Dự án quy mô lớn là gì

Theo phản ánh của ông Nguyễn Ngọc Thạnh [Cà Mau], Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng

… 3. Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

… c] Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 5 tỷ đồng [trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư]”.

Ông Thạnh hỏi, quy định này có phải áp dụng đối với dự án trên 15 tỷ đồng thỏa mãn các điều kiện như đã nêu thì được lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật [nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân chi phí đầu tư] hay áp dụng cho các dự án dưới 15 tỷ đồng?

Ví dụ:

Trường hợp 1: Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình có tổng mức đầu tư là 12 tỷ đồng, có giá trị phần xây dựng 3 tỷ đồng [hơn 10% tổng mức] nếu áp dụng Điểm c cho dự án dưới 15 tỷ đồng thì dự án nêu trên phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Trường hợp 2: Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình có tổng mức đầu tư là 45 tỷ đồng, có giá trị phần xây dựng 4 tỷ đồng [dưới 10% tổng mức] nếu áp dụng Điểm c thì được phép lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

So sánh hai trường hợp, trường hợp 2 có quy mô và tổng mức đầu tư lớn hơn lại được lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Như vậy, việc hiểu và áp dụng Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP như thế nào?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Các trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Theo đó, Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP không có quy định về quy mô tổng mức đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng quy định tại điểm này.

Chinhphu.vn


Trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư dự án, công ty ông Nguyễn Duy Nhân [Bình Dương] gặp vướng mắc liên quan đến việc xác định loại dự án thuộc nhóm A, B hay C, cụ thể như sau:

Phụ lục I Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng có hướng dẫn phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP đã bãi bỏ Phụ lục này. Mặc dù vậy vẫn có một số nghị định, thông tư còn đề cập về việc phân nhóm dự án.

Để có cơ sở xác định loại, nhóm dự án đối với trường hợp sử dụng vốn khác từ đó xác định cơ quan có thẩm quyền trong việc thẩm định các bước trong trình tự thực hiện đầu tư dự án, ông Nhân đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn cụ thể nội dung này.

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 2 Điều 49 Luật Xây dựng 2014 quy định: “Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình của dự án gồm dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công”.

Nội dung này tiếp tục được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng [nội dung sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 5].

Do vậy, dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13.

Chinhphu.vn


Cụ thể, từ 01/01/2021, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo các căn cứ và tiêu chí như sau:

1. Theo quy mô, mức độ quan trọng;

2. Theo công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý;

3. Theo nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.

[Hiện hành quy định dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng].

Trong đó:

- Căn cứ theo quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, gồm:

+ Dự án quan trọng quốc gia;

+ Dự án nhóm A;

+ Dự án nhóm B;

+ Dự án nhóm C.

Xem chi tiết quy định này tại các Điều 6, 7, 8, 9 và Điểu 10 Luật Đầu tư công 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

- Căn cứ theo công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;

+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.

- Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án gồm:

+ Dự án sử dụng vốn đầu tư công;

+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

+ Dự án PPP;

+ Dự án sử dụng vốn khác.

Lưu ý:

Dự án đầu tư xây dựng được sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau; có thể có một hoặc nhiều công trình với loại và cấp khác nhau [hiện hành quy định dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều công trình với loại, cấp công trình xây dựng khác nhau].

Căn cứ pháp lý:

- Khoản 8 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020.

- Điều 49 Luật Xây dựng 2014.

Thuỳ Liên

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Các bác cao thủ diễn đàn giúp em giải thích [ có kèm văn bản pháp luật nào đó hoặc công văn của các cơ quan chức năng làm dẫn chứng ] về khái niệm : "Quy mô dự án là gì?""Như thế nào là làm thay đổi quy mô dự án" được không ạ?

"Khi mồ hôi trở nên quá rẻ
Kẻ ranh ma trở nên quá giàu!"
Phone: 0989.795.461
Địa chỉ: Hà Nội
Yahoo: oiconcachetduoi
Email:
T
ư vấn thiết kế kiến trúc, kết cấu nhà dân; Lập hồ sơ thiết kế, dự toán, dự thầu, thanh quyết toán các loại công trình DD&CN, Giao thông, thủy lợi, điện ...
Đảm bảo tiến độ, uy tín, chất lượng!
Tư vấn pháp lý cho các dự án xây dựng!

