Xồn xồn có nghĩa là gì

LTS: Chính tả có thể coi đang là một vấn nạn ở hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên hiện nay lại có chuyện từ điển chính tả nhưng sai chính tả. 

Thực hư chuyện từ điển chính tả mà lại sai chính tả ra sao? Hôm nay trong bài viết này, vừa là một người thầy, vừa là một bậc phụ huynh, tác giả Trần Sơn nhận ra những lỗi sai ấy khi mua cuốn từ điển về cho con trai của mình học. 

Qua bài viết, tác giả cũng muốn khuyên các bậc phụ huynh chú ý, lựa chọn kỹ càng khi mua sách cho con em mình. 

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết này. 

Là một giáo viên tiểu học, cũng là một phụ huynh học sinh, vừa rồi, tôi có mua một cuốn từ điển chính tả cho con trai đang học lớp 8.

Đó là cuốn Từ điển chính tả [dùng cho học sinh] do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành năm 2011, in tại Công ty Cổ phần Sách Nhân Dân. 

Bìa trước cuốn Từ điển chính tả [dùng cho học sinh] do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành năm 2011
Bìa sau cuốn Từ điển chính tả [dùng cho học sinh] do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành năm 2011

Bìa ngoài ghi tác giả là Ban biên soạn Từ điển Vietnambook, bìa trong ghi tác giả là Hoàng Dân [chủ biên], phần bìa cuối ghi chịu trách nhiệm xuất bản là ông Mai Thời Chính.

Có điều lạ là cuốn từ điển chính tả này lại có nhiều từ sai chính tả, vậy nếu những người dùng, nhất là các cháu học sinh như con tôi nếu cứ coi đây là “cẩm nang” chính tả thì thật là tai hại.

Trong bài viết này, tôi xin được chỉ ra một số lỗi của cuốn từ điển này.

Thường thì một từ chỉ có một cách viết đúng, nhưng trong cuốn từ điển này, có lại có tới hai, ba cách viết mà theo tác giả đều... đúng.

Từ tròng trành được viết là chòng chành [mục từ chạnh, trang 52] và tròng trành [mục từ trành, trang 465].

Từ chạnh lòng được viết đúng là chạnh lòng [mục từ chạnh, trang 53], sau đó được viết sai là trạnh lòng [mục từ trạnh, trang 465].

Từ chưng hửng [mục từ chưng, trang 77], sau đó lại được viết sai thành trưng hửng [mục từ trưng, trang 482].

Từ "xác suất" thành "sác xuất"

Các từ truyện cổ tích, truyện cười được viết sai thành chuyện cổ tích, chuyện cười [mục từ chuyện, trang 76], sau đó mới được viết đúng truyện cổ tích, truyện cười [mục từ truyện, trang 481].

Theo tác giả cuốn sách thì viết dập dờn [mục từ dập, trang 96]; giập giờn [mục từ giờn, trang 154]; rập rờn [mục từ rập, trang 76]... đều được cả. Thật ra, để đúng chính tả chỉ có thể viết dập dờn hoặc rập rờn.

Từ rười rượi được viết là dười dượi, trong ví dụ buồn dười dượi [mục từ dười, trang 109], sau đó lại được viết là rười rượi trong ví dụ buồn rười rượi [mục từ rười, trang 382].

Từ rượt đuổi được viết là dượt đuổi [mục từ dượt, trang 110], sau đó mới được viết đúng là rượt đuổi [mục từ rượt, trang 383].

Hay từ xác suất được tác giả viết là sác xuất [mục từ sác, trang 384], xác xuất [mục từ xác, trang 523] và xác suất [mục từ suất, trang 402].

Từ xác suất được tác giả viết là xác xuất

Từ sồn sồn được viết là sồn sồn [mục từ sồn, trang 399] và xồn xồn [mục từ xồn, trang 536].

Từ giòn giã được viết là giòn giã [mục từ giã, trang 146] và ròn rã [mục từ rã, trang 364].

Tất nhiên, trong tiếng Việt có một số từ có thể có hai cách viết đều được chấp nhận là đúng như: giông/dông, dội/giội, dập dờn/rập rờn, dờn dợn/rờn rợn ... nhưng các từ khác chỉ có một cách viết đúng mà tác giả đưa ra cả ba cách viết như thế thì cần gì phải dùng từ điển chính tả.

Từ "suôn sẻ" viết thành "suông sẻ"

Trong cuốn từ điển chính tả này, tác giả còn “sáng tạo” ra cả một số từ mới không có nghĩa trong tiếng Việt như: suông sẻ [mục từ suông, trang 404], đúng chính tả phải là suôn sẻ; rềnh ràng [mục từ ràng, trang 364], đúng ra phải là dềnh dàng; trừa trong đánh cho trừa, trừa mặt ra, chẳng trừa ai cả [mục từ trừa, trang 482], đúng ra phải là chừa; xum xoe [mục từ xum, trang 538], trong khí đó đã có từ xun xoe [mục từ xun, trang 538]; truyền bóng [mục từ truyền, trang 48], đúng ra phải là chuyền bóng.

Một số từ rất gần gũi với học sinh lại thiếu trong cuốn từ điển chính tả này ví dụ: xum xuê, xuồm xuộm, xuỳn xuỵt, xứng danh, trơ xương, chơi chuyền, băng chuyền...

        Ngoài những lỗi chính tả đã dẫn ở trên [do người viết chỉ tập trung vào các mục từ quan trọng], nếu đọc kĩ lưỡng từng mục từ chắc chắn sẽ phát hiện nhiều lỗi nữa.        

Chính tả là phép viết đúng quy tắc ngôn ngữ. Dùng từ điển chính tả để viết cho đúng chính tả.

Nếu dùng quyển từ điển chính tả này mà lại tin tất cả vào sách thì việc viết sai chính tả là điều tất yếu. Đúng như câu cảnh báo của Mạnh Tử: “Tin tất cả vào sách thà đừng có sách còn hơn”. Để ngăn chặn các cuốn từ điển kém chất lượng, nhiều sai sót, đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, thu hồi, xử phạt nghiêm minh các đơn vị xuất bản vi phạm theo quy định hiện hành của pháp luật. 

Đối với các bậc phụ huynh khi mua sách từ điển cho con em mình cũng cần chọn lựa kĩ càng để các cháu có được bộ công cụ ngôn ngữ chuẩn trong quá trình học tập, tránh để “lợn lành thành lợn què”.

Bài và ảnh: Trần Sơn

Việt Trung Trung Việt Hán Việt Chữ Nôm

Bạn đang chọn từ điển Hán-Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ xồn trong từ Hán Việt và cách phát âm xồn từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ xồn từ Hán Việt nghĩa là gì.

xồn [âm Bắc Kinh]
xồn [âm Hồng Kông/Quảng Đông].


  • đại bổn doanh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • gia phả, gia phổ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • phún xuất nham từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ba bất đắc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • dong thái từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ xồn nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt [詞漢越/词汉越] là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt [một trong ba loại từ Hán Việt] nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

    Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

    Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

    Định nghĩa - Khái niệm

    sồn sồn tiếng Tiếng Việt?

    Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ sồn sồn trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ sồn sồn trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ sồn sồn nghĩa là gì.

    - tt. [Hoạt động, nói năng] ồn ào, vội vã, biểu lộ thái độ nóng nẩy: Làm gì mà sồn sồn lên thế Tính sồn sồn, làm gì hỏng nấy.
    • nghìn vàng Tiếng Việt là gì?
    • Ban Công Tiếng Việt là gì?
    • quen mui Tiếng Việt là gì?
    • lòng son Tiếng Việt là gì?
    • Tạng-Miến Tiếng Việt là gì?
    • ong vò vẽ Tiếng Việt là gì?
    • Trướng huỳnh Tiếng Việt là gì?
    • phát điện Tiếng Việt là gì?
    • ngọt lịm Tiếng Việt là gì?

    Tóm lại nội dung ý nghĩa của sồn sồn trong Tiếng Việt

    sồn sồn có nghĩa là: - tt. [Hoạt động, nói năng] ồn ào, vội vã, biểu lộ thái độ nóng nẩy: Làm gì mà sồn sồn lên thế Tính sồn sồn, làm gì hỏng nấy.

    Đây là cách dùng sồn sồn Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Kết luận

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ sồn sồn là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Video liên quan

    Chủ Đề