Đường kính trước sau tử cung khi mang thai

Trong quá trình mang thai, bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng nhất đồng thời cũng có nhiều thay đổi nhất là tử cung. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về cơ quan quan trọng này của phụ nữ.

Tử cung là gì?

Tử cung [dạ con] là một bộ phận sinh sản của phụ nữ, một cơ quan nội tạng rỗng có hình quả lê lộn ngược. Lúc không mang thai, cơ quan này chỉ dài khoảng 4cm, rộng 4 – 5cm. Không chỉ là nơi để trứng thụ tinh và làm tổ, nuôi dưỡng thai nhi suốt 40 tuần của thai kỳ mà còn có rất nhiều vai trò với sức khỏe phụ nữ.

Tử cung nằm ở đâu?

Bạn đã biết vị trí chính xác của tử cung? Nhiều người thắc mắc tử cung nằm ở bên trái hay bên phải nhưng sự thật là tử cung nằm giữa xương chậu, phía sau bàng quang và phía trước trực tràng. Cơ quan này được nối tiếp với âm đạo bởi cổ tử cung. Vị trí của cơ quan này ở mỗi người có sự khác biệt và thay đổi nhiều trong suốt thai kỳ.

Cấu tạo của tử cung

1. Đáy tử cung

Đáy là phần trên của tử cung, rộng và cong. Đáy có sừng ở hai bên, là nơi vòi trứng thông với tử cung.

2. Thân tử cung

Thân là phần chính của tử cung, được cấu tạo bởi 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ đan chéo. Nhờ lớp cơ đan chéo mà dạ con có thể co bóp được, giúp cầm máu sau khi nhau thai bong ra trong lúc sinh con.

Trong lòng tử cung có lớp màng nhầy gọi là nội mạc tử cung. Độ dày mỏng của lớp nội mạc này thay đổi tùy theo sự tác động của nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ bám vào lớp nội mạc này và dần phát triển thành phôi thai. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp nội mạc sẽ bong ra và được đưa ra ngoài theo kỳ kinh nguyệt.

3. Eo cổ tử cung

Eo cổ tử cung là phần nối tiếp giữa tử cung và cổ tử cung, là nơi hẹp nhất.

4. Cổ tử cung

Cổ tử cung nằm ở đâu cũng là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm. Bộ phận này nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung, kết nối với âm đạo. Trong lòng cổ tử cung có một lớp dịch nhầy mịn. Khi trứng rụng, lớp dịch này trở nên mỏng hơn giúp tinh trùng dễ dàng đi vào lòng tử cung.

Cổ tử cung có cấu tạo gổm 3 phần:

+ Lỗ trong cổ tử cung: Đây là phần bên trong của cổ tử cung dẫn đến tử cung.

+ Lòng ống cổ tử cung: Là một ống dạng hình trụ nối tử cung với âm đạo.

+ Lỗ ngoài cổ tử cung: Là phần thấp nhất của cổ tử cung, nối cổ tử cung với âm đạo.

Tử cung khi mang thai thay đổi như thế nào?

Bạn có biết tình trạng tử cung ngả trước là gì không? Có thể đối với bạn, thuật ngữ này nghe có vẻ lạ lẫm nhưng hiện tượng này lại xảy ra ở nhiều phụ nữ. Việc nhận chẩn đoán tử cung tư thế ngã trước có nguy hiểm không, có đáng lo không?

Tử cung ngả trước có ảnh hưởng thế nào đến chuyện mang thai? Vì sao lại gặp tình trạng này? Ngoài ra, còn có nhiều thắc mắc khác liên quan đến hiện tượng này. Vậy bạn hãy cùng Hello Bacsi gỡ rối những thắc mắc kể trên nhé.

1. Tử cung ngả trước là gì?

Tử cung [dạ con] là một bộ phận thuộc cơ quan sinh sản đóng vai trò quan trọng trong kỳ kinh nguyệt và là nơi nuôi dưỡng em bé khi bạn mang thai. Tử cung ngả trước là tử cung nằm ở vị trí nghiêng về phía thành bụng. Hiện tượng này thường gặp ở nhiều phụ nữ. Ngược lại, tử cung nghiêng về phía sau được gọi là tử cung ngả sau, trường hợp này thường sẽ có nhiều tác động xấu hơn.

Tương tự như nhiều cơ quan khác trong cơ thể, tử cung của bạn có thể có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Dạ con ngả trước sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và bạn cũng khó có thể biết rằng tử cung của mình có ngả trước hay ngả sau không nếu không tiến hành khám phụ khoa, siêu âm.

2. Triệu chứng của tử cung ngả trước

Trong hầu hết mọi trường hợp, hiện tượng này không gây ra bất kỳ triệu trứng nào. Chỉ khi nào tử cung nghiêng về trước quá nhiều, bạn sẽ cảm nhận được áp lực hay sự đau đớn ở vùng bụng chậu. Bạn nên khám sản phụ khoa khi xuất hiện triệu chứng trên.

3. Ảnh hưởng của tử cung ngả trước

Trước đây, nhiều người cho rằng hình dáng và vị trí của dạ con [ngả trước hay sau] đều có ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phái nữ. Tuy nhiên ngày nay, các chuyên gia đã biết rằng vị trí của tử cung không ảnh hưởng đến quá trình tinh trùng di chuyển để gặp trứng và thụ tinh cho trứng. Vì vậy, đối với vấn đề tử cung ngã trước có thai không? Câu trả lời là rất hiếm khi tử cung nghiêng về trước hay phía sau có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn.

Hiện tượng dạ con ngả về phía thành bụng sẽ không ảnh hưởng gì đến đời sống tình dục của bạn. Bạn sẽ không cảm thấy đau hay bất thường nào trong cuộc yêu. Thế nhưng, nếu bạn có sự bất thường nào khi quan hệ, hãy đến đi khám để được biết nguyên nhân cụ thể nhé.

5. Nguyên nhân khiến tử cung hướng về trước

Nhiều phụ nữ được sinh ra đã có tử cung ngả trước. Đây chỉ là một trong những biểu hiện của bộ phận sinh sản này. Trong một vài trường hợp đặc biệt, quá trình mang thai và sinh con có thể làm thay đổi hình dạng tử cung khiến tử cung ngả hướng về thành bụng nhiều hơn bình thường.

Đôi khi sau phẫu thuật hiện tượng tử cung ngả trước hình thành một cách nghiêm trọng hay do lạc nội mạc tử cung. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ sinh mổ có thể có tử cung ngả trước nhiều hơn.

6. Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ tiến hành khám âm đạo hay chỉ định bạn siêu âm hoặc kết hợp cả hai hình thức khám để xác định hướng của tử cung. Siêu âm là sử dụng sóng âm cao tần có khả năng tái tạo hình ảnh trong cơ thể giúp bác sĩ quan sát được hình dạng, vị trí và hướng của dạ con.

Khi khám trong âm đạo, các bác sĩ sẽ nhìn hay cảm nhận được âm đạo, buồng trứng, cổ tử cung, tử cung và bụng của bạn để phát hiện bất thường.

7. Có cần điều trị khi tử cung hướng về trước?

Hiện nay không có thuốc hay kỹ thuật nào để điều trị hiện tượng này. Bạn có thể sống chung với hiện tượng tử cung ngả về phía thành bụng một cách bình thường và không cảm thấy sự khó chịu hay đau đớn nào. Nếu tử cung ngả trước ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, bạn có thể cần tiến hành phẫu thuật.

Tử cung ngả trước là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến đời sống tình dục, khả năng mang thai hay sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn không cần phải lo lắng về tình trạng này, nhưng nếu muốn hiểu rõ hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ sản phụ khoa nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hỏi - 08/05/2013
Chào bác sĩ mong bác sĩ giải đáp giúp em vấn đề này vì em rất hoang mang. Chu kỳ kinh nguyệt của em không đều, lần cuối là vào ngày 31/3/2013 [tháng trước đó chu kì của em dài tới 45 ngày], đến ngày 4,5,6/5/2013 em có thử que tất cả đều lên 2 vạch [một đậm,1 mờ].Sáng ngày 8/5/13 em có đi siêu âm thì không phát hiện có thai, tiếp đó các bác sĩ cho thử que thử thai định tính [test nhanh] thì cho kết quả dương tính hai vạch rõ [tuy nhiên vạch hai vẫn mờ hơn vạch 1 một chút].Bác sĩ nói kết quả của em là siêu âm không thấy nhưng que thử báo có thai chắc thai đang lạc chưa vào tử cung. Em siêu âm đầu dò kết quả như sau: 1.Tử cung : Tư thế ngã trước Đường kính trước sau:35mm Mật độ : đều Nội mạc tử cung:19mm

2.Phần phụ Phải :BT[P] thấy rõ,kích thước bt, Trái:BT[T] thấy rõ,kích thước bt 3 Dịch cùng đồ sau:[-].

4. HYSTEROSONGRAPHY: KHÔNG

5.Vấn đề khác :không thấy GEU. Kết luận : NỘI MẠC TỬ CUNG DÀY Bác sĩ cho em hỏi với kết quả nội mạc dày như vậy có ảnh hưởng gì không,em có nguy cơ bị thai ngoài tử cung không.Nếu em có thai thì cũng được 5,5w tuổi mà siêu âm vẫn chưa thấy túi thai thì có bất thương không? Mấy ngày trước,sau khi đi khám em hay bị tức bụng dưới [giống như biểu hiện sắp có tháng],người mệt,ngực căng tức,buồn tiểu nhiều,nhanh đói nhưng ăn không ngon miệng dặc biệt em bị đau dạ dày lâm râm có khi đau nhiêu cả ngày bung luôn khó chịu. Mong các bác sĩ tư vấn giúp em, em đang rất lo và hoang mang, cả gia đình ai cũng mong có cháu lắm rồi!

Trả lời

Chào em

Nhiều trường hợp sau trễ kinh vài tuần [tính theo chu kỳ 28-30 ngày] vẫn chưa thấy túi thai trong lòng tử cung. Có thể do thai đang trên đường di chuyển vào lòng tử cung, nhất là những trường hợp có chu kỳ kinh dài [45 ngày] như em. Hiện tại, chưa đủ thông tin để kết luận về thai ngoài tử cung.

Em cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ khám thai. Nếu có các triệu chứng bất thường như ra máu âm đạo, đau bụng nhiều hoặc đau nhói đột ngột thì vào viện ngay. Với kết quả siêu âm như em mô tả, em có thể theo dõi tại nhà và siêu âm kiểm tra lại theo hẹn [thường 5- 7 ngày sau lần siêu âm trước].

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Video liên quan

Chủ Đề