Cách chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức

  • 23:11 29/03/2022
  • Xếp hạng 4.89/5 với 20288 phiếu bầu

Việc kết hợp uống sữa ngoài với bú mẹ là phương pháp an toàn, hiệu quả được nhiều gia đình lựa chọn. Một số trường hợp bác sĩ sẽ khuyến nghị cho bé bú kết hợp vì lý do y tế. Vậy sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu?

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ [AAP] và Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến nghị cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu, sau đó tiếp tục cho trẻ ăn dặm kết hợp với bú mẹ trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn.

Vì lời khuyên này và nhiều lý do khác, hầu hết các bà mẹ không dễ đưa ra quyết định bổ sung sữa công thức cho trẻ. Nhưng vẫn có không ít gia đình đã cho con bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức, cả tự nguyện lẫn bắt buộc. Đây vẫn được xem là một phương pháp an toàn và bạn có thể yên tâm áp dụng nếu:

Nếu con bạn bị sinh non hoặc mắc một số bệnh lý nhất định, trẻ có thể cần nhiều hơn sữa mẹ. Mục đích của việc bổ sung sữa công thức thường là giúp trẻ tăng cân.

Nếu đã từng phẫu thuật ngực hoặc mắc một số tình trạng y tế nhất định, việc sản xuất sữa mẹ của bạn có thể bị cản trở. Tuy nhiên, bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể gặp phải tình trạng ít sữa. Khi bạn hoặc bác sĩ cảm thấy trẻ không nhận đủ dinh dưỡng thông qua bú sữa mẹ, bé sẽ cần bổ sung sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.

Việc hút sữa tại nơi làm việc có thể không thuận tiện, hoặc bạn bị giảm nguồn sữa mẹ sau khi đi làm trở lại. Nếu không có một lượng sữa mẹ dự trữ trong tủ đông, bạn có thể phải bổ sung sữa công thức vào chế độ ăn của trẻ.


  • Người bạn đời muốn giúp đỡ

Chồng của bạn có thể muốn chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ cho bé bú. Bạn có thể cho anh ấy sử dụng sữa mẹ lưu trữ sẵn, hoặc thỉnh thoảng cho bé bú bình sữa công thức.

Việc cho trẻ sinh đôi hoặc sinh ba bú mẹ hoàn toàn là điều khá khó khăn. Người mẹ không chỉ phải duy trì nguồn sữa dồi dào, mà còn phải cho con bú rất thường xuyên. Để giúp mẹ nghỉ ngơi cả về thể chất và tinh thần, gia đình có thể cho các bé bú sữa công thức bổ sung.

Gia đình có thể bổ sung sữa công thức khi có nhiều con

Một số bà mẹ có sở thích cho con bú trong một khoảng thời gian nhất định và để trẻ uống sữa công thức trong thời gian còn lại.

Hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyên bạn nên bổ sung sữa công thức cho trẻ nếu:

  • Trẻ sơ sinh mất hơn 10% trọng lượng cơ thể trong vài ngày đầu đời
  • Trẻ sơ sinh giảm cân hoặc tăng cân chậm sau vài ngày đầu tiên
  • Con bạn chỉ dùng ít hơn 6 chiếc tã trong khoảng thời gian 24 giờ
  • Bé rất hay quấy khóc và có vẻ không hài lòng sau khi bú.

Nếu không vì lý do y tế, các chuyên gia khuyên nên cho con bú sữa mẹ ít nhất 1 tháng trước khi bắt đầu dùng sữa công thức. Điều này giúp bạn có thời gian tạo nguồn sữa mẹ khỏe mạnh và đảm bảo trẻ đang bú mẹ tốt. Sau thời gian trên, bạn có thể từ từ giới thiệu sữa công thức cho bé.

Sữa mẹ và sữa công thức pha chung có được không? Mặc dù có thể cho sữa mẹ và sữa công thức vào cùng một bình, nhưng việc trộn chung có thể dẫn đến lãng phí sữa mẹ nếu trẻ không bú hết bình. Vì lý do an toàn, không được kết hợp sữa mẹ với sữa bột không pha hoặc sữa công thức đậm đặc. Luôn sử dụng nước sạch và pha sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu? Nếu có thể, hãy cho trẻ bú sữa mẹ trước, sau đó bú sữa công thức đến khi no trong cùng một cữ bú. Vì trẻ có thể tiêu hóa sữa mẹ dễ dàng hơn, nên sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh khiến bé cảm thấy no lâu hơn. Sau khi bú sữa công thức, trẻ có thể không đói nhanh như sau khi bú mẹ.