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý vị!

Các bác cao thủ diễn đàn giúp em giải thích [ có kèm văn bản pháp luật nào đó hoặc công văn của các cơ quan chức năng làm dẫn chứng ] về khái niệm : "Quy mô dự án là gì?""Như thế nào là làm thay đổi quy mô dự án" được không ạ?

- Quy mô dự án, quy mô đầu tư là những cái đặc điểm, nội dung cơ bản nhất trong mục tiêu đầu tư của dự án là: công suất, diện tích, mức vốn, sản phẩm, nâng suất, các công trình hạ tầng, thiết bị chính v..v Cái này do mình nghĩ ra đó. Bạn cứ tham khảo mọi người xem

Theo e thì khi nói đến Quy mô nghĩa là nói đến những thông số cơ bản của dự án [diện tích xây dựng, tổng mức đầu tư, công suất...]
Thay đổi Quy mô nghĩa là thay đổi một trong những thông số cơ bản của dự án.
Trong NĐ 12/2009 của CP có viết phân loại dự án theo Quy mô và tính chất, bác tham khảo thêm xem.
Mong được lắng nghe ý kiến của các thầy cô và anh chị.

Học, học nữa, học mãi!
Suy nghĩ tạo hành đông, hành động tạo thói quen, thói quen tạo tính cánh.
Hãy thay đổi bản thân mình trước khi muốn thay đổi một điều gì đó.

Các bác cao thủ diễn đàn giúp em giải thích [ có kèm văn bản pháp luật nào đó hoặc công văn của các cơ quan chức năng làm dẫn chứng ] về khái niệm : "Quy mô dự án là gì?""Như thế nào là làm thay đổi quy mô dự án" được không ạ?

Trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP có nhiều chỗ sử dụng thuật ngữ Quy mô. Nhưng không có chỗ nào nói về khái niệm: "Quy mô dự án là gì?" Kiểu này lại phải tìm xem có văn bản nào nói về khái niệm: "Kiểu này là gì?". Toán học lại phải đi chứng minh lại từ tiên đề Ơcơlít.

Tham khảo //vi.wiktionary.org/wiki/quy_mô cho thấy:


Quy mô:
Danh từ -> Kích thước, độ lớn, trình độ phát triển. Ví dụ: Quy mô tòa nhà thật là vĩ đại. Sản xuất theo quy mô công nghiệp. Tính từ -> Lớn lao Ví dụ: Kế hoạch lớn lao

Dự án là gì: xem ở đây //www.giaxaydung.vn/diendan/f374/du-la-gi-du-dau-tu-xay-dung-la-gi-20175.html

Như vậy có thể hiểu Quy mô dự án là độ lớn dự án hay kích thước của dự án. Quy mô dự án theo [độ lớn] của giá trị Tổng mức đầu tư [vốn] chia làm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B và C. Xem phụ lục I Nghị định 12/2009/NĐ-CP để biết các loại công trình, tương ứng mức vốn nào thì thuộc nhóm nào. Nếu giá trị vốn thay đổi thì đến khi nhảy nhóm có thể coi là thay đổi quy mô dự án.

Tôi nhất thời, bột phát nghĩ thế khi bạn hotmen_8x_pro hỏi, các chuyên gia trao đổi thêm nhé.

Đăng ký ngay Khóa học Kỹ sư QS GXD tốt nhất tại Việt Nam.
Học tất cả các phần mềm Kinh tế và Quản lý xây dựng.

Chả là thế này! Theo kiều tiên đề Ơcơlít như bác TA nói thì em cũng chả cần phải hỏi câu này làm gì. Đó là một thuật ngữ thì rõ ràng rồi. Nhưng khi va trạm đến, người ta đòi hỏi giải thích " tại sao ông bảo công trình của tôi thay đổi về quy mô, tôi chỉ là phát sinh thôi, vậy nên tôi là chủ đầu tư tôi tự điều chỉnh, chả phải báo cáo ông. Ông đưa ra văn bản để chứng minh tôi thay đổi về quy mô đi?" Vậy nên em mới phải tìm hiểu các bác ạ! Em chả thể giải thích " quy mô đầu tư" như là một tiên đề không cần chứng minh được ! Giải thích theo nghĩa của từ điển như bác TA đưa ra em cũng đã nghĩ đến. Nhưng trước hết nếu có văn bản nào định nghĩa thì tốt, cuối cùng mới phải dùng đến từ điển thôi!

