Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1

Phó thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra tiến độ dự án - Ảnh: Đ.H

Trực tiếp kiểm tra tiến độ có Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cùng lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam [PVN].

Theo phó ban quản lý dự án Nguyễn Hữu Vinh, việc đốt dầu lần đầu tổ máy số 1 có ý nghĩa rất lớn, khi trước đó dự án gần như đã "đóng băng". 

Đến nay, dự án đạt 88,75% tiến độ, thiết kế đạt gần 100% tiến độ, mua sắm đạt gần 96% yêu cầu, thi công xây lắp đạt gần 88%, chạy thử đạt gần 26%. Công trường đang có 24 đơn vị tham gia thi công và chạy thử.

Hòa lưới điện quốc gia vào ngày 30-4

Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cho biết trước đây rất khó khăn trong kiểm soát dòng tiền giải ngân của dự án, nhưng sau khi định hình các giải pháp như rà soát tổng dự toán, cân đối nguồn lực, vốn chủ sở hữu và vốn linh hoạt điều chỉnh, hỗ trợ tổng thầu, nhà thầu, đã tháo gỡ được nguồn lực tài chính, dòng tiền.

Trong thời gian tới, để kiểm soát hoàn thành mốc tiến độ, đặc biệt hòa lưới điện vào ngày 30-4 và đốt than lần đầu tổ máy 1 vào ngày 16-6, tập đoàn chỉ đạo phải hoàn thành lắp đặt hệ thống băng tải than vào ngày 30-5.

Ông Nguyễn Hoàng Anh - chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - nhìn nhận hiếm có dự án nào trong 8 tháng, lãnh đạo Chính phủ xuống kiểm tra trực tiếp 4 lần, mỗi lần xuống là một lần thay đổi. Vì vậy ông khẳng định sẽ đồng hành với PVN tháo gỡ các vướng mắc để hoàn thành tiến độ.

Có chuyển biến

Phó thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao khi nhiều công việc và các mốc tiến độ đã thực sự có chuyển biến rõ nét, bằng chứng là tổ chức thành công mốc đốt lửa lần đầu bằng dầu tổ máy số 1 theo đúng tiến độ, tiến tới phấn đấu hòa lưới điện bằng dầu vào ngày 30-4.

Phó thủ tướng yêu cầu cần bám sát tiến độ tổng thể và mốc tiến độ của từng hạng mục, tập trung cao cho công tác thi công xây lắp, đặc biệt các hạng mục hệ thống vận chuyển than, kho than, đường ống thải xỉ và bãi thải xỉ, các gói thầu phục vụ chạy thử, quan trắc, thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng, chạy thử kịp thời hệ thống thiết bị đã lắp đặt.

Đồng thời, giải quyết hiệu quả các vấn đề về chi phí để bảo đảm tiến độ, huy động nhân lực, chuyên gia và tổ chức thi công, chạy thử một cách khoa học, khẩn trương nhằm đáp ứng mốc tiến độ chung. 

Phó thủ tướng giao các cơ quan liên quan tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, xử lý những khó khăn, vướng mắc để đảm bảo các mốc tiến độ và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, hoàn thành, đưa nhà máy vào sản xuất trong thời gian sớm nhất.

Với tổng công suất 1.200 MW, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có quy mô công suất thuộc nhóm lớn nhất khu vực Đồng bằng Bắc Bộ với tổng mức đầu tư gần 2 tỉ USD.

Đây là một trong những dự án nguồn điện cấp bách khởi động từ năm 2011, được hưởng cơ chế đặc biệt trong quyết định 2414 của Chính phủ ký ngày 11-12-2013. Đến năm 2019, dù cơ chế này đã có hiệu lực 5 năm nhưng vẫn chưa có hướng dẫn cho một số nội dung vướng mắc, khiến cho PVN phải đưa ra kiến nghị được cung cấp tiền để "cứu" dự án.

Đáng chú ý, tại cuộc họp vào tháng 7-2019 với sự tham gia của các lãnh đạo thời điểm đó là Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Nguyễn Hoàng Anh, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Hồng Diên và Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch PVN đã khẳng định: "Nếu không có tiền thì đóng cửa dự án và tôi sẽ ký trả dự án, tôi chấp nhận kỷ luật. Không vay được thì phải bỏ tiền túi ra làm, hoặc đi vay chỗ khác, cơ cấu tài chính thì chúng tôi sẽ tự thu xếp".

Sau nhiều cuộc họp của các cấp lãnh đạo Chính phủ, bộ ban ngành và chủ đầu tư là PVN để tháo gỡ cho dự án, nguồn tiền tài chính giúp cho dự án từ chỗ "đóng băng" đã thi công trở lại.

Dự kiến, sau khi hoàn thành đưa vào vận hành, hàng năm nhà máy sẽ cung cấp trên 7,2 tỉ kWh điện cho lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

N.AN

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Trên công trường dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, hàng trăm cán bộ kỹ sư và công nhân lao động 3 ca, chạy đua với thời gian để thực hiện các mốc đưa nhà máy vào hoạt động. Hai cột mốc trước mắt hết sức quan trọng là đốt dầu cho tổ máy số 1 vào ngày 23/2/2022 và mốc hoà lưới điện vào 19/5/2022 [phấn đấu hoàn thành sớm hơn, vào ngày 30/4/2022]. Đây là hai mốc sẽ tạo đà cho các mốc tiếp theo: Vận hành thương mại tổ máy 1 vào ngày 30/11/2022 và tổ máy 2 vào ngày 31/12/2022.

Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho mốc đốt lửa lần đầu Tổ máy số 1 thuộc Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vào ngày 23/2 đã sẵn sàng.

Theo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam [PVN], mốc đốt dầu lần đầu Tổ máy số 1 có ý nghĩa rất lớn đối với ngành dầu khí nói chung và dự án nói riêng, khẳng định sự "hồi sinh" của 1 dự án tưởng chừng như đã "đóng băng" trong một thời gian dài, cũng như minh chứng cho chất lượng và tính đồng bộ của thiết bị/hệ thống nhà máy, tạo tiền đề cho sự thành công của các mốc tiếp theo trong năm nay.

Đại diện PVN cho biết, đến nay, tiến độ dự án đã đạt 88,75%, trong đó công tác thiết kế đạt gần 100%; mua sắm đạt gần 96%; thi công xây lắp đạt gần 88%; chạy thử đạt gần 26%.

Nhân lực duy trì trên công trường trong những ngày bình thường khoảng trên 500 người. Đặc biệt là, nhà thầu chạy thử vẫn huy động nhân công trong dịp Tết Nguyên đán và đã tiếp tục tăng cường sau nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ. Trên công trường hiện tại có 24 đơn vị tham gia thi công và chạy thử gồm: 20 nhà thầu thi công trong nước; 4 nhà thầu nước ngoài: Qingdao, SDC, ABB, BWBC và các đơn vị của PVN hỗ trợ bảo dưỡng thiết bị: PVPower, PVPS, BSR, PVCFC, PVFCCo.

Tiếp tục nỗ lực hơn nữa

Với tổng công suất 1.200 MW, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có quy mô công suất thuộc nhóm lớn nhất khu vực Đồng bằng Bắc Bộ với  tổng mức đầu tư gần 2 tỷ USD. Đây là dự án nguồn điện lớn thuộc Tổng sơ đồ điện VII điều chỉnh và sắp tới là Quy hoạch điện VIII. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án lại gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thậm chí có những sai phạm đã được các cơ quan chức năng kết luận, xử lý theo quy định. Từ chỗ "án binh bất động", thời gian qua, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, dự án có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, đã lấy lại tiến độ.

Sau khi hoàn thành đưa vào vận hành, hàng năm nhà máy sẽ cung cấp trên 7,2 tỷ kWh điện cho lưới điện quốc gia. "Điều này không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình nói riêng và khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói chung", ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trao đổi với Báo điện tử Chính phủ.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, trong thời gian tới, Ủy ban tiếp tục đôn đốc PVN bám sát các mốc tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp các bộ, ngành tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đảm bảo dự án được triển khai hoàn thành đáp ứng cả về tiến độ và chất lượng.

Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 15/7/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải sớm đưa dự án vào khai thác, sử dụng, tránh lãng phí nguồn lực của Nhà nước, tiền của công sức của nhân dân đã bỏ ra.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã có hàng loạt cuộc thị sát, trực tiếp kiểm tra, làm việc, giao ban tại công trường dự án, trực tiếp xử lý kịp thời, có hiệu quả các tồn đọng, vướng mắc của dự án. Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, PVN, chủ đầu tư dự án, thường xuyên kiểm tra việc thi công nhà máy. PVN bố trí đầy đủ nguồn lực cho dự án.

Đại diện PVN cho rằng, việc hoàn thành mốc đốt dầu, cũng như các mốc tiến độ sắp tới thể hiện quan tâm chỉ đạo, rõ ràng, cụ thể cùng với việc giám sát, động viên và chia sẻ trách nhiệm của lãnh đạo Chính phủ, đặc biệt là giai đoạn tháng 7/2021 đến nay, đã tạo động lực, quyết tâm cho tập thể lãnh đạo PVN, Ban Quản lý dự án cũng như Tổng thầu PetroCons và các nhà thầu phụ cố gắng, nỗ lực, ngày đêm lao động hăng say tại dự án, với một quyết tâm tất cả đặt mục tiêu hoàn thành dự án lên trên hết, phát điện thương mại vào cuối năm nay.

Thời gian tới, PVN sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ bảo đảm các mốc tiến độ thông qua việc chỉ đạo Tổng thầu PetroCons, Ban Quản lý dự án và Tư vấn PMC rà soát, cập nhật lại tiến độ các hạng mục, xây dựng tiến độ chi tiết tới cấp 4, cấp 5 và các giải pháp bù tiến độ [kế hoạch nhân lực, vật tư thiết bị, máy móc, chi phí,…] làm cơ sở đôn đốc, quản lý điều hành, giám sát thực hiện. Định kỳ và hàng tuần tổ chức giao ban, giải quyết tháo gỡ kịp thời các khó khăn.

Minh Ngọc – Đức Tuân


Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 bước vào gia đoạn chạy thử

[ĐCSVN] – Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã bắt đầu bước vào giai đoạn chạy thử. Theo kế hoach nhà máy sẽ đốt dầu lần 1 vào 2/2022.

Toàn cảnh nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Tính đến hết ngày 17/10, dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đã hoàn thành 86% tiến độ tổng thể,100%thiết kế, gần 95% mua sắm lũy kế và hơn 84%xây dựng thi công lũy kế.

Theo Ban Quản lý Dự án nhiệt điện Thái Bình 2, hiện nhà máy đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khaichạy thử. Dự kiến nhà máy đốt dầu lần đầu tổ máy 1 vào tháng 2/2022; hòa lưới điện tổ máy 1 vào ngày 19/5/2022; đốt than tổ máy 1 vào ngày 16/6/2022; đốt than tổ máy 2 vào ngày 3/8/2022; vận hành thương mại tổ máy 1 vào ngày 30/11/2022 và vận hàng thương mại tổ máy 2 vào ngày 31/12/2022.

Đến thời điểm này, các vướng mắc chính liên quan đến dự án đã cơ bản được giải quyết, trong đó Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] đã ban hành các nghị quyết để hoàn thành dự án theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và đã thành lập Ban điều hành để triển khai thực hiện.

Cụ thể, các phương án giải quyết phần việc dở dang đã được làm rõ về phạm vi công việc và chi phí, có biện pháp cụ thể để cơ cấu lại, giao cho nhà thầu đủ năng lực thực hiện.

Các phần việc chưa thực hiện được rà soát theo từng gói thầu cụ thể nhằm đánh giá đầy đủ hiện trạng, điều chỉnh lại phạm vi công việc để tối ưu về tiến độ và chi phí, tạo thuận lợi cao nhất trong triển khai.

PVN đã rà soát, tính toán chi phí cần thiết để triển khai, hoàn thành dự án vào cuối năm 2022, bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư điều chỉnh lần 2.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư với tổng công suất 2 tổ máy là 1.200 MW, khi đi vào hoạt động sẽ đóng góp cho hệ thống điện quốc gia 7,2 tỷ kWh/năm./.

Tin, ảnh: VA

Video liên quan

Chủ Đề