Một số bé chỉ muốn sữa từ mẹ, gặp khó khăn khi sử dụng bình sữa hoặc không thích hương vị của sữa công thức. Vì vậy, trẻ có thể từ chối lấy bình sữa, đặc biệt nếu chính mẹ là người đưa bình cho bé trong khi đang bú mẹ. Quá trình chuyển đổi có thể diễn ra suôn sẻ hơn nếu bố hoặc người chăm sóc trẻ đưa bình sữa công thức cho bé.

Ngược lại, sau khi con bạn quen với sữa công thức và bú bình, bé có thể không muốn bú mẹ nữa. Việc bú sữa mẹ mất nhiều công sức hơn, do đó nhiều trẻ chỉ tìm kiếm sữa công thức để thỏa mãn cơn đói.

Trước khi chọn một loại sữa công thức cho trẻ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa. Hầu hết chuyên gia y tế đều khuyên dùng sữa công thức bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh trong năm đầu đời. Sau khi bắt đầu uống sữa công thức, nếu em bé bị phát ban, nôn mửa, tiêu chảy, khóc nhiều, quấy khóc hoặc đầy hơi,... thì có thể là biểu hiện của dị ứng sữa. Ngừng sử dụng và hỏi bác sĩ về các lựa chọn sữa công thức khác cho trẻ sơ sinh.

Gia đình nên lựa chọn loại sữa công thức phù hợp với trẻ

Mong muốn của mỗi bậc cha mẹ là con luôn được vui vẻ, khỏe mạnh và phát triển tốt. Nếu còn băn khoăn sữa mẹ hay sữa công thức tốt hơn, bạn nên biết rằng, thật tốt nếu có thể cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, nhưng sự kết hợp giữa nuôi con bằng sữa mẹ và sữa công thức vẫn là lựa chọn an toàn.

Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là nơi tiếp nhận và xử lý mọi vấn đề liên quan đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ: chế độ dinh dưỡng, sức khỏe, tiêm phòng... Do đó, trong quá trình nuôi con nhỏ nếu cha mẹ gặp phải những khó khăn gì, có thể tới bệnh viện để được các chuyên gia, bác sĩ thăm khám và có những chỉ định phù hợp

Nguồn tham khảo:healthline.com - verywellfamily.com - babycentre.co.uk

Ðổi sữa cho trẻ là chuyện rất thường gặp trong quá trình chăm sóc trẻ. Thực tế, việc đổi sữa cho trẻ có nhiều ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của con, thậm chí là sức khỏe. Vì vậy, mẹ cần chú ý những vấn đề sau. 

Khi quyết định đổi sữa cho con, các bậc cha mẹ cần cân nhắc nhiều mặt: tuổi, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý, sự dung nạp và thích ứng của cơ thể trẻ với những loại sữa khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh tế của từng gia đình.

Bên cạnh đó, loại sữa đang sử dụng cần đạt những yêu cầu như phù hợp độ tuổi, khẩu vị, bé uống nhiều, tiêu hoá tốt, đi cầu phân tốt…Với nhiều loại sữa khác nhau trên thị trường, chọn loại nào để dùng hoặc đổi sang nhãn hiệu nào phải hết sức lưu ý:

Theo thông tin của Bộ Y tế, hiện Việt Nam có hơn 2,5 triệu trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở thể thấp còi do không được bú sữa mẹ. Nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy trong sữa mẹ có những acid béo không no đa nối đôi giúp cho não, hệ thần kinh và thị lực của trẻ phát triển tốt hơn.

Những trẻ bú mẹ sẽ có sự phát triển của trí tuệ, các giác quan như thính giác, thị giác, xúc giác… và ngôn ngữ tốt nhất. Tỉ lệ trẻ bị chàm da, suyễn, đái tháo đường typ 1, dị ứng thực phẩm… thậm chí béo phì thấp hơn hẳn ở nhóm trẻ không được cho bú mẹ.

6 tháng đầu đời bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn để hạn chế các bất thường về sức khỏe

Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ nên bú sữa mẹ, nếu phải sử dụng sữa ngoài thì dùng sữa công thức 1. Đặc điểm của các loại sữa này là có thành phần các chất dinh dưỡng gần với sữa mẹ, các chất dinh dưỡng có tỷ lệ cân đối hợp lý, phù hợp với sự hấp thu và chuyển hóa ở bé, ít gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên dùng sữa bò tươi, sữa đặc có đường, sữa bột nguyên kem hoặc các loại sữa bột công thức dành cho bé trên 6 tháng.

Nếu muốn đổi sữa cho trẻ [vì bé bú ít, không lên cân hay táo bón nhiều, nôn sữa nhiều, đi tiêu phân không tốt…] thì phải đổi sang nhãn hiệu sữa khác nhưng vẫn phải thuộc nhóm công thức 1, vì chức năng thận còn non yếu của trẻ chỉ phù hợp với lượng chất đạm trong sữa công thức 1.

Trẻ bắt đầu tròn 6 tháng thì phải đổi sang sữa công thức 2 của cùng nhãn hàng của loại sữa đã sử dụng trước đó. Sữa công thức 2 có thành phần các chất dinh dưỡng cao hơn sữa công thức loại 1, nhất là chất đạm để phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của bé. Nếu lúc này vẫn sử dụng sữa công thức 1 thì sẽ không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Trẻ trên 1 tuổi có thể dùng nhiều loại sữa trong ngày, có thể dùng sữa tươi… Nếu cần thiết, có thể thay đổi sữa cho trẻ tuỳ theo khẩu vị, ý thích trẻ, hoàn cảnh gia đình… Cũng như sữa công thức 1, khi pha sữa chỉ nên dùng nước ấm và pha theo tỉ lệ đã hướng dẫn.

Mỗi loại sữa bột phù hợp với từng độ tuổi của trẻ

Vì cơ thể trẻ cần phải có một thời gian để thích ứng với loại sữa đó, nhằm có sự tiêu hoá hấp thu tốt nhất. Mỗi loại sữa có thể tự tạo ra những môi trường vi sinh đường ruột khác nhau. Khi đổi sữa sẽ làm thay đổi môi trường vi sinh đường ruột, ảnh hưởng đến tiêu hoá hấp thu sữa và thậm chí các loại thức ăn khác.

Khi bú sữa bị tiêu chảy hay táo bón thường xuyên, phân xấu, bú quá ít, không lên cân…, bố mẹ cần chọn một loại sữa phù hợp tuổi, nhãn hiệu tin cậy, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả phù hợp với kinh tế gia đình. Sau đó cho bé uống thử, theo dõi tiêu hoá hấp thu và sự phát triển của bé để xác định sự phù hợp.

Có thể đổi sữa mới ngay lập tức mà không cần giai đoạn chuyển tiếp: trẻ vẫn thích nghi được, uống sữa mới bình thường giống như sữa trước đó, đạt mục tiêu tăng cân, tăng cao tốt…, việc đổi sữa khi đó thành công.

Khi mua sữa thì phải xem hạn dùng và pha sữa đúng theo tỷ lệ hướng dẫn ghi trên vỏ hộp, chỉ nên dùng nước để pha [nước đun sôi để nguội bớt] không được dùng nước sôi hoặc đun sôi sữa vì sẽ làm mất hoặc hao hụt các vitamin và khoáng chất có trong sữa.

Pha sữa phải tuân theo công thức của nhà sản xuất

Khi bắt đầu đổi sữa thì cần có giai đoạn chuyển tiếp để bé thích nghi với sữa mới hoặc kiểm tra xem sữa mới có phù hợp với trẻ hay không:

  • Pha tỉ lệ sữa mới bằng 1/3 tổng lượng sữa, uống 2-3 ngày, quan sát phản ứng của trẻ. Nếu trẻ không có hiện tượng bú ít, bỏ bú hay tiêu chảy…thì tiếp tục tăng;
  • Pha tỉ lệ tăng sữa mới bằng ½ tổng lượng sữa và tiếp tục quan sát bé uống trong 2-3 ngày;
  • Pha tỉ lệ tăng sữa mới bằng 2/3 tổng lượng sữa và tiếp tục quan sát bé uống trong 2-3 ngày;
  • Cuối cùng là pha hoàn toàn sữa mới cho bé.

Tác động của một loại sữa với từng trẻ không phải chỉ một ngày hay hai ngày là thấy ngay. Vì vậy, sau khi đổi sữa một thời gian tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó có phù hợp với trẻ không.

Pha sữa với tỷ lệ thích hợp trong từng giai đoạn khi đổi sữa

Và một điều rất quan trọng, cần biết rõ những trục trặc trẻ gặp phải là do sữa hay do thức ăn đặc không phù hợp, cơ thể trẻ dị ứng, không dung nạp… Nếu đã thay đổi  sữa cho trẻ từ hai, ba loại sữa mà vẫn không đạt mục tiêu mong muốn thì hãy nghĩ đến rắc rối không phải do sữa mà do nguyên nhân khác. Trường hợp gặp khó khăn khi chọn sữa hoặc đổi sữa, nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn./.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề