Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng là

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính. Cùng với công cuộc đổi mới diễn ra trên phạm vi cả nước, cơ cấu kinh tế theo ngành.

a]Thực trạng

Hình 33.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Cùng với công cuộc đổi mới diễn ra trên phạm vi cả nước, cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này còn chậm.

Hình 33.3.Kinh tế Đồng bằng sông Hồng

b]Các định hướng chính

Quảng cáo

-Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng ở Đồng bằng sông Hồng. Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I [nông-lâm-ngư nghiệp], tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II [công nghiệp-xây dựng] và khu vực III [dịch vụ] trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gần với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Cho đến năm 2010, tỉ trọng của các khu vực tương ứng sẽ là 20%, 34%, 46%.

-Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác biệt nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.

+Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

+ Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gần với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng. Đó là các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí-kĩ thuật điện-điện tử.

+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hải Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục-đào tạo…. cũng phát triển mạnh nhằm đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch kinh tế.

* Hướng dẫn giải

Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng là hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 50

29/10/2020 28

Câu hỏi Đáp án và lời giải Ôn tập lý thuyết

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng là hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Giải bài tập Bài 3 trang 153 SGK Địa lí 12

Đề bài

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai?

Lời giải chi tiết

a] Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng:

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực I [nông - lâm - ngư nghiệp], tăng tỉ trọng của khu vực II [công nghiệp và xây dựng] và khu vực III [dịch vụ].

- Trong cơ cấu kinh tế theo ngành [năm 2005]: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 25,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 29,9%; khu vực dịch vụ chiếm 45,0%.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng hằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng. 

b] Các định hướng chính:

- Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I [nông - lâm - ngư nghiệp], tăng tỉ trọng của khu vực II [công nghiệp - xây dựng] và khu vực III [dịch vụ] trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành:

+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng cùa ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

+ Đối với khu vực II,  hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử.

+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng.  Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo... cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

Loại đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là

Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với với vùng nào dưới đây?

Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư – lao động của Đồng bằng sông Hồng là

Định hướng chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là

Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do:

Đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng thu hẹp là do

Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là

Hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là

Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng là


A.

Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

B.

Phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

C.

Tập trung phát triển cho các ngành có vốn đầu tư nước ngoài.

D.

Phát triển tổng hợp các ngành công nghiệp hiện đại và các ngành truyền thống.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề