Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Ngày nay số lượng bệnh nhân tiểu đường ngày càng tăng, trong đó phần lớn bệnh nhân khi đã chuyển sang type 2 hoặc chuyển biến nặng mới phát hiện, vậy chỉ số đường huyết người tiểu đường là bao nhiêu và phòng tránh tiểu đường như thế nào? 

1. Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?

Glucose [còn gọi là đường] là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày:

  • 90 - 130 mg/dl [tức 5 - 7,2 mmol/l] ở thời điểm trước bữa ăn.

  • Dưới 180 mg/dl [tức 10 mmol/l] ở thời điểm sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng.

  • 100 - 150 mg/l [tức 6 - 8,3 mmol/l] ở thời điểm trước khi đi ngủ.

Đo chỉ số Glucose của mình ở những khoảng thời gian đo này và đối chiếu chỉ số cho phù hợp để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.

Chỉ sood glucose

2. Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số Glucose như sau:

  • Đo chỉ số Glucose lúc đói [trong khoảng 8 tiếng chưa ăn] ra kết quả là 126 mg/dl [7 mmol/l] trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl [6,1 mmol/l] nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

  • Nếu mức Glucose đo lúc đói trong khoảng 110 - 126 mg/dl [6,1 - 7 mmol/l] thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 - 5 năm sau. Cho nên, nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh xảy ra bệnh nặng rồi mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.

Tiểu đường

3. Thay đổi thói quen sử dụng đường để phòng tránh tiểu đường

Có rất nhiều cách để phòng tránh tiểu đường nhưng thay đổi trong thói quen hằng ngày mới chính là quan trọng nhất đặc biệt là trong ăn uống, vì lượng đường chúng ta nạp trực tiếp vào cơ thể hằng ngày, vì thế ảnh hưởng rất lớn.

Ngày nay, không ít loại đường từ tự nhiên được sử dụng để thay thế cho đường tinh luyện mà chúng ta sử dụng phổ biến như đường có ngọt, mật ong, đường thốt nốt, tuy nhiên bạn có biết chỉ số đường huyết của chúng có đủ để đảm bảo sức khỏe, để giải quyết cho vấn đề này cũng chính là giải pháp cho người đã mắc bệnh tiểu đường.

Mật Dừa Nước Cô đặc của Công ty VietNipa đã được Việt Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam kiểm định và kết luận là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giá trị chỉ số đường huyết GI = 16,69. Do đó, Mật Dừa Nước cô đặc là sản phẩm phù hợp cho người tiểu đường type 2, là một sự lựa chọn an toàn cho chất làm ngọt tốt cho sức khỏe.

Mật dừa nước có thể sử dụng làm chất tạo ngọt thay thế cho đường tinh luyện, dùng trực tiếp, pha nước uống, tẩm ướp, nêm nếm gia vị.

Chứng nhận của Viện Hàn lâm khoa học

Như vậy, bạn đã biết chỉ số đường huyết người tiểu đường là bao nhiêu và nên thay đổi như thế nào để phòng tránh tiểu đường, liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và mua ngay mật dừa nước nhé!

 

Xem thêm:

Uống Tinh Chất Mật Dừa Nước Hàng Ngày Tốt Không?

Người Cao Tuổi Nên Sử Dụng Mật Dừa Nước Hay Đường Dừa?

THAM KHẢO SẢN PHẨM THÊM

Tags: #chỉ số đường huyết, #chỉ số đường huyết người tiểu đường, #mật dừa nước, #mật dừa nước cho người tiểu đường, #bán mật dừa nước, #kinh nghiệm sử dụng mật dừa nước, #lợi ích sức khỏe của mật dừa nước, #mật dừa nước cần giờ, #mật dừa nước thay thế đường tinh luyện, #mật dừa nước tăng sức đề kháng, #mật dừa nước ông sáu,

Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường trong xét nghiệm này là từ 5,7% đến 6,4%. Chỉ số bao nhiêu là bị tiểu đường? Nếu kết quả chỉ số HbA1c dưới 5,7% là bình thường, còn từ 6,5% trở lên thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là bệnh đái tháo đường típ 2.

Tình trạng hạ đường huyết nhẹ có thể khiến bạn run rẩy, cảm thấy rất đói, buồn nôn, lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, vã mồ hôi. Nếu không được xử lý kịp thời, hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình có thể chuyển biến thành hạ đường huyết nghiêm trọng, gây bất tỉnh, co giật, thậm chí hôn mê hoặc tử vong. Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm thì hãy nhớ các mốc quan trọng sau: Khi đo đường huyết cho kết quả mức đường huyết giảm dưới 70 mg/dL [3.9 mmol/L], bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị, và khi hạ đường huyết nghiêm trọng, dưới 40 mg/dL [2,2 mmol/L], bạn cần đến bệnh viện ngay.

Chủ Đề