Đóng bảo hiểm xã hội 14 tháng được bao nhiêu tiền?

Nếu bạn đọc có những thắc mắc hoặc cần tư vấn gì thêm về cách tính tiền bảo hiểm xã hội hãy gọi cho chúng tôi qua đường dây nóng MB: 1900558873 hoặc MN/MT: 1900558872 để được hỗ trợ tốt nhất. Bảo hiểm xã hội điện tử eBH luôn đồng hành và sẵn lòng được giúp đỡ quý vị và các bạn! 

Theo đó, đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc thì hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Tham gia bảo hiểm xã hội thì hằng tháng phải đóng bao nhiêu tiền? [Hình từ Internet]

Phụ cấp lương có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo đó thì tiền phụ cấp lương của người lao động vẫn sẽ được tính là tiền lương đóng bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

Người lao động không làm việc từ bao nhiêu ngày trong tháng trở lên sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 42 Quy trình hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có hướng dẫn:

Quản lý đối tượng
...
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
...

Như vậy, khi người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương, nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Lưu ý: Trong trường hợp này nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương thì thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

- Với trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau thì vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

- Đối với người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản thì thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không được tính là thời gian đóng bảo hiểm tai nạn và được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.

“Đóng bảo hiểm xã hội một năm rút được bao nhiêu tiền?” Đây là thắc mắc của không ít người lao động bởi việc tính tiền bảo hiểm 1 lần tương đối phức tạp. Sau đây là hướng dẫn cách tính để bạn đọc có thể tự mình tìm được đáp án cho câu hỏi trên.

Mục lục bài viết [Ẩn]


1. Đóng bảo hiểm xã hội một năm muốn rút 1 lần cần điều kiện gì?

Nếu đóng bảo hiểm xã hội một năm mà muốn rút tiền 1 lần thì người lao động phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13:

[1] Sau 01 năm nghỉ việc hoặc sau 01 năm không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội [BHXH] tự nguyện.

[2] Khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

[3] Ra nước ngoài để định cư.

[4] Mắc một trong các bệnh:

- Bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác do Bộ Y tế quy định

- Các bệnh, tật khác mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự phục vụ sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

[5] Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Người lao động sẽ được được rút BHXH 1 lần ngay khi có nhu cầu nếu đã thuộc một trong 05 trường hợp nêu trên.

Lưu ý: Người lao động rút BHXH một lần phải hoàn tất thủ tục chốt sổ, gộp sổ BHXH [nếu có nhiều sổ bảo hiểm do làm việc tại nhiều công ty khác nhau] thì mới được giải quyết hưởng tiền BHXH 1 lần.

Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm có rút được không? [Ảnh minh họa]

2. Đóng bảo hiểm xã hội một năm rút được bao nhiêu tiền?

Số tiền BHXH 1 lần được tính dựa trên mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và thời gian mà người lao động đã đóng bảo hiểm.

Do người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội một năm nên theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần của người này sẽ được tính theo công thức chung sau đây:

Tiền BHXH 1 lần

=

[1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014]

+

[2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ năm 2014]

Trong đó:

- Thời gian đóng BHXH tính hưởng BHXH 1 lần được tính theo năm và làm tròn như sau:

  • Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 01 - 06 tháng làm tròn là ½ năm, lẻ từ 07 - 11 tháng làm tròn là 01 năm.
  • Trường hợp trước ngày 01/01/2014 có thời gian đóng BHXH lẻ tháng thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ ngày 01/01/2014 trở đi.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính dựa trên mức lương hằng tháng đóng BHXH của người lao động sau khi đã được nhân với hệ số trượt giá.

Cách để biết đóng bảo hiểm xã hội một năm rút được bao nhiêu tiền? [Ảnh minh họa]

Ví dụ 1: Chị A đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 02/2019 đến hết tháng 01/2020 với mức lương hằng tháng đóng BHXH là 07 triệu đồng/tháng. Năm 2023, chị A làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần được nhận số tiền như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = [07 triệu đồng x 11 tháng x 1,08 + 07 triệu đồng x 01 tháng x 1,05] : 12 tháng = 7.542.500 đồng

Tiền BHXH 1 lần = 2 x 7.542.500 đồng x 01 năm = 15.085.000 đồng

Ví dụ 2: Anh B đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2012 đến hết tháng 05/2012 với mức lương 04 triệu đồng/tháng. Sau đó lại tiếp tục đi làm và đóng bảo hiểm từ tháng 6/2021 đến hết tháng 12/2021 với mức lương 08 triệu đồng/tháng thì nghỉ việc.

Năm 2023, anh B làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần được nhận số tiền như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = [04 triệu đồng x 5 tháng x 1,37 + 08 triệu đồng x 07 tháng x 1,03] : 12 tháng = 7,09 triệu đồng.

Thời gian đóng bảo hiểm trước năm 2014 được cộng dồn sang giai đoạn đóng bảo hiểm từ năm 2014 trở đi.

Tiền BHXH 1 lần = 2 x 7,09 triệu đồng x 01 năm = 14,18 triệu đồng


3. Hướng dẫn tự tính tiền BHXH 1 lần online, trả ngay kết quả

Hiện nay LuatVietnam đã ra mắt Công cụ tính BHXH 1 lần online có thể truy cập được bằng cả máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet giúp người lao động tính toán chính xác số tiền bảo hiểm 1 lần mà mình được nhận chỉ trong vài phút.

Chủ Đề