Doanh nghiệp đổi mới công nghệ thành công

Công nghệ và đổi mới công nghệ

Công nghệ trong các doanh nghiệp

Trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá người ta quan tâm đến công nghệ là các phương pháp giải pháp kĩ thuật trong các dây truyền sản xuất. Từ khi xuất hiện các quan hệ thương mại thì công nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp dùng để chuyển hóa các nguồn lực thành một loại sản phẩm nào đó. Công nghệ gồm 4 thành phần cơ bản.

  • Công cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu. Nó gọi là phẩn cứng của công nghệ.
  • Thông tin, phương pháp, quy trình bí quyết.
  • Tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý.
  • Con người.

[ ba bộ phận sau gọi là phần mềm công nghệ ].

Bât kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo 4 thành phần trên. Mỗi thành phần đảm nhiệm những chức năng nhất định. Trong đó thành phần trang thiết bị được coi là xương sống, cốt lõi của quá trình hoạt động nhưng nó lại do con người lắp đặt và vận hành. Thành phần con người được coi là nhân tố chìa khoá của nhân tố hoạt động sản xuất nhưng lại phải hoạt động theo hướng dẫn do thành phần thông tin cung cấp. Thành phần thông tin là cơ sở hướng dẫn người lao động vận hành các máy móc thiết bị và đưa ra các quyết định. Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kêt các thành phần trên, động viên người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tuy khoa học và công nghệ có nội dung khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ này được phát triển qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử. Vào thế kỷ 17 – 18, khoa học kỹ thuật tiến hoá theo những con đường riêng, có những mặt kỹ thuật đi trước khoa học. Ví dụ, năm 1784 máy hơi nước của Giêm Oat ra đời trước khi có nguyên lý “ nhiệt động học “ của Các nô. Hoặc kỹ thuật nên men rượu đã được sử dụng từ lâu trước khi có khoa học vi trùng của Paster. Vào thế kỷ 19 khoa học kỹ thuật bắt đầu có sự tiếp cận, mỗi khó khăn của kỹ thuật gợi ý cho sự nghiên cứu khoa học và ngược lại những phát minh khoa học tạo điều kiện cho nghiên cứu ứng dụng.

Quan niệm về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp

Đổi mới công nghệ là quá trình phát minh phát triển và dựa vào thị trường những sản phẩm mới, quá trình đổi mới công nghệ mới. Hoạt động đổi mới công nghệ bao gồm hai nội dung cơ bản.

Đổi mới sản phẩm

Đổi mới sản phẩm là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cải tiến các sản phẩm truyền thống của công ty mình. Việc tạo ra một sản phẩm mới rất khó khăn.Trước hết phải đảm bảo được những điều kiện tiền đề. Đó là, có đầy đủ thông tin về yêu cầu của thị trường cũng như thông tin về kết quả đã đạt được của các công ty khác, phải có nguồn chi phí lớn để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này; có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có khả năng triển khai hoạt động.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tiền đề hoạt động này thường trải qua 4 giai đoạn :

  • Trước hết, nghiên cứu xác định khả năng sản xuất sản phẩm mới và luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
  • Tiếp theo tiến hành thiết kế sản phẩm mới, xác định các thông số kỹ thuật và quy trình công nghệ.
  • Sau đó tổ chức sản xuất thử và xác định chi phí sản xuất.
  • Cuối cùng thăm dò thị trường và sản xuất hàng loạt.

Kết quả cải tiến sản phẩm

Đổi mới quy trình sản xuất

Tiến bộ công nghệ đối với các nước đang phát triển được tập trung chủ yếu vào việc cải tiến hiệu quy trình công nghệ. Việc cải tiến này cho phép nâng cao năng suất của người lao động. Điều này thể hiện qua việc kết quả cải tiến quy trình sản xuất chuyển dịch sang phải của đường cung phản ánh khả năng nâng cao năng lực sản xuất.

 

Kết quả cải tiến quy trình sản xuất

Năng lực sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp

Năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp

Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp là khả năng hay trình độ doanh nghiệp đó trong việc phối , kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất và lực lượng lao động công cụ lao động và đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường từ nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp.

