Điểm giống nhau giữa đại học và phổ thông

Đây là thời gian mà các bạn học sinh đang rất bận rộn và căng thẳng trong việc thi cử, chuẩn bị hồ sơ nhập học. Nhiều bạn ngoài việc bận rộn học hành, còn hồi hộp và không kém phần hoang mang khi nghĩ đến những năm tháng tại bậc Đại học. Nhiều học sinh cũng hỏi admin, học Đại học có khác nhiều học THPT không? #adminT muốn chia sẻ với các bạn học sinh về một số sự khác biệt cơ bản giữa việc học tập tại bậc Đại học [tại nước ngoài] và THPT - cấp 3 [tại Việt Nam].

1. Điểm danh tập trung: Nếu như cấp 3, chúng ta luôn luôn phải bắt buộc có mặt tại lớp và các thầy cô giáo sẽ tiến hành điểm danh hàng ngày thì tại bậc Đại học [đặc biệt là Đại học nước ngoài], các giảng viên sẽ rất ít khi, hoặc hầu như không điểm danh trên lớp - ngoại trừ một số lớp tutorials [hướng dẫn]. Sinh viên đại học hầu như có thể ra vào lớp bất cứ thời gian nào. Việc tham gia lớp học hoàn toàn dựa vào tính tự giác của mỗi sinh viên.  

2. Giờ lên lớp: Khác với cấp 3 là các bạn học sinh sẽ bắt buộc phải có mặt tại lớp theo khung thời gian cố định, các lớp học tại bậc Đại học lại có thời khoá biểu tương đối linh hoạt dựa trên các môn học mà sinh viên lựa chọn và không dày đặc như cấp 3. Bạn có thể chủ động sắp xếp thời khoá biểu theo ý mình để có thể dành thời gian cho các hoạt động khác như: làm thêm, tham gia các hội nhóm, hoạt động thể dục thể thao,…  

3. Loại hình bài tập: Đối với các bạn học sinh cấp 3, bài tập về nhà cũng được coi là “ác mộng” khi các bạn sẽ nhận được bài tập hàng ngày, hàng tuần - chưa kể việc sẽ hay được các thầy cô giáo gọi lên bảng trả bài. Tuy nhiên, bậc Đại học thì không vậy, bạn cũng sẽ có bài tập nhưng với nhiều loại hình khác nhau, phổ biến nhất có thể kể đến là bài tập Dự án - kéo dài hàng tháng. Đối với dạng bài tập Dự án, sinh viên sẽ phải áp dụng nhiều kỹ năng mềm liên quan đến: quản lý thời gian, nghiên cứu độc lập, tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm để có thể hoàn thành bài tập một cách đúng hạn [và đương nhiên giảng viên sẽ không nhắc bạn làm bài tập hay nhắc bạn mỗi khi thời gian đã gần chạm deadline - nếu bạn quên, bạn sẽ gặp rắc tối to]. 

4. Phong cách giảng dạy: Giáo viên cấp 3 sẽ tập trung vào việc cung cấp thông tin để giúp cho học sinh hiểu hơn về nội dung và các tài liệu liên quan trong sách giáo khoa, bên cạnh đó, giáo viên cũng sẽ đồng thời viết các thông tin liên quan lên bảng để học sinh có thể dễ dàng nắm được. Tuy nhiên, giảng viên đại học hầu như không giảng bài dựa trên sách. Thay vào đó, giảng viên sẽ đưa ra các tình huống - trường hợp thực tế áp dụng, cung cấp các thông tin cơ bản để học sinh có thể tự do thảo luận hoặc nghiên cứu. Giảng viên sẽ chỉ đóng vai trò là người định hướng và cung cấp thông tin hỗ trợ sinh viên trong việc tự nghiên cứu. Vì vậy, giảng viên luôn cung cấp cho các sinh viên các tài liệu đính kèm và yêu cầu đọc trước khi lớp học bắt đầu. Nếu không đọc trước tài liệu thì việc không hiểu chuyện gì đang xảy ra trong lớp học là hết sức bình thường.  

5. Hình thức giám sát, kiểm tra: Giáo viên cấp 3 sẽ thường xuyên nhắc nhở học sinh về deadline [hạn] nộp bài tập, deadline của các kỳ thi sắp tới. Đối với bậc Đại học, tất cả các thông tin về lịch kiểm tra và nội dung đã được nêu rõ trong giáo trình tổng quan [được cung cấp trước khi môn học bắt đầu] - trong đó nêu rõ thời gian kiểm tra, phương thức kiểm tra, cách chấm điểm. Nếu sinh viên không đọc kỹ thì sẽ là một thiệt thòi lớn.  

=> Nhìn chung, có thể nói việc học tốt ở cấp 3 phần lớn dựa vào sự nỗ lực và chăm chỉ của bản thân người học, vì các môn học và phương pháp giảng dạy chủ yếu cấu trúc theo dạng “good-faith effort”. Tức là phần thưởng của nỗ lực chính là điểm tốt. Tuy nhiên, bậc Đại học thì gần như lại thiên nhiều hơn về Kỹ năng tốt [admin không phủ nhận việc sinh viên nỗ lực và cố gắng thì sẽ có kết quả tốt], nhưng chỉ chăm thôi chưa đủ, còn phải đầy đủ và thuần thục các kỹ năng. Vì trong bài đánh giá của bậc Đại học, nội dung tập trung rất nhiều vào tư duy, lối suy nghĩ - diễn đạt và bày tỏ quan điểm.  

Trên đây là một số khác biệt cơ bản, hi vọng các bạn học sinh có thể chuẩn bị thật kỹ để có thể học tập thật tốt tại bậc Đại học.  

#adminT #Đaihocquocte #Chiasekinhnghiem

[FP Nguyen Sieu International]

Những tưởng rời khỏi sự gò bó ở cấp 3 sẽ thoải mái lắm nhưng chính sự khác biệt giữa đại học và phổ thông sẽ tiếp tục làm bạn mệt mỏi đấy.

Ranh giới giữa đại học và học phổ thông vừa là trải nghiệm vừa là thử thách với các bạn sinh viên năm nhất. Ở ngưỡng cửa đó, bạn phải đối diện với sự khác biệt giữa đại học và phổ thông, có thể bạn sẽ mất một thời gian để quen dần với những điều mới mẻ ở một môi trường mới mẻ và rộng lớn này.
 


Chắc hẳn là bạn vẫn còn nhớ những ngày học cấp 3 thường phải luống cuống chạy đến lớp để kịp giờ học, một buổi nghỉ học cũng phải viết giấy xin phép với đầy đủ chữ ký của phụ huynh?…Thế nhưng, khi lên đại học, hầu như việc bạn có đến lớp hay không, đến trường đúng giờ hay đi muộn cũng chẳng mấy ai bận tâm đến bạn, miễn là bạn đảm bảo đủ số giờ học cần thiết và đủ hết các bài kiểm tra trong lớp để được thi cuối kỳ.

Vì thế, việc trốn tiết, nghỉ học cũng đã trở thành điều quá quen thuộc với đa phần các bạn sinh viên. Giữa giảng đường với hàng trăm con người, chỉ sau một vài phút điểm danh, bạn có thể ngồi ngủ say sưa trong một góc khuất nào đó của giảng đường, hay nghịch điện thoại dưới gầm bàn, rồi rì rầm buôn chuyện, tám đủ thứ mà không lo bị "hứng" một viên phấn vào đầu hay bị giáo viên phạt đứng góc lớp như những ngày học ở phổ thông.


 


Ở đại học, gần như là không ai quản lý việc bạn có đến lớp làm gì hay không


Tuy nhiên, chính môi trường học tập tự do ở đại học lại vô tình tạo ra thử thách đối với tất cả các sinh viên. Bạn muốn điểm số của mình cao vút hay rớt môn, nợ môn; bạn có học hành nghiêm túc hay trượt dài theo sự lười biếng, điều đó phù thuộc hoàn toàn vào sự tự ý thức và ý chí của chính bản thân bạn. Sẽ không ai giúp bạn đâu, việc học của bạn, bạn phải tự lo mà thôi.
 


Đây có lẽ là điểm tuyệt vời khiến các tân sinh viên thích thú nhất. Nếu như ở phổ thông, hình ảnh của mình và bạn bè "đóng khung" trong những bộ đồng phục áo trắng, quần tây, chân váy xếp ly hay áo dài trắng thướt tha đã quá quen với bạn thì khi lên đại học, bạn cứ như được trở về làm chính mình vậy, được ăn mặc tự do theo phong cách thoải mái hơn, tự tin thể hiện cá tính của bản thân hơn. Sẽ không còn cảnh những nam sinh vội vàng "đóng thùng" trước khi bước vào cổng trường, các nữ sinh cũng không còn phải sợ sệt giám thị và thầy cô khi trót lỡ nhuộm tóc hơi sáng màu một chút nữa .
Nhưng việc gì cũng có tính hai mặt của nó, chính sự thoải mái trong môi trường đại học, khiến nhiều sinh viên thể hiện phong cách thái quá, thể hiện cá tính một cách quá đà mà không quan tâm người khác nghĩ gì. Bạn vẫn còn đi học cơ mà, chứ trường học chẳng phải là nơi bạn trình diễn thời gian. Nếu như không muốn một ngày đẹp trời nào đó, hình ảnh của mình xuất hiện bất ngờ trên facebook hoặc các trang báo với tiêu đề: Sinh viên đại học ăn mặc hở hang hoặc thời trang mát mẻ, lố lăng của sinh viên trên giảng đường thì đừng biến giảng đường thành nơi “catwalk” của chính bạn với những style phản cảm như quần short, váy ngắn hay áo mỏng tanh nhé.

 


Được tự do khoe cá tính ở môi trường đại học, nhưng hãy nhớ đừng quá đi xa với định mức sinh viên


Khác với hình ảnh của những giáo viên chủ nhiệm ngày nào cũng đến lớp, theo dõi tình hình học tập của cả lớp, gần gũi, quan tâm tới tất cả các thành viên như hồi học phổ thông…, đa phần giáo viên chủ nhiệm ở đại học là người gần như là… xa lạ với sinh viên. Các thầy cô chủ nhiệm chỉ xuất hiện chớp nhoáng một vài lần nhất định nào đó vào mỗi năm học khiến nhiều bạn thậm chí còn chẳng nhớ mặt, nhớ tên. Các giảng viên bộ môn khác cũng chẳng là ngoại lệ, thầy cô đến lớp giảng bài và ra khỏi lớp khi hết tiết, rất khi nhớ mặt nhớ và tên sinh viên nếu bạn không thật sự là sinh viên nổi bật.

Như thế, ở đại học giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, hay giải đáp thắc mắc, không còn là người kèm cặp, nhắc nhở bạn thường xuyên như ngày phổ thông đâu. Hãy gạt bỏ thói quen phụ thuộc vào giáo viên như những ngày xưa đi nhé!


 


Với nhiều bạn sinh viên, ký ức về những ngày học phổ thông là thầy đọc - trò chép, thầy đặt câu hỏi - trò tìm đáp án trong sách giáo khoa để phát biểu… Cách học thụ động này sẽ phải hoàn toàn chấm dứt khi bạn bước chân lên đại học.

Như đã nói ở trên, đại học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, không kèm cặp từng li từng tí cho sinh viên, nếu có thì họa hiếm lắm mới có giáo viên dành sự ưu ái đó cho lớp nào đó. Vì thế sinh viên phải tự tìm ra phương pháp học phù hợp với mình, phải chủ động trong tư duy để tìm hiểu kiến thức, tự tìm đọc thêm các nguồn tài liệu khác ngoài giáo trình và bài giảng của thầy cô, phải đặt câu hỏi để thảo luận, phản biện với giáo viên hoặc với sinh viên khác… Khi đến kì thi, bạn cũng phải tự mình ôn luyện, "vật lộn" cùng với cuốn giáo trình dầy cộp, mà đôi khi không có bất cứ sự định hướng nào, rồi phải đối mặt với biết bao là báo cáo, tiểu luận, thuyết trình mà đôi khi cũng chẳng được giáo viên hướng dẫn gì cả.


 


Đại học có nghĩa là tự học, tự tìm tòi chứ chẳng còn ai "dọn" sẵn cho bạn mọi thứ nữa đâu


Vào đại học nghĩa là ít nhất bạn đã 18 tuổi – bước vào cái tuổi trưởng thành, vì vậy hãy tự tạo cho mình thói quen chủ động và tự lập trong tất cả mọi việc, chẳng ai có thể bên bạn chăm lo từng li từng tí nữa rồi, quen dần với sự khác biệt giữ đại học và phổ thông đi ngay thôi bạn trẻ à!
 

Trân Nguyễn
[Theo Tri Thức Trẻ]

Bấm Thích để đăng ký thành viên cộng đồng Tạp Chí Sinh Viên

Video liên quan

Chủ Đề