Eskar lẹo mắt nguyên nhân và cách điều trị

Lẹo mắt nhìn tưởng chừng giống như mụn mọc ngay cạnh lông mi. 

Lẹo sẽ xuất hiện nhanh chóng khi chân lông mi bị chặn, có thể hình thành ở mặt trong hoặc mặt ngoài mi mắt. 

Thế nào là lẹo mắt?

Lẹo mắt là tình trạng viêm tuyến bã ở bờ mi, quanh chân lông mi, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Bệnh gây đau nhức bờ mi, kết phù nề mi mắt làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn. Mặc dù ít gây những biến chứng nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách, bệnh rất dễ tái phát và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như thẩm mỹ cho bệnh nhân.

ESKAR sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức tổng quát, khái quát nhất về tình trạng rất thường gặp và hầu như ai cũng đã từng mắc phải này.

Nguyên nhân gây lẹo mắt

Bên cạnh nguyên nhân chính là do một loại tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn như Staphylococcus xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây nên, thì lẹo mắt còn có thể phát sinh hoặc lây lan từ các nguyên nhân sau:

  • Viêm mi mắt
  • Sử dụng khăn chung với người khác
  • Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm
  • Ăn nhiều đồ ăn cay nóng

Các triệu chứng nhận biết bị lẹo mắt

– Lẹo bên ngoài: có một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

– Lẹo bên trong: thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức phần kết mạc. Khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, ở một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.

– Đa lẹo: có nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

  • Mi mắt sưng nhẹ
  • Cảm giác cộm ở mắt, chảy nước mắt
  • Ở chỗ đau có nổi lên 1 khối rắn đỏ to bằng hạt gạo
  • Mắt hơi đỏ, ngứa, đau
  • Sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ
  • Lẹo thường mọc ở bờ mi, dính chặt vào vùng mi mắt
  • Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp

Cách điều trị lẹo mắt

Sử dụng thuốc chữa lẹo mắt dạng mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt

Dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt là giải pháp khá an toàn và hiệu quả nhanh cho các trường hợp bị lẹo mắt. Nên thoa một lớp mỏng trên vùng bị lẹo trước khi đi ngủ để thuốc phát huy hiệu quả tối đa. Cần rửa tay sạch sẽ trước tra mỡ mắt hoặc nhỏ mắt và không để chạm vào mắt, mí mắt, hoặc bất kỳ bề mặt của lọ thuốc/ tuýp thuốc.

Người bệnh có thể tham khảo thuốc nhỏ mắt ESKAR – sản phẩm vô cùng an toàn với người sử dụng. Nhỏ mắt đều đặn sẽ giúp bổ trợ, cải thiện tình trạng mỏi – ngứa – khô rát mắt và đặc biệt phòng ngừa các bệnh về mắt.

>>> Xem thêm: Chữa lên lẹo ở mắt bằng mẹo

Các biện pháp hỗ trợ

Các biện pháp chườm nóng, xông hơi có tác dụng tăng cường tuần hoàn giúp đào thải vi khuẩn, chất độc, đồng thời giúp giảm đau, giảm sưng, phù nề hiệu quả. Một số phương pháp chườm nóng có thể áp dụng tại nhà như:

– Chườm khăn: Sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Đặt miếng nén trên mắt sau khi bạn đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát [thường là 5-10 phút]. Áp dụng 3-6 lần/ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng thay vì nước ấm để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh.

– Xông hơi lá trầu không: Chuẩn bị 2-3 lá trầu không ngâm nước muối, rửa thật sạch. Giã nát lá trầu không sau đó cho vào một cốc nước nóng và đưa miệng cốc đến gần mắt bị tổn thương, cách khoảng 10 cm. Xông khoảng 10-15 phút, sau đó lau khô lại vùng mắt bằng khăn sạch. Lưu ý, không để nước trầu không dây vào bên trong mắt.

– Hơ đũa cả: Dùng cán đũa bếp hơ vào than hoa nóng rồi quấn vào 1 mảnh vải xô rồi áp vào mắt, bạn sẽ thấy dễ chịu rất nhiều. Làm như vậy khoảng 5-10 lần cùng 1 lúc, ngày làm 2 lần.

>>> Xem thêm: Trị lẹo mắt cực kỳ hiệu quả theo phương thức dân gian

Lưu ý:

  • Vệ sinh mắt hàng ngày
  • Không sử dụng chung khăn mặt với người khắc
  • Tránh dụi tay vào mắt
  • Tránh ăn đồ cay nóng, chứa chất kích thích

Cách phòng ngừa lẹo mắt

  • Tẩy trang sạch sau khi trang điểm mắt
  • Tránh chà xát mắt
  • Tránh môi trường bụi bặm
  • Đeo kính mắt mỗi khi ra đường để tránh bụi bẩn
  • Tránh dùng đồ trang điểm chung, khăn mặt, khăn tắm với người khác

Chủ Đề