Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Cám

*Đôn ki hô tê với tính cách dũng mãnh , trọng danh dự đến việc chung. Là một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ.

+ Lòng dũng cảm của một hiệp sĩ giang hồ trừ gian diệt ác, cứu người lương thiện.

+ Tình yêu say đắm và tấm lòng thủy chung.
*Xan-Cho Pan - Xa

+ Sống vui vẻ, tự nhiên, thoải mái.

+ Đầu óc sáng, thiết thực: Bác luôn tỉnh táo. Khi thấy chủ muốn tiến công những chiếc cối xay gió, bác vội can ngăn.

+ Nhát gan, ích kỉ.

+ Thiện cận, vụ lợi.

Chúc bạn học tốt . Đánh giá mk 5 sao nhé🥰

Trong kho tàng văn học dân gian VN, câu chuyện Tấm Cám chính là một trong những câu chuyện gối đầu giường của bao thế hệ người dân VN. Nhân vật Cám đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc về tuyến nhân vật phản diện trong truyện cổ tích dân gian VN.

Mô típ quen thuộc của truyện cổ tích dân gian VN đó là nhân vật hiền lành lương thiện sau bao biến cố và gian nan sẽ được hạnh phúc, còn kẻ ác sẽ bị trừng trị. Hai mẹ con Cám chính là đại diện của tuyến nhân vật phản diện. Mẹ con Cám đã làm đủ mọi chuyện độc ác để giành được vua, giành được vinh hoa phú quý từ tay Tấm. Cám không chỉ luôn ganh ghét, ích kỷ mà còn cùng mẹ làm đủ mọi chuyện độc ác đối với chị Tấm của mình. Từ việc lừa chị để giành giỏ tôm cá hay lừa chị bắt mất cá bống,... đều là xuất phát từ tính cách thích hưởng thụ mà còn độc ác, thủ đoạn đối với chị mình. Sau khi Tấm được rước vào cung, mẹ con Cám thì năm lần bảy lượt tìm cách thủ tiêu Tấm đi để Cám được vào chỗ chị. Lần nào Tấm trở về hiện thân ở một đồ vật cũng bị mẹ con Cám ngay lập tức triệt tận gốc. Điều này cho thấy một sự độc ác vô cùng. Và cuối cùng, sau tất cả, Tấm vẫn được trở về với vua, còn Cám thì bị trừng phạt đích đáng với những hành động mà mình gây ra.

Tóm lại, nhân vật Cám là đại diện của tuyến nhân vật độc ác trong truyện cổ tích. Cuối cùng, Cám vẫn phải chịu trách nhiệm cho chính hành động độc ác của mình. Từ đó, nhân dân ta gửi gắm ước mơ về sự công bằng, về việc ở hiền gặp lành, công bằng trong cuộc sống.

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Cha con nghĩa nặng Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Cha con nghĩa nặng này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả nhân vật trong truyện “Cha con nghĩa nặng” ?

Trả lời:

Nhân vật người cha và con thể hiện tính cách của người dân Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết.

Tác giả miêu tả tâm lí nhân vật qua lời đối thoại và độc thoại.

Đề bài: Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám

Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám
 

Bạn đang xem: Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám

I. Dàn ý Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám [Chuẩn]

1. Mở bài

– Giới thiệu chung về truyện cổ tích.
– Sơ nét về truyện Tấm Cám, dẫn dắt giới thiệu nhân vật Cám.

2. Thân bài

* Hoàn cảnh nhân vật:– Cám may mắn hơn Tấm khi sinh ra có cả bố và mẹ.

– Cám lại luôn được mẹ nuông chiều, yêu thương.

* Tính cách nhân vật:

– Cám- lười lao động, thích hưởng thụ:+ Khi mẹ của Cám cùng sai hai chị em đi xúc tép thì Cám chỉ mải chơi.

+ Không chịu lao động nhưng lại muốn giành lấy giải thưởng của mẹ

– Cám- cô gái mưu mô, toan tính và xảo quyệt:+ Vờ quan tâm Tấm: “Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm. Chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”.

+ Lợi dụng sự tin tưởng của Tấm, Cám đã trút hết tôm tép trong giỏ chị về trước nhận thưởng từ mẹ.

– Cám- cô gái ích kỉ và độc ác:+ Cám ghen tỵ với sự hạnh phúc của chị khi thấy Tấm được vua yêu thương.+ Âm mưu giết Tấm để cướp ngôi hoàng hậu.+ Cám đã thừa cơ hội vào ngày giỗ cha, lợi dụng lòng tin và sự thật thà của Tấm, Cám đã cùng mẹ chặt gốc cây, trực tiếp giết Tấm.

+ Hại Tấm hết lần này đến lần khác

* Kết cục của nhân vật: Cám chết=> Hậu quả phải nhận.
* Ý nghĩa cái chết của Cám: Cám chết cũng là lúc cái ác bị tận diệt, cái thiện chiến thắng, lên ngôi.

3. Kết bài

– Bức thông điệp rút ra từ cuộc đời và số phận của nhân vật Cám.– Liên hệ bản thân.

II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám [Chuẩn]

Truyện cổ tích luôn giữ một có vị trí quan trọng trong văn học dân gian nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Đằng sau những chi tiết hư cấu, kì ảo, mỗi câu chuyện cổ tích đều gửi gắm bài học sâu sắc về đạo đức, ứng xử, lẽ công bằng trong xã hội. Một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất có thể kể đến là truyện Tấm Cám. Trong truyện cổ tích Tấm Cám, ngoài nhân vật Tấm thảo hiền, xinh đẹp đại diện cho cái thiện, cái tốt thì còn có nhân vật Cám độc ác, tàn nhẫn, là đại diện tiêu biểu cho cái ác, cái xấu trong truyện.

Nhân vật Cám là em gái cùng cha khác mẹ của Tấm. Cám may mắn hơn Tấm khi sinh ra có đủ cả cha lẫn mẹ, có chị Tấm cũng nhường nhịn, yêu thương. Hơn thế, Cám còn được mẹ nuông chiều và luôn cho cô những điều tốt đẹp nhất. Sự may mắn trong hoàn cảnh không những không giúp Cám trở nên tốt đẹp, lương thiện mà lại làm nảy sinh sự ích kỉ, độc ác. Từng lời nói, hành động của Cám trong truyện đều khiến cho người đọc cảm thấy bất bình, giận dữ.

Đầu tiên, có thể thấy Cám là một người lười lao động. Có lẽ tính cách ấy cũng xuất phát từ sự nuông chiều của mẹ ruột. Khi mẹ của Cám sai hai chị em đi xúc tép thì Cám chỉ mải chơi, không chịu làm, đến lúc trời tối thì trong giỏ đựng của Cám vẫn trống không. Không chỉ lười lao động, Cám còn là cô gái mưu mô, toan tính và xảo quyệt. Để giành được phần thưởng là chiếc yếm đào của mẹ, Cám đã lừa Tấm để lấy hết tôm tép- thành quả một ngày lao động vất vả của nàng.

“Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm.
Chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”.

Lời nói tưởng chừng như lời quan tâm nhưng thực chất lại là sự toan tính đầy lạnh lùng của Cám. Lợi dụng sự tin tưởng của Tấm, Cám đã trút hết tôm tép trong giỏ chị về trước nhận thưởng từ mẹ mà không quan tâm chị của mình sẽ đau khổ như nào khi biết giỏ tép đã bị mất. Hành động và lời nói của Cám vô cùng mâu thuẫn, sự quan tâm mà Cám dành cho Tấm là giả dối, điều đó càng tàn nhẫn hơn với một người vốn thiếu thốn tình yêu thương từ nhỏ như Tấm.

Khi Tấm may mắn gặp gỡ, được vua yêu thương và cưới làm hoàng hậu. Cám ghen tỵ với sự hạnh phúc của chị mình mà sinh lòng ghen ghét. m mưu giết Tấm để cướp ngôi hoàng hậu càng cho thấy Tấm độc ác và tham lam đến tột cùng. Không còn là giỏ tép, con tôm nữa mà đây là sinh mạng của một người, người đó lại là người thân của mình mà Cám tàn nhẫn ra tay thì càng ác độc biết bao. Cám đã thừa cơ hội vào ngày giỗ cha, Tấm trở về báo hiếu để thực hiện âm mưu nhẫn tâm ấy. Lợi dụng lòng tin và sự thật thà của Tấm, Cám cùng mẹ chặt gốc cây cau khiến nàng ngã xuống ao mà chết. Hành động vô nhân tính của Cám thật đáng lên án. Lúc này đây, không còn là cuộc chiến trong một gia đình nữa mà là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa cái lớn lao và cái thấp hèn trong xã hội.

Sau khi Tấm chết, nàng mới hiểu rõ hơn tâm địa độc ác của mẹ con Cám, cô đã thành chim vàng anh để cảnh báo:

“Giặt áo chồng taoThì giặt cho sạchPhơi áo chồng taoPhơi lao, phơi sàoĐừng phơi nạp rào

Rách áo chồng tao”

Trước lời cảnh báo của vàng anh, Cám nhận ra đó là linh hồn Tấm trở về, quyết giết chim, hại Tấm thêm lần nữa. Tấm chết hóa thành khung cửi, cây xoan đào, thế nhưng, hết lần này đến lần khác, Cám vẫn không buông tha nàng mà quyết tâm hủy diệt tất cả sự hồi sinh của Tấm. Tội ác chồng chất, chưa một lần Cám nhìn lại chính mình, những lời mình đã nói, những việc mình đã làm mà ân hận hay mặc cảm tội lỗi.

Dân gian xưa có câu “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác ” quả không sai, cuối cùng Cám phải trả giá đắt cho tội ác của mình. Khi Tấm mạnh mẽ vùng đậy, đấu tranh để đòi lại cái thuộc về mình cũng là lúc mẹ con Cám bị trừng trị đích đáng, cái chết xảy đến là cái mà Cám đáng được nhận. Cám chết cũng là lúc cái ác bị tận diệt, cái thiện chiến thắng, lên ngôi.

Qua nhân vật Cám, tác giả dân gian đã gửi đến mỗi chúng ta bức thông điệp sâu sắc: Sống phải biết yêu thương, bao dung và giúp đỡ người khác, trân quý tình thân và trân trọng những gì mình đang có. Đừng vì sự ích kỉ, tham lam của bản thân mà làm hại đến người khác. Hãy yêu thương nhau khi còn có thể, đặc biệt là với những người thân trong gia đình mình, bởi:

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”.

—————–HẾT——————-

Mỗi hình tượng nhân vật đều góp phần phản ánh giá trị tư tưởng và thông điệp mà người sáng tạo gửi gắm tới người đọc, nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám là điển hình cho câu nói “Ác giả ác báo”, “gieo gió gặp bão”. Các em cùng tham khảo thêm các bài viết hay về truyện Tấm Cám để đúc kết những kinh nghiệm làm văn quý giá nhé: Phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám, Phân tích cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của Tấm trong truyện Tấm Cám, Phân tích các hình thức biến hoá của Tấm trong truyện Tấm Cám, Bản chất mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

Video liên quan

Chủ Đề