Đóng góp tiêu biểu của nhà Trần

Kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định, đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh

Những tấm gương tiết tháo tiêu biểu thời Trần

Cập nhật lúc07:31, Thứ Ba, 09/10/2012 [GMT+7]

Trong 175 năm tồn tại của vương triều Trần [1225-1400] đã xuất hiện nhiều tấm gương anh hùng tiết tháo, lập nhiều chiến công, làm rạng rỡ truyền thống ngoan cường và bất khuất của dân tộc.

Yết Kiêu và Dã Tượng vốn là gia nô rất được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn yêu mến. Theo sử sách chép lại, cả hai đã nêu tấm gương sáng ngời về lòng trung thành. Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi: Trong một trận đánh đầy khó khăn của quân dân nhà Trần vào giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh chống quân Nguyên - Mông xâm lược lần thứ hai [1285], quân ta bị thua ở Bãi Tân [một địa điểm trên sông Lục Nam]. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân, còn Dã Tượng thì đi theo hầu Hưng Đạo Vương. Tình thế hiểm nghèo, Hưng Đạo Vương định theo đường núi để rút lui. Dã Tượng liền nói: Yết Kiêu mà chưa thấy Đại Vương thì nhất định không chịu dời thuyền. Hưng Đạo Vương nghe vậy liền trở lại Bãi Tân thì thấy chỉ còn mình Yết Kiêu vẫn cắm thuyền chờ ở đó. Ông vui mừng mà nói rằng: Ôi! Chim Hồng, chim Hộc sở dĩ có thể bay cao, bay xa là nhờ ở sáu trụ xương cánh. Nếu như không có sáu trụ xương cánh ấy thì chim Hồng, chim Hộc cũng chỉ như chim thường thôi. Nói xong, bèn hạ lệnh cho chèo thuyền đi, kỵ binh giặc đuổi theo mà không kịp.

Lễ hội đền Trần. Ảnh: Thu Hà

Một gia nô tiêu biểu khác của Trần Hưng Đạo cũng được sử sách lưu gương là Nguyễn Địa Lô, người đã có công cùng với các đội dân binh ở vùng biên giới phía Bắc đón đánh tơi bời quân của Toa Đô khi định đưa Trần Kiện [con của Tĩnh Vương Trần Quốc Khang] là tướng chỉ huy tại Nghệ An đã hèn nhát đầu hàng giặc về Yên Kinh. Kẻ phản nghịch đã bị Nguyễn Địa Lô bắn chết tại trận, ngăn chặn những tổn thất lớn cho cuộc kháng chiến. Ngoài ra còn có thể kể đến các nhân vật khác như Hà Bổng, Hà Đặc và Hà Chương.

Không chỉ có các tấm gương tướng lĩnh, quân sĩ nam giới dưới thời Trần sử sách còn ghi nhận đóng góp của nhiều gương phụ nữ. Trước hết là công chúa An Tư, con út của vua Trần Thái Tông, em út của vua Trần Thánh Tông và là cô ruột của vua Trần Nhân Tông. Năm 1285, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Giặc có quân số áp đảo, lại đã tạo được thế tấn công từ hai phía Nam và Bắc, nên rất hung hăng. Trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc, vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã phải có một quyết định khó khăn là gả công chúa An Tư cho Thoát Hoan để tạm giữ hoà khí với giặc. Là công chúa lá ngọc cành vàng nhưng trước vận nước nguy nan, An Tư công chúa đã sẵn sàng hy sinh vì nước. Một người phụ nữ đặc biệt khác là Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung. Sử cũ chép, bà có công lao không nhỏ trong cuộc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình từ nhà Lý sang nhà Trần. Bắt đầu từ khi nhà Trần nắm quyền, với vai trò quốc mẫu dù trải qua không ít thăng trầm, thua thiệt nhưng với sự khiêm nhường và lòng trung thành tuyệt đối, bà luôn hy sinh cho sự hưng thịnh của nhà Trần. Bà đặc biệt có công lớn trong việc đảm bảo hậu cần cho triều đình, quan quân khi thực hiện kế sách “thanh dã” [vườn không, nhà trống] tạm rút khỏi Thăng Long trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất. Quân Nguyên - Mông vào thành không có lương thực, sau đó đã bị đánh úp, trở tay không kịp, thua đau; kinh thành Thăng Long được giải phóng. Chính vì vậy bà được mệnh danh là “nữ tướng hậu cần” của nhà Trần. Với uy tín của mình, bà còn góp phần hóa giải thành công mối bất hòa trong nội tộc, giữ vững tình nghĩa huynh đệ, sự đoàn kết trong gia tộc được thắt chặt hơn làm cho sức mạnh của hàng ngũ lãnh đạo nhà Trần được phát huy tối đa trước họa ngoại xâm. Một phụ nữ quý tộc tiêu biểu nữa của nhà Trần được các sử gia ghi chép ngợi ca là công chúa Phụng Dương, con gái của Thái sư Trần Thủ Độ, được vua Thái Tông Trần Cảnh nhận làm con nuôi, sau gả cho Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Nhân cách của bà được chính Thái sư Trần Quang Khải đánh giá: Làm điều thiện, nói điều nhân, sống nết na, chết lưu danh, vượng phu ích tử. Theo sách sử, bà là người có công lớn trong việc xây dựng cứ điểm [thái ấp] độc lập, giúp chồng có thể thực hiện tốt chính sách “ngụ binh ư nông”. Vừa đảm đang chăm sóc cha mẹ, nuôi dạy con cái... bà vừa quán xuyến mọi công việc trong thái ấp như trồng cấy, chăn nuôi, dệt vải, may quần áo cho binh sĩ... để Thái sư chuyên tâm lo việc nước. Khi tuổi đã cao, công chúa Phụng Dương đem hết tài sản của mình chia cho anh em nội tộc, nhiều gia nô được cấp ruộng đất cày cấy...

PV

Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 66 và những kiến thức đã học để suy luận trả lời.

Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có nhiều đóng góp to lớn, có thể kể như:

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, đây là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

Trần Hưng Đạo [1232 - 1300] là danh tướng thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, là người có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Đồng thời ông còn là một nhà nghiên cứu quân sự với các bộ binh pháp Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp bí truyền. Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần. Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, Nguyên quán: Phủ Thiên Trường [nay thuộc xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định]]. Ông còn có hiệu là Hưng Đạo Vương . Ông vốn có tài quân sự, lại là tông thất nhà Trần, do đó trong cả ba lần quân Nguyên Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng ra trận. Đặc biệt trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước. Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ ba thành công, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui về sống ở Vạn Kiếp. Ông đã dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp mà Kiếp Bạc là trung tâm để lập phủ đệ và quân doanh làm phòng tuyến chiến lược giữ mặt đông-bắc của Đại Việt. Ông còn cho trồng các loại cây thuốc để chữa bệnh cho binh sĩ và nhân dân trong vùng. Mùa thu tháng 8, ngày 20 năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 [tức ngày 11-10-1300 , Hưng Đạo Vương mất. Theo lời dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ.

Sau khi ông mất, triều đình phong tặng là Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Nhân dân Đại Việt vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc nên lập đền thờ ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Người dân Đại Việt kính trọng vinh danh Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi.

Nhà Trần thành lập năm nào và bộ máy nhà nước thời Trần có gì đặc biệt? Để hiểu kĩ hơn về thông tin này, hãy cùng GiaiNgo khám phá ngay nhé!

Nhắc đến những trang lịch sử vẻ vang, chúng ta nhất định phải nhắc đến nhà Trần. Vậy nhà Trần thành lập năm nào? Nhà Trần đem lại những đóng góp gì cho đất nước? Các bạn hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay nhé!

Nhà Trần thành lập năm nào?

Đầu tiên, chúng ta cùng nhau đi giải đáp câu hỏi nhà Trần thành lập năm nào nhé!


Được tài trợ

Nhà Trần thành lập năm nào?

Nhà Trần được thành lập vào đầu năm 1226. Cụ thể là khi ấy, Trần Thủ Độ tổ chức một cuộc đảo chính cung đình và đưa ra tuyên bố Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi nhường ngôi cho chồng.

Trước đó vào năm 1225, vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa 7 tuổi Lý Chiêu Hoàng. Lúc bấy giờ, Trần Thủ Độ là chú của Trần Cảnh, khi ấy đang là vị vua đầu tiên của nhà Trần.


Được tài trợ

Kết cục là Trần Thủ Độ đã bố trí cho Trần Cảnh [8 tuổi] vào cung chơi cùng Lý Chiêu Hoàng. Sau đó Trần Thủ Độ đã sắp xếp cho hai người kết hôn với nhau.

Từ đó, nhà Lý sụp đổ hoàn toàn và nhà Trần được thành lập. Đây chính là mốc son chói lọi đánh dấu bước ngoặt thời Trần, mở ra triều đại nhà Trần lớn mạnh trong lịch sử dân tộc.

Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nhà Lý đang ngày càng suy yếu. Vào cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu dần và giặc phương Bắc lăm le xâm lược nước ta. Triều đình nhà Lý không còn khả năng chăm lo cho đời sống nhân dân như trước.

Cụ thể là các quan lại ăn chơi xa đọa, bỏ mặc nhân dân. Người dân rơi vào tình cảnh hạn hán, lụt lội, đói kém triền miên. Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, nhân dân ở nhiều vùng đã đứng lên khởi nghĩa chống lại triều đình.

Tuy nhiên, để giữ được ngai vàng của mình, nhà Lý đã dựa vào thế lực của nhà Trần. Thời điểm lúc bấy giờ, nhà Trần là một dòng họ mạnh mẽ.

Chính vì vậy, vào tháng 12 năm 1226, nhà Lý đã lợi dụng đây là điều kiện thuận lợi để vị vua cuối cùng của họ Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh.

Xem thêm:

Những đóng góp của triều đại nhà Trần là gì?

Đời sống tôn giáo, văn hóa

Đời sống tôn giáo, văn hóa thời Trần có những đóng góp rất đặc sắc. Về đời sống tôn giáo, xã hội Đại Việt thời Trần vẫn tiếp nối truyền thống thời Lý. Chính vì vậy, Phật giáo vẫn được thịnh hành cùng với sự phát triển của Nho giáo và sự tồn tại của Đạo giáo.

Thời điểm này, giữa các tôn giáo, tín ngưỡng không có sự bài xích, định kiến mà thay vào đó là sự chung sống, giao lưu và dung hòa mạnh mẽ.

Về văn hóa thời Trần, vẫn chưa có sự phân hóa quá sâu sắc giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình. Đặc biệt, các loại hình nghệ thuật dân gian như múa rối nước, các trò chơi như đấu vật, đua thuyền,… cũng được trình diễn trong các buổi sinh hoạt và nghi lễ cung đình.

Không chỉ vậy, một thành tựu đã góp phần tăng thêm sức mạnh của đất nước là sự chăm lo, phát triển giáo dục thi cử, coi trọng học vấn, coi trọng việc tuyển dụng và sử dụng nhân tài. Nhà Trần thực hiện rất tốt điều đó.

Quân sự

Về mặt quân sự, nhà Trần cho xây dựng lực lượng vũ trang theo chính sách “ngụ binh ư nông”. Ngoài ra về sản xuất sương quân, còn kết hợp nghĩa vụ binh dịch của đinh tráng với chế độ thay phiên nhau.

Tiếp đó, để có thể nhanh chóng bổ sung quân số cho quân đội, việc đăng ký đinh tráng được mở rộng đến Nghệ An, Thanh Hóa và một số vùng ở đồng bằng Bắc Bộ. Đinh tráng được chia ra làm ba thứ hạng: thượng, trung, hạ và tùy thuộc vào tính chất quan trọng của đơn vị.

Không những thế, quân đội nhà Trần đã được triều đình chú trọng nâng cao chất lượng theo hướng “binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Điều này có ý nghĩa là quân ít nhưng tinh nhuệ.

Một số câu hỏi thường gặp về nhà Trần

Nhà Trần có bao nhiêu đời vua?

Nhà Trần có 12 đời vua và trị vì đất nước ta được 175 năm [1225 – 1400]. Dưới đây là tất cả các vị vua thời Trần:

  • Trần Thái Tông [1225-1258].
  • Trần Thánh Tông [1258-1278].
  • Trần Nhân Tông [1279-1293].
  • Trần Anh Tông [1293-1314].
  • Trần Minh Tông [1314-1329].
  • Trần Hiển Tông [1329-1341].
  • Trần Dụ Tông [1341-1369].
  • Trần Nghệ Tông [1370-1372].
  • Trần Duệ Tông [1372-1377].
  • Trần Phế Ðế [1377-1388].
  • Trần Thuận Tông [1388-1398].
  • Trần Thiếu Ðế [1398-1400].

Ai là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần?

Trần Cảnh là vị vua đầu tiên của nhà Trần. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, ông lấy vợ và lập hoàng hậu khi chỉ mới 6 tuổi.

Sau khi lên ngôi vua, ông lấy tên là Trần Thái Tông và là vị hoàng đế đầu tiên của Hoàng triều Trần nước Đại Việt.

Trần Thái Tông giữ ngôi từ ngày 10 tháng 1 năm 1226 tới ngày 30 tháng 3 năm 1258. Sau đó ông làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời năm 1277.

Người vợ đầu của ông là hoàng đế nhà Lý tên Lý Chiêu Hoàng. Lúc nhỏ, bà có tên Lý Phật Kim, sau đổi thành Lý Thiên Hinh. Lý Chiêu hoàng là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Ai được coi là người đóng góp vai trò quan trọng trong sự thành lập nhà Trần?

Trần Thủ Độ được coi là người đóng góp vai trò quan trọng trong sự thành lập nhà Trần. Ông là nhân vật trụ cột, là người thực hiện thành công ý tưởng đoạt ngôi vua triều Lý về tay nhà Trần.

Đây là điều mà Trần Tự Khánh trước đây thường ấp ủ nhưng không thực hiện được vì ông mất sớm.

Bên cạnh đó, Trần Thủ Độ là người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần.

Nhà Trần ban hành bộ luật gì?

Nhà Trần ban hành bộ luật Hình luật. Cụ thể vào năm 1341, vua Trần Dụ Tông sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên soạn và ban hành bộ luật này.

Nội dung của bộ luật này gồm:

  • Bảo vệ vua, giai cấp thống trị.
  • Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.
  • Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.
  • Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo.

Bộ luật này cũng giống như bộ luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm và đã có những tiến bộ nhất định.

Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần có là chế độ gì?

Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần là chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng. Họ sẽ cùng với vua [con] quản lý đất nước.

Như vậy, qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã biết nhà Trần thành lập năm nào rồi phải không? Vậy thì các bạn hãy nhanh tay theo dõi GiaiNgo ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin hơn nữa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề