Định nghĩa khoảng cách phát hiện của cảm biến tiệm cận

Cảm biến tiệm cận trên điện thoại là gì? Có ứng dụng như thế nào?

Hoàng Quốc Tuân 10/02 21 bình luận

Cảm biến tiệm cận là một loại cảm biến quen thuộc có trong mỗi chiếc smartphone, nhưng vẫn chưa nhiều người biến đến nó. Có những loại cảm biến tiệm cận nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Hãy cùng Thế Giới Di Động tìm hiểu nhé!

1. Cảm biến tiệm cận trên điện thoại là gì?

Ở khía cạnh kỹ thuật, cảm biến tiệm cận [Proximity Sensor] là loại cảm biến phát ra trường điện từ hoặc bức xạ điện từ để phát hiện các vật thể ở khoảng cách gần mà không cần phải tiếp xúc vật lý.

Tính năng này của cảm biến tiệm cận được ứng dụng trên điện thoại để nhận dạng hành động của người dùng, sau đó ghi nhận dữ liệu và truyền về bộ xử lý để thực hiện các chức năng cụ thể trên điện thoại. Cảm biến tiệm cận thường được đặt ở mặt trước của điện thoại, có cự ly từ 2 - 5 cm.

2. Phân loại cảm biến tiệm cận

Có 2 loại cảm biến tiệm cận phổ biến nhất là cảm biến tiệm cận cảm ứngcảm biến tiệm cận điện dung:

- Cảm biến tiệm cận cảm ứng sẽ phát ra trường điện từ để phát hiện đối tượng.

- Cảm biến tiệm cận điện dung thì phát ra trường điện dung tĩnh điện.

Ngoài ra, cảm biến tiệm cận hồng ngoại cũng là loại cảm biến được dùng phổ biến trên điện thoại, bao gồm 1 đèn LED có thể phát ra tia hồng ngoại và một cảm biến ánh sáng để phát hiện tín hiệu.

Khoảng cách tối đa cảm biến tiệm cận có thể phát hiện ra đối tượng khoảng 2 - 5 cm, tuy nhiên cũng có một số loại cảm biến chuyên dụng trong công nghiệp có thể phát hiện ở khoảng cách xa hơn.

3. Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận trên điện thoại

Cảm biến tiệm cận trên điện thoại sẽ phát ra trường điện từ, chùm bức xạ hoặc một loại ánh sáng [ví dụ ánh sáng hồng ngoại] để phát hiện xem người dùng có ở gần hay không, khi nhận dạng được hành động của người dùng thì cảm biến sẽ khởi động các chức năng thích hợp.

Khi bạn nghe điện thoại và áp tai vào màn hình, lúc này màn hình sẽ tự động tắt, khi bạn không áp tai nữa thì màn hình sẽ sáng trở lại.

Ngoài ra, cảm biến tiệm cận có thể giúp bạn kiểm soát trình phát nhạc, tự động trả lời điện thoại khi đưa điện thoại gần tai, tự động khóa và mở khóa màn hình điện thoại thông qua các ứng dụng tương thích trên điện thoại .

4. Tác dụng của cảm biến tiệm cận trên điện thoại

- Việc tắt màn hình này có tác dụng rất lớn, giúp điện thoại tiết kiệm pin vì màn hình là một trong những bộ phận hoạt động tiêu tốn nhiều pin nhất.

- Tắt màn hình còn giúp điện thoại đỡ bị nóng, đảm bảo tuổi thọ cho điện thoại và giúp người dùng an toàn khi tiếp xúc với màn hình.

- Tránh tình trạng khi đang nghe điện thoại, người dùng có thể vô tình chạm vào nút tắt và kết thúc cuộc gọi.

Xem thêm:

>>> TensorFlow là gì? Những điều bạn chưa biết về TensorFlow

>>> VRM là gì? Tầm quan trọng của VRM đối với Mainboard trên máy tính

>>> Webinar - Hội thảo trực tuyến là gì? Sử dụng webinar với mục đích gì

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm biến trên điện thoại, Hy vong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn!

37.265 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề