnh bùng phát. Đặc điểm dịch bệnh dựa vào địa điểm không chỉ liên quan đến nơi cư trú mà còn bất kỳ vị trí địa lý nào liên quan đến sự xuất hiện của bệnh. Những địa điểm này bao gồm nơi chẩn đoán hoặc báo cáo, nơi sinh, nơi làm việc, khu học chánh, đơn vị bệnh viện hoặc các điểm đến du lịch gần đây. Phạm vi dịch bệnh diễn ra đó có thể rộng lớn, chẳng hạn như một lục địa hoặc quốc gia hoặc ở một phạm vi hẹp. Đôi khi địa điểm không đề cập đến một vị trí cụ thể nào cả như thành thị hoặc nông thôn, trong nước hoặc nước ngoài...

Phân tích dữ liệu theo địa điểm có thể xác định các cộng đồng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngay cả khi dữ liệu không thể tiết lộ lý do tại sao những người này có nguy cơ gia tăng, nó có thể giúp tạo ra các giả thuyết để kiểm tra với các nghiên cứu bổ sung. Ví dụ, một cộng đồng có nguy cơ dịch bệnh gia tăng vì các đặc điểm của những người trong cộng đồng như yếu tố di truyền, giảm khả năng miễn dịch, hành vi nguy hiểm hoặc tiếp xúc với độc tố tại địa phương hoặc thực phẩm bị ô nhiễm? Nguy cơ gia tăng, đặc biệt là một bệnh truyền nhiễm, có thể được quy cho các đặc điểm của tác nhân gây bệnh như một chủng đặc biệt độc hại, các địa điểm sinh sản, hoặc yếu tố lây truyền từ sinh vật sang người? Nguy cơ gia tăng có thể được quy cho môi trường mang các tác nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh, chẳng hạn như sự đông đúc ở khu vực thành thị làm tăng nguy cơ truyền bệnh từ người này sang người khác, hoặc nhiều ngôi nhà được xây dựng trong khu vực dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Phân tích dữ liệu theo địa điểm có thể xác định các cộng đồng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

2.3. Con người

Bởi vì các đặc điểm cá nhân có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, nên việc tổ chức và phân tích dữ liệu của người bệnh có thể sử dụng các đặc điểm vốn có [ví dụ: tuổi, giới tính, chủng tộc], đặc điểm sinh học [tình trạng miễn dịch], đặc điểm mắc phải [tình trạng hôn nhân], hoạt động [nghề nghiệp], các hoạt động giải trí, sử dụng thuốc / thuốc lá hoặc các điều kiện nơi họ sống [tình trạng kinh tế xã hội, tiếp cận chăm sóc y tế]. Tuổi tác và giới tính là hai yếu tố có trong hầu hết các tập dữ liệu và là hai đặc điểm được phân tích phổ biến nhất trên người. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bệnh và dữ liệu có sẵn, các phân tích về các biến số khác thường là cần thiết. Thông thường các nhà dịch tễ học mô tả bắt đầu phân tích dữ liệu người bằng cách xem xét từng biến riêng biệt. Trong một số trường hợp, hai biến như tuổi và giới tính có thể được kiểm tra đồng thời.

  • Tuổi tác: Tuổi tác có lẽ là thuộc tính quan trọng nhất, bởi vì hầu hết mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe đều thay đổi theo độ tuổi. Một số yếu tố cũng thay đổi theo độ tuổi bao gồm: Độ nhạy cảm, cơ hội phơi nhiễm, thời gian trễ hoặc thời gian ủ bệnh và phản ứng sinh lý [ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh]. Khi phân tích dữ liệu theo độ tuổi, các nhà dịch tễ học mô tả cố gắng sử dụng các nhóm tuổi đủ hẹp để phát hiện bất kỳ mẫu nào liên quan đến tuổi có thể có trong dữ liệu.
  • Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn nữ giới vì nhiều bệnh. Đối với một số bệnh, sự khác biệt liên quan đến giới tính này là do di truyền, nội tiết tố, giải phẫu hoặc sự khác biệt vốn có giữa hai giới. Những khác biệt vốn có ảnh hưởng đến tính nhạy cảm hoặc phản ứng sinh lý. Ví dụ, phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn nam giới cùng tuổi. Sự khác biệt này được cho là do nồng độ estrogen cao hơn ở phụ nữ. Mặt khác, sự khác biệt liên quan đến giới tính trong sự xuất hiện của nhiều bệnh phản ánh sự khác biệt về cơ hội hoặc mức độ phơi nhiễm. Ví dụ, sự khác biệt về tỷ lệ ung thư phổi theo thời gian giữa nam và nữ. Sự khác biệt được ghi nhận trong những năm trước đã được quy cho tỷ lệ hút thuốc ở nam giới cao hơn trong quá khứ. Thật không may, tỷ lệ hút thuốc ở phụ nữ hiện nay tương đương với nam giới và tỷ lệ ung thư phổi ở phụ nữ đã tăng lên do đó.
  • Các nhóm dân tộc và chủng tộc: Đôi khi các nhà dịch tễ học quan tâm đến việc phân tích dữ liệu của con người theo các nhóm sinh học, văn hóa hoặc xã hội như chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo hoặc các nhóm xã hội như các bộ lạc và các nhóm địa lý. Sự khác biệt về chủng tộc, dân tộc hoặc các nhóm khác có thể phản ánh sự khác biệt về độ nhạy cảm hoặc phơi nhiễm hay sự khác biệt về các yếu tố khác ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh, như tình trạng kinh tế xã hội và sự tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Điều kiện kinh tế xã hội: Tình trạng kinh tế xã hội rất khó định lượng. Nó được tạo thành từ nhiều biến số như nghề nghiệp, thu nhập gia đình, trình độ giáo dục hoặc theo dõi điều tra dân số, điều kiện sống và vị thế xã hội. Các biến dễ đo nhất có thể không phản ánh chính xác khái niệm tổng thể. Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học mô tả thường sử dụng nghề nghiệp, thu nhập gia đình và trình độ giáo dục, tuy nhiên, họ cũng nhận ra rằng các biến này không đo lường chính xác tình trạng kinh tế xã hội.

Tần suất của nhiều tình trạng sức khỏe bất lợi tăng lên khi tình trạng kinh tế xã hội giảm

Tần suất của nhiều tình trạng sức khỏe bất lợi tăng lên khi tình trạng kinh tế xã hội giảm. Ví dụ, bệnh lao phổ biến hơn ở những người thuộc tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và thời gian mất việc do khuyết tật đều liên quan đến thu nhập thấp hơn. Những mô hình này có thể phản ánh mức độ phơi nhiễm cao, sức đề kháng thấp hơn và ít tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Một vài vấn đề sức khỏe bất lợi xảy ra thường xuyên hơn ở những người có điều kiện kinh tế xã hội cao hơn. Bệnh gút được biết đến như là bệnh của nhà giàu vì liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm khá phong phú. Các điều kiện khác liên quan đến điều kiện kinh tế xã hội cao hơn bao gồm ung thư vú, hội chứng Kawasaki, hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề