Điệp thanh là gì

Các hình thức điệp

Điệp phụ âm đầu:là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp âm hưởng bằng cách lặp lại cùng một phụ âm đầu nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.

VD:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập nhưu là đất rung.

[Tố Hữu]

Điệp vần:là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.

VD:

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ

[Lưu Trọng Lư]

Điệp thanh:là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc, nhằm mục đích tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ.

VD:

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.

[Xuân Diệu]

Điệp ngữ

Là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc.

Phân loại;

Điệp ngữ nối tiếp[từ được lặp lại nối tiếp]

VD:

Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hon ai

[Đoàn Thị Điểm]

Điệp ngữ cách quãng[từ được lặp lại có ngăn cách bởi các từ khác]

VD:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa!

[Trần Đăng Khoa]

Điệp cấu trúc: là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại một số từ nhất định và vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu; đồng thời bổ sung và phát triển cho ý hoàn chỉnh; tạo cho toàn câu văn, câu thơ một vẻ đẹp hài hòa, cân đối.

VD:

Anh trai cầm sung, chị gái cầm chông

Mẹ địu em đi để đánh trận cuối

Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường

Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

[Nguyễn Khoa Điềm]

Tim đọc thêm:

- Chơi chữ

- Hoán dụ

Video liên quan

Chủ Đề