Tố chất thủ lĩnh là gì

Trong một doanh nghiệp có rất nhiều con người và tính cách mỗi người đều khác nhau cho nên bất đồng quan điểm với nhau là chuyện không thể tránh khỏi. Vậy nên một doanh nghiệp lớn luôn cần sự kiên định của một vị lãnh đạo có phẩm chất cương quyết, đầy bản lĩnh để có thể giải quyết những mâu thuẫn của nhân viên và phải để họ tôn trong quyết định của mình.

2.Chính trực

Dù bạn là lãnh đạo của một nước, doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì phẩm chất chính trực không thể thiếu vì nó sẽ quyết định vận mệnh của một tổ chức đó phồn vinh hay suy thoái. Nếu người lãnh đạo mất đi tính liêm chính thì không chỉ làm tổ chức đi xuống mà còn ảnh hưởng tới sự tín nhiệm, lòng tin tưởng của mọi người và những hệ lụy sau này về tương lai của họ.

3.Tài giỏi

Một vị “thuyền trưởng” được tín nhiệm thì phải có Đức và Tài, mất một trong hai thì khó làm một người thủ lĩnh thật sự. Phải biết nhìn nhận mọi việc, am hiểu và không ngừng học hỏi để trao dồi bản thân, từ kinh nghiệm có được thì người thủ lĩnh mới có thể dụng binh của mình theo đúng mục tiêu của tổ chức.

4.Lắng nghe

Ngoài việc điều lệnh cho nhân viên thì cũng phải biết lắng nghe, đó là một tính chất không thể thiếu. Chúng ta phải biết lắng nghe những khó khăn mà nhân viên trong một tổ chức đang gặp phải, những định hướng đang theo chiều hướng không đúng. Đừng để tình trạng bất mãn của nhân viên với sếp, điều đó sẽ làm cho nhân viên không có tinh thần và trách nhiệm cho công việc, ảnh hưởng đến quy trình hoạt động của tổ chức.

5.Khiêm tốn

Người thủ lĩnh thật sự không thể bỏ qua phẩm chất này. Dù bạn có giỏi đến đâu thì chắc chắn rằng sẽ có người hơn bạn nên việc khiêm tốn là không thể thiếu, khiêm tốn trong cách giao tiếp cũng có thể biết tính của của đối phương, học hỏi được họ và truyền đạt lại những cấp bậc bên dưới cũng là ý hay. Khiêm tốn có thể được mọi người yêu mến và tôn trọng mình hơn.

6.Thấu hiểu

Người ta hay nói khoảng cách giữa sếp và nhân viên luôn có khoảng cách, đó là một lý do rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Để tránh tình trạng này vị lãnh đạo phải biết được cảm xúc của nhân viên, tùy vào tính cách của nhân viên mà chúng ta đối ta đối xử với họ, chỉ cần thủ lĩnh đủ cảm thông và thấu hiểu cho nhân viên thì họ cũng thấy “ấm lòng” và có trách nhiệm với công việc của mình hơn.

Qua bài viết này, hãy bạn có đủ phẩm chất cần có để trở thành một người lãnh đạo tốt chưa. Nếu bạn thấy mình chưa đủ tiêu chuẩn thì hãy trao dồi học hỏi thêm từ những người trên để trở thành một thủ lĩnh tài ba nhé. Chúc bạn thành công !

Tuyển dụng Bạch Long

Trả lời câu hỏi này, nhiều người từng thừa nhận rằng một thủ lĩnh giỏi phải khiến cho tổ chức của anh ta hoạt động tốt và có hiệu quả. Vậy còn những vấn đề khác? Anh ta có ảnh hưởng như thế nào tới những người xung quanh? Và mối quan hệ giữa anh ta và các nhân viên của mình ra sao?
Dưới đây là một vài tiêu chí cần cho một thủ lĩnh giỏi:

1. Một người hoà giải

Cuộc điều tra mà Hiệp hội quản lý Hoa Kỳ [AMA] 2003 đã cho thấy một nhà lãnh đạo giỏi phải biết cách phối hợp những người có công việc và mục đích khác nhau cùng nhau làm việc. Anh ta phải biết lắng nghe những ý kiến khác nhau sau đó tìm ra sự nhất trí và mục tiêu chung để mọi người có thể làm việc cùng nhau.

2. Một người có sức ảnh hưởng

Nhà lãnh đạo giỏi giống như động cơ của một chiếc máy. Một cách tích cực: nếu bạn nhiệt tình với công việc, điều này sẽ ảnh hưởng tới các nhân viên của bạn. Ngược lại, thái độ tiêu cực của bạn đối với công việc cũng có tác động tương tự. Nếu bạn luôn than phiền rằng công việc thật nhàm chán và vô nghĩa thì chắc hẳn cấp dưới của bạn cũng không thể có động lực để cố gắng thực sự.

3. Một tấm gương

Cấp dưới của bạn sẽ điều chỉnh tư chất của họ theo như những chuẩn mực mà bạn đặt ra. Cuộc điều tra AMA đã chỉ ra rằng việc cư xử gương mẫu là điều kiện tiên quyết giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi bởi mọi người sẽ nhìn vào bạn để biết họ nên làm việc như thế nào.

4. Một người dũng cảm

Bà Rosalynn Carter - cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ - từng phát biểu: “Lãnh đạo là người dẫn mọi người tới nơi mà họ muốn tới, còn lãnh đạo giỏi là người dẫn mọi người tới nơi mà họ không muốn nhưng nên tới”. Đôi khi bạn phải đưa ra một quyết định mà các nhân viên của bạn không đồng tình. Cũng có khi bạn cần phê phán nhân viên, nhưng phê phán một cách có tính xây dựng. Một lãnh đạo giỏi không thể là người nhu nhược và mềm yếu.

5. Một người có tầm nhìn rộng

Tổ chức của bạn cần đi tới đâu, và sẽ đi tới đó bằng cách nào? Đó là câu hỏi mà không ai khác chính bạn phải là người trả lời. Như trên đã nói, cuộc điều tra AMA đã chỉ ra rằng truyền đạt cũng là một kĩ năng lãnh đạo tối quan trọng. Bạn đã có khả năng truyền đạt quan điểm của mình chưa?

6. Một người đáng tin cậy

Tổ chức của bạn có thể dựa vào bạn ko? Họ có thể tin tưởng để bạn là người dẫn đường ko? Mọi người chỉ có thể sẵn sàng đi theo một người nếu như họ biết anh ta sẽ đem lại lợi ích cho họ, và quan tâm đến quyền lợi của họ. Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ làm việc cho bản thân anh ta, hơn thế, anh ta phải bảo đảm cho tổ chức có được sự thành công. Nếu như tổ chức thất bại, anh ta phải là người đứng ra nhận trách nhiệm. Ngược lại, khi tổ chức thành công, anh ta sẽ tạo dựng được lòng tin và uy tín trong nhân viên của mình.

Và tất nhiên, một nhà lãnh đạo giỏi phải luôn kiên định mục tiêu, dẫn dắt tổ chức đi đến mục tiêu đã đề ra, và là người tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động.

[Last Updated On: 15/07/2021]

* Khái niệm: Trong một tập thể bao giờ cũng xuất hiện những người cầm đầu các nhóm không chính thức [nhóm tự phát]. Những người đó được coi là thủ lĩnh. Đây là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của tập thể như là kết quả của sự tác động qua lại mang tính chất liên nhân cách. Thủ lĩnh và thủ trưởng có gì khác nhau?

– Thủ trưởng: là người đứng đầu một nhóm chính thức đảm nhiệm việc lãnh đạo quản lý nhóm. Thủ trưởng xuất hiện do yêu cầu từ bên ngoài. Do yêu cầu của hoạt động chung người ta phải bổ nhiệm hoặc cho bầu thủ trưởng.

– Thủ lĩnh: là người cầm đầu một nhóm không chính thức. Thủ lĩnh xuất hiện do yêu cầu của nội bộ nhóm tự phát – mọi người tự nguyện thừa nhận người cầm đầu chứ không phải do bên ngoài áp đặt vào.

Thủ lĩnh và thủ trưởng đều có chức năng điều khiển hoạt động chung của nhóm và điều chỉnh các mối quan hệ trong nhóm nhưng bằng các phương thức khác nhau. Một bên  là bắt buộc còn một bên là tự giác.

* Có nhiều loại thủ lĩnh:

– Căn cứ vào phong cách có ba loại:

+ Thủ lĩnh độc đoán: tự quyết mọi vấn đề, không cần ý kiến của người xung quanh.

+ Thủ lĩnh dân chủ: quyết định dựa trên căn cứ của những người xung quanh.

+ Thủ lĩnh pha trộn: pha trộn giữa độc đoán và dân chủ.

– Căn cứ vào đặc điểm hoạt động có hai loại thủ lĩnh:

+ Thủ lĩnh vạn năng: tình huống nào cũng cầm đầu.

+ Thủ lĩnh tình huống: chỉ cầm đầu trong từng tình huống.

– Căn cứ vào nội dung hoạt động có ba loại:

+ Thủ lĩnh đề xuất: loại này chỉ nghĩ ra việc, không làm.

+ Thủ lĩnh thực hiện: chỉ thực hiện các quyết định của nhóm.

+ Thủ lĩnh vừa đề xuất vừa thực hiện: nghĩ được mà tổ chức làm cũng được.

– Căn cứ vào mức độ công khai làm thủ lĩnh trong tập thể có hai loại:

+ Thủ lĩnh công khai: công khai làm thủ lĩnh ai cũng biết.

+ Thủ lĩnh ngầm: không công khai làm thủ lĩnh nhưng ai cũng tín nhiệm nghe theo khi phát biểu. Loại này chỉ xuất hiện tùy từng tình huống.

* Vai trò của thủ lĩnh trong tập thể.

Thủ lĩnh và thủ trưởng có thể trùng hợp hoặc không trùng hợp. Trường hợp lý tưởng là hai vai trò này trùng hợp với nhau. Trong trường hợp không trùng hợp vai trò của thủ lĩnh có thể có hai mặt:

  • Vai trò tích cực nếu muốn giúp tập thể.
  • Vai trò tiêu cực khi không muốn giúp tập thể. Đặc biệt nếu thủ lĩnh bất đồng quan điểm với thủ trưởng, không ủng hộ thủ trưởng thì tập thể sẽ khó đoàn kết. Nếu thủ trưởng không mạnh mẽ, cứng rắn thì thủ lĩnh dễ lấn át thủ trưởng. Một tập thể sẽ là tập thể lý tưởng khi thủ trưởng và thủ lĩnh là một.

Trong trường hợp không trùng hợp, thủ trưởng cần khéo léo lôi kéo tận dụng vai trò của thủ lĩnh đối với công việc chung.

Lâu nay chúng ta đã bàn nhiều về công tác cán bộ. Trong đó quan trọng nhất là việc đề bạt, cất nhắc, chọn đúng người đứng đầu. Không chỉ trong bộ máy hành chính nhà nước, mà ngay trong các tổ chức đảng, đoàn thể, mọi người thường quen gọi người đứng đầu là thủ trưởng, là "sếp". Chọn sai, bố trí sai thủ trưởng có thể ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng cơ quan, đơn vị và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị đó. Thậm chí, khi người đứng đầu kém đức, kém tài dễ dẫn tới vi phạm nguyên tắc lãnh đạo, nội bộ lình xình, đơn vị làm ăn bê bết.

Làm thế nào để có "con mắt xanh" khi chọn thủ trưởng? Trong một bài viết trước Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rất mộc mạc về việc lựa chọn nhân sự: Các đồng chí thành viên của Tiểu ban và Tổ Giúp việc phải là những cán bộ thật sự tin cậy, tuyệt đối trung thành, trung thực, trong sáng, công tâm, khách quan, đặc biệt là phải rất tỉnh táo, tinh tường, ["đừng nhìn gà hóa cuốc", "đừng thấy đỏ tưởng là chín", đừng chỉ thấy "cái mã bên ngoài, nó che đậy cái sơ sài bên trong"]. Tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII vừa qua, đồng chí Tổng Bí thư một lần nữa nhấn mạnh, cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn, "giữ vững chế độ lãnh đạo tập thể, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu". Tuy đã được chọn lọc kỹ lưỡng, nhưng sau Đại hội chưa lâu, đã thấy có những trường hợp cán bộ mắc khuyết điểm nghiêm trọng, phải xử lý kỷ luật, trong đó có đồng chí là cán bộ cấp cao. Mới thấy việc lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, uy tín khó khăn biết chừng nào.

Chúng tôi có nhiều dịp bàn chuyện lựa chọn người đứng đầu cơ quan, đơn vị với các đồng chí lãnh đạo một số cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ. Câu hỏi đặt ra, vì sao một số cán bộ tuy được giao trọng trách nhưng không có uy tín? Cấp dưới luôn "kính nhi viễn chi", họ chấp hành chỉ đạo, mệnh lệnh của anh là tuân theo pháp luật, nguyên tắc, chứ trong lòng thì không tin, không phục. Đã không tin thì làm sao có thể làm việc hết mình để đạt hiệu quả cao nhất. Nói chi đến tinh thần dám thay đổi, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Có người nói, không hẳn ông thủ trưởng nọ không có uy tín, mà thật sự chỉ thiếu "tín" thôi. "Uy" thì tổ chức đã giao cho ông ấy rồi. Nói gần với đời sống hơn là, một số vị thủ trưởng không có phẩm chất của một thủ lĩnh. Thủ lĩnh được những người chung quanh yêu mến, thừa nhận, tôn vinh. Khi có những tiếng nói khác nhau, bàn bạc còn chưa ngã ngũ, nhưng việc cần kíp, thủ lĩnh nói, mọi người tin, nghe theo. Như thế, thủ lĩnh có cả "uy" và "tín". Xa xưa trong lịch sử nước ta, có những thủ lĩnh tiêu biểu như Lê Lợi [1385-1433]. Đầu năm 1416, ông cùng với 18 người bạn thân thiết, chung chí hướng lập hội thề Lũng Nhai, lập nên nghĩa quân Lam Sơn, chống giặc Minh xâm lược, cứu nước. Từ núi Lam Sơn mà dấy nghĩa, làm điểm khởi đầu của nghĩa quân, một lựa chọn chính xác của thủ lĩnh. Bởi hơn ai hết, Lê Lợi hiểu rõ địa hình, địa vật, từng ngọn núi, dòng sông quê hương. Ông xứng đáng là thủ lĩnh vì có tấm lòng vì nghĩa lớn, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu sang, an nhàn của một chúa trại, từ chối lời dụ dỗ quan tước của nhà Minh để nương mình nơi chốn hoang dã.

Thời nay, chẳng hiếm những thủ lĩnh trên các mặt trận, thủ lĩnh nông dân, thủ lĩnh thanh niên, thủ lĩnh sinh viên... Từ các già làng ở buôn làng xa xôi, như bóng cây tỏa mát, khi Già xuất hiện, mọi trật tự ở đó được lập lại. Từ một ngành khoa học quan trọng có thể chọn cho mình người thủ lĩnh, luôn đứng ở mũi nhọn của các công trình, phát minh mới. Từ một mặt trận nóng bỏng bảo vệ an ninh - trật tự có những khắc tinh của bọn tội phạm, cũng đồng thời là thủ lĩnh của một nhóm điều tra. Gần đây nhất là bốn trận đánh tấn công giặc Covid-19, xuất hiện rất nhiều thủ lĩnh ở mặt trận và phía sau mặt trận. Đó là các nhà quản lý, các bác sĩ giỏi chuyên môn, bản lĩnh, quyết đoán trong việc khoanh vùng, cách ly, truy vết, điều trị. Một người nước ngoài tên là Mike Turner đã viết trên internet: "Không có gì là không thể ở Việt Nam. Đây là dân tộc có sức chống chịu cao nhất và lạc quan nhất". Đó là những người lính bám trụ ở biên giới, họ như những cánh cửa thép chốt chặn các đường mòn lối mở. Đó là những người lặng lẽ làm từ thiện, tổ chức mọi người thu mua, bán nông sản cho bà con vùng dịch. Một hàng khẩu hiệu nhỏ ghi bên cây "ATM gạo": "Ai thiếu cứ lấy, ai thừa mang cho" đủ cho ta ám ảnh, xúc động, đủ cho ta nghĩ về bóng dáng một thủ lĩnh thấp thoáng sau đó - thủ lĩnh của đức hy sinh và lòng nhân hậu.

Nhưng điều chúng tôi quan tâm nhất là, không ít các vị thủ trưởng cũng thật sự là thủ lĩnh. Họ không phải người tài hơn tất cả, nhưng biết quy tụ, sử dụng người tài, nhất là những người tài hơn mình. Họ có khả năng dẫn dắt, tập hợp những người trung bình, những người khá để đủ sức hoàn thành công việc của những tài năng. Sau Đại hội Đảng các cấp, xuất hiện một lớp cán bộ mới, trẻ, khỏe, được đào tạo cơ bản. Đó là điều dễ thấy. Cái "bền vững" hơn chính là uy tín, là khả năng phát triển của họ. Thật sự là thủ lĩnh bởi nhiều người có năng lực, có uy tín, dám nghĩ, dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm đến cùng. Gần đây Thủ tướng Phạm Minh Chính thường lưu ý, cán bộ chủ trì phải thực hiện nguyên tắc "ba không": Không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm. Làm đúng điều này chính là tìm cách bồi đắp uy tín của người lãnh đạo. Uy tín ấy có được là do tập hợp rất nhiều yếu tố, có thể gói gọn trong một câu: anh ấy, chị ấy xứng đáng. Về chuyên môn nghiệp vụ, trong cơ quan họ được xem là thợ cả. Về lối sống, họ khiêm tốn, luôn tôn trọng quyết định của tập thể lãnh đạo, đặt cái chung lên trên hết. Về lợi ích, hãy đặt lợi ích cá nhân "sếp" trong lợi ích chung của tập thể và mọi người. Có những câu chuyện đáng chú ý, cách đây mấy năm, một số trí thức trẻ được đưa về các xã vùng cao làm Phó Chủ tịch UBND xã. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, Đảng ủy, chính quyền ở đó đều tha thiết xin các anh ở lại để giới thiệu làm chủ tịch và để chuẩn bị phát triển cao hơn nữa. Không chỉ có Đảng ủy, chính quyền mà bà con dân bản cũng rất yêu mến các cán bộ trẻ này. Đoàn thanh niên xã gọi Phó chủ tịch xã là "thủ lĩnh của phong trào thanh niên tiêu biểu".

Có bao nhiêu phần trăm thủ trưởng thật sự là thủ lĩnh? Một câu hỏi có phần trừu tượng. Chung quanh chúng ta còn không ít thủ trưởng đang mặc chiếc áo quá rộng, gánh cái gánh quá nặng so với sức mình. Vì thế uy tín của họ rất mong manh. Tuy nói vẫn có người nghe, đe vẫn có kẻ sợ, nhưng là nghe, là sợ vì bổn phận của cấp dưới, làm công ăn lương, còn trong lòng thì lạnh giá. Nghe mà không tâm phục, khẩu phục. Ở một tỉnh đồng bằng sông Hồng, có anh tiến sĩ giữ chức trưởng phòng lâu năm, là chiến sĩ thi đua, được đồng nghiệp quý mến, thế nhưng lần nào làm quy trình bổ nhiệm Phó giám đốc Sở cũng bị văng ra ngoài. Thế rồi người ngồi vào cái ghế ấy - một cán bộ trẻ, học hành chắp vá, nhảy việc liên tục cho hợp lệ - là con một vị lãnh đạo chủ chốt của tỉnh. Thế thì làm sao cộng sự có thể tin vị "phụ huynh" đặc biệt kia có tầm thủ lĩnh? Vâng, một phẩm chất thủ lĩnh còn phải biết dừng, biết đủ, biết hy sinh. Mọi ngụy biện, thanh minh sớm muộn cũng sẽ lộ diện. Hy sinh! Không chỉ trong chiến tranh trước hòn tên mũi đạn. Thời nay có vô vàn thứ cám dỗ. Nhường lại một chuyến đi nước ngoài, dành lại một suất nhà đất, từ chối một chức vụ, v.v. Trước Đại hội Đảng bộ các cấp vừa rồi, một số đồng chí đã chủ động xin về hưu sớm không tái cử để tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch. Những dẫn chứng đó là những xác tín về những điều tốt đẹp tiêu biểu cho phẩm chất người lãnh đạo.

Thủ trưởng-thủ lĩnh, câu chuyện tưởng chẳng có gì mới, nhưng nó luôn luôn là đề tài lâu dài, hệ trọng. Bởi đã sinh ra tổ chức thì phải có người làm quan, người làm lính. Dù làm lính hay làm quan cũng phải cháy hết mình, đó là động lực tồn tại, phát triển. Trong chế độ chúng ta không có quan, chỉ có người làm lãnh đạo, người chịu trách nhiệm ra các mệnh lệnh rồi lại cùng tập thể tìm cách thực hiện triệt để, thành công nhất mệnh lệnh ấy. Còn có một mệnh lệnh nữa, mệnh lệnh từ trái tim. Khi thủ trưởng thật sự là thủ lĩnh thì cả đơn vị, cơ quan là một gia đình lớn. Khi ấy trong tim mỗi cán bộ, nhân viên cấp dưới đã sẵn mệnh lệnh ấy rồi.

HẢI ĐƯỜNG

Video liên quan

Chủ Đề