Điểm chuẩn ưu tiên xét tuyển Đại học Bách khoa

Điểm chuẩn vào trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM năm 2022

Năm 2022, trường Đại học Bách khoa TPHCM xét tuyển hơn 5.000 chỉ tiêu trình độ đại học chính quy cho 35 ngành đào tạo chính quy bao gồm các chương trình đại trà, chất lượng cao, tiên tiến, chuyển tiếp quốc tế, chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật, tăng cường tiếng Nhật.

Năm nay, Trường sẽ tiếp tục sử dụng đa dạng các phương thức tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT, ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022, xét chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài, xét học lực kết hợp phỏng vấn.

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM 2022 sẽ được công bố đến các thí sinh ngày 17/9.

Theo quy chế tuyển sinh của Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP HCM], điểm xét tuyển là tổng điểm các môn [thuộc tổ hợp môn xét tuyển] lớp 10, 11, 12 được thể hiện trong học bạ THPT.

Theo kết quả xét tuyển Trường ĐH Bách khoa TP HCM vừa công bố, điểm trúng tuyển phương thức ưu tiên xét tuyển thẳng/ưu tiên xét tuyển các ngành từ 69,5 điểm [nhóm ngành kỹ thuật địa chất; kỹ thuật dầu khí] đến 86,6 điểm [ngành khoa học máy tính - chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh].

Nhà trường lưu ý thí sinh có nộp chứng chỉ tiếng Anh chung với hồ sơ ưu tiên xét tuyển/ưu tiên xét tuyển thẳng, nhưng chưa/không khai báo thông tin chứng chỉ trên cổng thông tin tuyển sinh của Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP HCM] thì phải khai báo bổ sung trên cổng thông tin tuyển sinh của trường để làm căn cứ nạp thông tin lên cổng tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Cổng thông tin tuyển sinh của Trường ĐH Bách khoa tại: mybk.hcmut.edu.vn >> Đăng ký xét tuyển sinh ĐH-CĐ.

Các thí sinh đã công bố dự kiến đủ điều kiện [trừ tốt nghiệp THPT] diện ưu tiên xét tuyển/ưu tiên xét tuyển thẳng [gọi là "dự kiến trúng tuyển"] phải đăng ký nguyện vọng dùng phương thức này [với ngành đã được công bố dự kiến trúng tuyển] tại cổng đăng ký tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Nếu không đăng ký lại, đồng nghĩa với việc thí sinh không dùng kết quả này trong tuyển sinh.

Các thí sinh không được "dự kiến trúng tuyển" vẫn có thể tiếp tục đăng ký vào các ngành yêu thích với phương thức tổng hợp của trường [Phương thức 5] tại cổng tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Kết quả trúng tuyển chính thức sẽ có sau quá trình lọc ảo toàn quốc theo lịch chung của Bộ GD&ĐT. Thí sinh trúng tuyển chính thức phải xác nhận nhập học tại cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và làm thủ tục nhập học tại trường.

Thí sinh không làm thủ tục xác nhận nhập học trong thời gian quy định sẽ không được nhập học và không có tên trong danh sách sinh viên chính thức.

Điểm chuẩn ưu tiên xét tuyển của trường như sau:

Thái Phương

Sáng 29/6/2022, Trường ĐH Bách khoa [ĐHQG-HCM] công bố điểm chuẩn đủ điều kiện trúng tuyển vào các chương trình chính quy Chất lượng cao [tiếng Anh, tiếng Nhật], Tiên tiến theo phương thức Ưu tiên xét tuyển của ĐHQG-HCM.

Để tra cứu kết quả Ưu tiên xét tuyển, thí sinh truy cập mybk.hcmut.edu.vn → 12. Đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ → Tra cứu kết quả xét tuyển. Thí sinh tham gia Ưu tiên xét tuyển thẳng [ĐH Quốc gia TP.HCM] vào Trường ĐH Bách khoa cũng tra cứu kết quả xét tuyển tại link này. Cổng MyBK sẽ còn được dùng để làm các thủ tục nhập học về sau nếu thí sinh trúng tuyển.

Thí sinh nào nộp chứng chỉ tiếng Anh chung với hồ sơ Ưu tiên xét tuyển [bản giấy] nhưng chưa hoặc không khai báo thông tin chứng chỉ tiếng Anh trên cổng MyBK thì phải khai báo bổ sung trước 17g 18/7/2022 để làm căn cứ nạp thông tin lên cổng tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Trường hợp:

1. Thí sinh nào được công bố dự kiến đủ điều kiện [trừ điều kiện tốt nghiệp THPT] trúng tuyển diện Ưu tiên xét tuyển [gọi tắt là “dự kiến trúng tuyển”] thì phải đăng ký nguyện vọng ở thứ tự ưu tiên cao nhất ứng với phương thức này và ngành đã được công bố dự kiến trúng tuyển tại cổng tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo từ 22/7 – 17g 20/8/2022. Nếu không đăng ký lại, đồng nghĩa với việc thí sinh không dùng kết quả dự kiến trúng tuyển này.

2. Thí sinh nào không được dự kiến trúng tuyển thì vẫn có thể tiếp tục đăng ký vào các ngành yêu thích của Trường ĐH Bách khoa theo phương thức kết hợp [còn gọi là phương thức 5] của nhà trường tại cổng tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

3. Dự kiến hôm nay 29/6/2022, các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM cũng sẽ công bố kết quả xét tuyển dùng kết quả thi Đánh giá năng lực [riêng lẻ]. Trường ĐH Bách khoa không xét tuyển riêng lẻ kết quả thi Đánh giá năng lực mà sẽ áp vào phương thức kết hợp như một trong nhiều tiêu chí xét tuyển. Vì vậy, thí sinh nào đã từng đăng ký nguyện vọng vào Trường ĐH Bách khoa bằng kết quả thi Đánh giá năng lực trước đây – đồng thời – được một trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM công bố “dự kiến trúng tuyển” [bằng kết quả thi Đánh giá năng lực] ở nguyện vọng có thứ tự thấp hoặc cao hơn nguyện vọng đã đăng ký vào Trường ĐH Bách khoa thì không có nghĩa là không còn cơ hội trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa.

Lúc này, các thí sinh cần đăng ký lại nguyện vọng tại cổng tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo theo đúng thứ tự nguyện vọng mà mình yêu thích. Trường ĐH Bách khoa sẽ dùng kết quả thi Đánh giá năng lực kết hợp với kết quả thi Tốt nghiệp THPT, điểm học tập THPT, chứng chỉ ngoại ngữ, thành tích hoạt động xã hội/ văn – thể – mỹ/ các thành tích, chứng chỉ khác. Cơ hội vẫn còn nguyên, thậm chí là còn rất lớn, vì tỷ trọng của phương thức 5 là 60-90% tổng chỉ tiêu tuyển sinh 2022 của Trường ĐH Bách khoa.

Chương trình Chất lượng cao, Tiên tiến, Chất lượng cao Tăng cường Tiếng Nhật• Chương trình chính quy, giảng dạy 100% tiếng Anh hoặc tăng cường tiếng Nhật• Giảng viên Trường ĐH Bách khoa & ĐH đối tác nước ngoài tham gia giảng dạy• Học tại cơ sở Q.10, cơ sở vật chất tiện nghi, sĩ số sinh viên ít• Chính sách học bổng và khen thưởng đa dạng, giá trị cao• Chuyển tiếp du học Úc, New Zealand, Nhật thuận lợi

• Trường ĐH Bách khoa hoặc ĐH đối tác cấp bằng

Văn phòng Đào tạo Quốc tế – Trường ĐH Bách khoa

Video liên quan

Chủ Đề