Khí nào sau đây là một trong những khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính

Khi cho CaO vào nước thu được

Ứng dụng nào sau đây không phải của canxi oxit?

Canxi oxit có thể tác dụng được với những chất nào sau đây?

Các oxit tác dụng được với nước là

Để nhận biết hai chất rắn màu trắng CaO và P2O5 ta dùng:

BaO tác dụng được với các chất nào sau đây?

Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta dùng

Có 2 chất bột trắng CaO và Al2O3 thuốc thử để phân biệt được 2 chất bột là

Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?

Chất nào sau đây được dùng để sản xuất vôi sống

Oxit vừa tan trong nước vừa hút ẩm là:

Chất nào sau đây không được dùng để làm khô khí CO2?

Khối lượng Al2O3 phản ứng vừa hết với 200 ml dung dịch KOH 1M là:

Khối lượng Al2O3 phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch H2SO4 1,5M là

Khối lượng ZnO phản ứng vừa hết với 200 ml dung dịch KOH 1M là

Khí SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

Oxit bazơ K2O có thể tác dụng được với oxit axit là:

Phương trình hóa học nào sau dùng để điều chế canxi oxit?

CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì:

Chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

Bài viết sau, Invert.vn cập nhật mới nhất về Hiệu ứng nhà kính là gì? Những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính chi tiết nhất, rất hi vọng Quý khách có thêm những thông tin bổ ích về Hiệu ứng nhà kính

Mô tả hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824 thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên. Năm 1827, Joseph Fourier đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây được sự quan tâm lớn của giới khoa học.

Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. 

2. Lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lên mức kỷ lục mới

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, lượng khí CO2 có trong khí quyển trong năm 2018 ở mức 407,8 ppm, cao hơn so với mức 405,5 ppm của một năm trước đó. Tổ chức này nhấn mạnh, mức tăng này cao hơn so với mức tăng trung bình hàng năm trong vòng 10 năm qua.

Tổ chức Khí tượng Thế giới cho rằng, lượng khí gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng đồng nghĩa với việc những thế hệ tương lai sẽ phải đối mặt với sự tác động nghiêm trọng ngày càng lớn của tình trạng biến đổi khí hậu. Đó là nhiệt độ tăng; thiên tai xuất hiện nhiều hơn; mực nước biển tăng; nước ngọt khan hiếm; hệ sinh thái đất và biển bị tác động.

3. Nguyên nhân và hậu quả gây ra hiệu ứng nhà kính

Phương trình hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí CO2 đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh.   

Ngoài CO2 ra, còn có CH4, CFC, SO2, hơi nước cũng có tác dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà kính.... Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian. Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên.

Phương trình hiệu ứng nhà kính diễn ra

Bên canh đó, các hoạt động sống của con người, đặc biệt là hoạt động đốt nhiên liệu hoá thạch [than, dầu mỏ và khí thiên nhiên], hoạt động nông nghiệp [đốt phụ phẩm sau thu hoạch, vv], thay đổi sử dụng đất [phá rừng, vv] làm sinh ra nhiều khí nhà kính hơn. Khi nồng độ khí nhà kính càng tăng làm cho quá trình giữ nhiệt tăng lên. Hậu quả là nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên nhanh chóng, gây nên biến đổi khí hậu.
Sáu loại khí chủ yếu gây nên hiện tượng nhà kính bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6. Trong đó:

- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch [than, dầu, khí] và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. - CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. - N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. - HFCs, đặc biệt là khí HFC-23 chính là một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất loại hóa chất mới HCFC-22 để thay thế cho khí CFC dùng chủ yếu trong điều hòa không khí và làm lạnh. - PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. - SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.

Từ đó, phát sinh một số hậu quả liên đới với việc thay đổi khí hậu do hiệu ứng này có thể gây ra:

Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bịảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.

Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt.

Sinh vật: Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.

Sức khỏe: Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.

Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.

Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. 

Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bịảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông. Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của trái đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.

4. Các bước để hạn chế hiệu ứng nhà kính

Nhận thấy những tác hại do biến đổi khí hậu gây ra, Chính phủ Việt Nam đã sớm đề ra lộ trình chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 thông qua Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012.  Để hiện thực hóa chiến lược đó, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 về kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020; Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 9792/QĐ-BCT ngày 30/10/2014 về việc kế hoạch hành động của Bộ Công Thương về vấn đề chống biến đổi khí hậu. Vậy để góp phần hiện thực hóa giảm thiểu khí thải gây biến đổi khí hậu do Chính phủ Việt Nam đề ra, chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ, cụ thể gồm những việc làm thiết thực sau đây: - Trồng nhiều cây xanh [nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp] nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển. - Hãy tiết kiệm điện: Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng. - Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường! - Hãy cho những cái bếp than hay bếp dầu đi vào quá khứ, sử dụng bếp gas vừa nhanh lẹ vừa tốt cho môi trường. - Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước tạo ra một lượng khí CO2 khổng lồ và đó rõ ràng là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn.

- Hãy tiết kiệm giấy [in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để làm giấy nháp…], tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất.

Video liên quan

Chủ Đề