Thanks các bác đã góp ý!

"Khi mồ hôi trở nên quá rẻ
Kẻ ranh ma trở nên quá giàu!"
Phone: 0989.795.461
Địa chỉ: Hà Nội
Yahoo: oiconcachetduoi
Email:
T
ư vấn thiết kế kiến trúc, kết cấu nhà dân; Lập hồ sơ thiết kế, dự toán, dự thầu, thanh quyết toán các loại công trình DD&CN, Giao thông, thủy lợi, điện ...
Đảm bảo tiến độ, uy tín, chất lượng!
Tư vấn pháp lý cho các dự án xây dựng!

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý vị!

Chả là thế này! Theo kiều tiên đề Ơcơlít như bác TA nói thì em cũng chả cần phải hỏi câu này làm gì. Đó là một thuật ngữ thì rõ ràng rồi. Nhưng khi va trạm đến, người ta đòi hỏi giải thích " tại sao ông bảo công trình của tôi thay đổi về quy mô, tôi chỉ là phát sinh thôi, vậy nên tôi là chủ đầu tư tôi tự điều chỉnh, chả phải báo cáo ông. Ông đưa ra văn bản để chứng minh tôi thay đổi về quy mô đi?" Vậy nên em mới phải tìm hiểu các bác ạ! Em chả thể giải thích " quy mô đầu tư" như là một tiên đề không cần chứng minh được !
Giải thích theo nghĩa của từ điển như bác TA đưa ra em cũng đã nghĩ đến. Nhưng trước hết nếu có văn bản nào định nghĩa thì tốt, cuối cùng mới phải dùng đến từ điển thôi!

Tôi cũng đoán là có 1 ông tên là Tường, họ Nói, tên đệm là Với Bức [tên đầy đủ là Nói Với Bức Tường] nên mới sinh ra câu hỏi thế. Trong trường hợp này có lẽ phải làm văn bản hỏi cơ quan có thẩm quyền phân xử. Văn bản Nhà nước chắc không quy định chi tiết đến mức thế.

Các bạn đồng nghiệp đọc thấy ở VB nào chỉ giúp tôi, bạn hotmen_8x_pro và anh/em quan tâm với.

Đăng ký ngay Khóa học Kỹ sư QS GXD tốt nhất tại Việt Nam.
Học tất cả các phần mềm Kinh tế và Quản lý xây dựng.

Tôi thì nghĩ trong cách dùng từ Việt Nam cứ đúng đến chũ " Mô" là bao hàm rất lớn và tổng quát rồi. Vi mô, vĩ mô cảm giác nó bao hàm rộng lớn nó chỉ chạm đến cấp cao nhất của nhà nước quyết định chính sách đê thay đổi vi mô, vĩ mô .Thế thì thay đổi quy mô theo tôi là thay đổi lớn [ mô ] về quy hoạch [ Quy ] thì báo cáo cấp thẩm quyền...

Hôm nay rảnh ngồi tham khảo lại luật cho nhớ, tìm được cái này, hi vọng sẽ giúp ích được cho bác.
Điểm b khoản 2 điều 5 của NĐ 12/2009 có ghi:Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;

Học, học nữa, học mãi!
Suy nghĩ tạo hành đông, hành động tạo thói quen, thói quen tạo tính cánh.
Hãy thay đổi bản thân mình trước khi muốn thay đổi một điều gì đó.

Điểm b khoản 2 điều 5 của NĐ 12/2009 có ghi:Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất; [1]

Thanks dẫn chứng của Bạn. Bài phân tích của Bác Nguyễn thế anh cũng rất hữu ích. câu hỏi chủ topic cũng rất hay. Chỉ là khái niệm nhưng mình nghĩ đúng là khái niệm này rất quan trong trong quá trình thực hiện dự án. Tuy nhiên ý [1] như trên cũng rất chung chung. Cần có thông tư hướng dẫn cụ thể thêm các bạn nhỉ. Mình ví dụ: 1. Cây cầu mình xây dựng tăng thêm 1 nhịp thì có là thay đổi Quy mô không?. Hay lại dựa vào mức vốn để phân nhóm như Bác thế anh đã phân tích. 2. Đoạn đường mình mở rộng thêm 1m có là thay đổi quy mô không.

Đề nghị các cao thủ tham gia tiếp, mình nghĩ chủ đề này có ý nghĩa thực tiễn rất cao.

Thanks dẫn chứng của Bạn. Bài phân tích của Bác Nguyễn thế anh cũng rất hữu ích. câu hỏi chủ topic cũng rất hay. Chỉ là khái niệm nhưng mình nghĩ đúng là khái niệm này rất quan trong trong quá trình thực hiện dự án. Tuy nhiên ý [1] như trên cũng rất chung chung. Cần có thông tư hướng dẫn cụ thể thêm các bạn nhỉ. Mình ví dụ: 1. Cây cầu mình xây dựng tăng thêm 1 nhịp thì có là thay đổi Quy mô không?. Hay lại dựa vào mức vốn để phân nhóm như Bác thế anh đã phân tích. 2. Đoạn đường mình mở rộng thêm 1m có là thay đổi quy mô không.

Đề nghị các cao thủ tham gia tiếp, mình nghĩ chủ đề này có ý nghĩa thực tiễn rất cao.

Theo mình đó là thay đổi quy mô ban đầu rồi. nó ảnh hưởng tới mục tiêu, tiền, dien tích thu hồi đất..

Theo tôi quy mô và Tổng mức đầu tư là 2 khái niệm khác nhau. Quy mô thể hiện độ lớn về mặt giá trị sử dụng; TMĐT là độ lớn giá trị. Có đôi khi tăng quy mô nhưng giảm giá trị và ngược lại

Ví dụ: Tăng quy mô về diện tích sàn nhưng giảm mức độ hoàn thiện thì TMĐT có thể giảm nhưng rõ ràng về quy mô là tăng.

Ừ ha! Hôm nay vào diễn đàn đọc chủ đề này thấy nhiều vấn đề cần phải xin ý kiến các bạn đây. Không biết ở chỗ các bạn như thế nào chứ ở chỗ tớ, khi trình quyết toán các công trình đều bị mắc tranh luận vấn đề thay đổi quy mô hay chỉ là xử lý kỹ thuật. Thông thường một quyết định phê duyêt dự án cơ cấu như sau:

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------

.........., ngày......... tháng......... năm.........

[TD="align: center"]

[/TD]
[TD="align: center"]

[/TD]

[TD="align: center"]Số:[/TD]
[TD="align: right"]

[/TD]

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH​

[Tên cá nhân/cơ quan phê duyệt] Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của...; Căn cứ Nghị định số... ngày... của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Các căn cứ pháp lý khác có liên quan; Xét đề nghị của... tại tờ trình số... ngày... và báo cáo kết quả thẩm định của...,Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình... với các nội dung chủ yếu sau: 1. Tên dự án: 2. Chủ đầu tư: 3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở [nếu khác với tổ chức tư vấn lập dự án]: 4. Chủ nhiệm lập dự án: 5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:

6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:

7. Địa điểm xây dựng: 8. Diện tích sử dụng đất: 9. Phương án xây dựng [thiết kế cơ sở]: 10. Loại, cấp công trình: 11. Thiết bị công nghệ [nếu có]: 12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư [nếu có]: 13. Tổng mức đầu tư của dự án: Tổng mức: Trong đó: - Chi phí xây dựng: - Chi phí, thiết bị: - Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư: - Chi phí quản lý dự án: - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: - Chi phí khác: - Chi phí dự phòng: 14. Nguồn vốn đầu tư: 15. Hình thức quản lý dự án: 16. Thời gian thực hiện dự án: 17. Các nội dung khác:

Điều 2. Tổ chức thực hiện.


Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.

Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các cơ quan có liên quan;

- Lưu:

Không biết có phải cứ thay đổi bất kỳ một chi tiết nào tại mục 6. của quyết định là thay đổi quy mô không nhỉ?

Video liên quan

Chủ Đề