Chúng ta cần phải chú ý năng lực sản xuất của một doanh nghiệp không đồng nhất với quy mô của doanh nghiệp đó mà năng lực sản xuất chính là biểu hiện bằng những chỉ tiêu hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh như năng suất lao động , suất hao phí vốn , thời hạn hoàn vốn đầu tư … Một doanh nghiệp có thể có quy mô lớn chưa chắc đã có năng lực sản xuất, nó chỉ có năng lực sản xuất khi hiệu quả sản xuất của nó cao. Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào …ở đây chúng ta chỉ xem xét tới yếu tố máy móc thiết bị với tư cách là yếu tố trực tiếp trong quá trình sản xuất.

Nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp

Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp được đánh giá bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động... Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực sản xuất như trình độ người lao động, trình dộ quản lý và đặc biệt là khả năng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất . Nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao năng lực công nghệ từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất , từ đó tăng khả năng đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp .

Vai trò của đổi mới công nghệ tới năng lực sản xuất

Như đã giới thiệu ở trên, máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp của quá trình sản xuất chính vì thế việc hiện đại hoá máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới công nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu …Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh , mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiến bộ khoa học công nghệ , đổi mới công nghệ thực sự là hướng đi đúng đắn của một doanh nghiệp công nghiệp giàu tiềm năng.

[Sưu tầm]

Trong bối cảnh KH&CN và đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng ngày càng rõ nét đối với các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương đã có những bước điều chỉnh nhanh chóng trong định hướng cũng như cách thức tổ chức thực hiện. Các nhiệm vụ đã tập trung vào hỗ trợ DN ứng dụng, đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao.

Đổi mới KH&CN giúp DN tự tin vươn lên trong hội nhập

Bà Kiều Nguyễn Việt Hà - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Vụ KH&CN [Bộ Công Thương] - cho biết, trong giai đoạn 2011-2020, Bộ Công Thương đã tập trung triển khai 9 Chương trình KH&CN quốc gia; 2 Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ; 1 Đề án ứng dụng KH&CN trong tái cơ cấu ngành Công Thương. Qua đó, đã cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ việc hoàn thiện chính sách quản lý và phát triển của ngành.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu được ứng dụng, mang lại hiệu quả tích cực cho việc nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của DN trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như: Dầu khí, khai thác - chế biến khoáng sản, năng lượng, cơ khí chế tạo, hóa dược, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường. Một số công trình nghiên cứu khẳng định vị thế về KH&CN trong khu vực.

Đáng chú ý, nhờ ứng dụng KH&CN, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu [CIP] ở mức khá cao, thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao. Hoạt động nghiên cứu và phát triển [R&D] đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các DN, tạo đột phá trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Mặc dù vậy, theo nhận định của Vụ KH&CN, trình độ công nghệ trong một số ngành còn lạc hậu, chậm được đổi mới, tư duy và nhận thức của nhiều DN còn quá chú trọng lợi thế vào lao động giá rẻ, chưa quan tâm đến hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo. Số lượng các DN tham gia các chương trình, đề án KH&CN các cấp còn hạn chế.

Để thúc đẩy hoạt động ứng dụng KH&CN trong các DN, bà Kiều Nguyễn Việt Hà cho rằng, cần có chính sách/chương trình phù hợp cho các nhóm đối tượng ở trình độ phát triển, năng lực hấp thụ công nghệ khác nhau. Cụ thể, đối với nhóm không có năng lực công nghệ, cần xây dựng một phần năng lực trong doanh nghiệp, từ đó khởi phát quá trình học hỏi và phát triển. Đối với nhóm có năng lực công nghệ tối thiểu, cần tăng cường sự quan tâm và nhu cầu đầu tư cho KH&CN; cung cấp phương thức tăng cường năng lực nội bộ; kết nối thông tin bên ngoài.

Đối với nhóm DN công nghệ, cần thúc đẩy hợp tác nghiên cứu với các viện nghiên cứu, trường đại học sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Còn đối với nhóm có năng lực công nghệ, tăng cường khả năng tiếp cận các mạng lưới tri thức và các đơn vị cung cấp tri thức. “Cần đổi mới các chính sách, cơ chế khuyến khích tài chính cho DN đầu tư cho KH&CN. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ nước ngoài và các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” - bà Kiều Nguyễn Việt Hà nêu.

Theo Vụ KH&CN, cần xây dựng và triển khai các chương trình KH&CN trọng điểm gắn với phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên và yêu cầu hỗ trợ của DN. Ngoài ra, phát triển hệ sinh thái phục vụ hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo của các DN theo hướng lấy DN làm trung tâm, kết nối viện, trường.

Video liên quan

Chủ Đề