Festival văn hóa cồng chiêng tây nguyên 2023 thủ tướng

Chương trình biểu diễn Văn hóa Cồng chiêng “Âm vang đại ngàn” phục vụ Nhân dân và du khách do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức định kỳ vào 20h00’ thứ 7 tuần giữa và cuối hàng tháng tại Trung tâm Văn hóa tỉnh. Chương trình là sự kết hợp giữa các tiết mục dân ca, dân vũ, hòa tấu nhạc cụ, những điệu múa truyền thống, ca khúc dân gian... mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Đây là một sản phẩm du lịch mang đậm đà bản sắc văn hóa Tây Nguyên, góp phần bảo tồn và quảng bá Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa của Nhân dân trong tỉnh và khách du lịch.

[Mic.gov.vn] -

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai có kế hoạch tổ chức Festival Văn hóa cồng chiêng tỉnh năm 2023 chủ đề “Gia Lai - những sắc màu văn hóa”.

Ảnh minh họa

Theo Kế hoạch số 2465/KH-UBND, tham dự Festival sẽ có khoảng 1.000 nghệ nhân dân tộc thiểu số đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Kon Tum. Lễ khai mạc diễn ra lúc 20 giờ 10 phút ngày 11/11 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Lễ bế mạc diễn ra lúc 19 giờ 30 phút ngày 12/11 với chương trình nghệ thuật tổng hợp, đêm hội cồng chiêng của 17 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai và đoàn các tỉnh tham gia, hứa hẹn đặc sắc, hấp dẫn.

Các sự kiện nổi bật trong chuỗi sự kiện Festival gồm: Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và công bố Bảo vật Quốc gia Sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê; Lễ hội đường phố; sinh hoạt văn hóa cộng đồng; giới thiệu lễ hội, nghi thức văn hóa dân gian truyền thống; trưng bày, triển lãm nhạc cụ Tây Nguyên, ảnh nghệ thuật về văn hóa Gia Lai; giới thiệu về Di tích Quốc gia đặc biệt và Bảo vật Quốc gia của tỉnh; giới thiệu văn hóa ẩm thực Tây Nguyên; trình diễn đan lát, dệt vải, tạc tượng, chương trình trải nghiệm tour du lịch Gia Lai...

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch, Festival là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên theo tinh thần Chương trình hành động nhằm phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tuyên truyền, vận động bà con giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đây cũng là dịp để đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đồng thời, hoạt động được tổ chức tạo điều kiện để giới thiệu hình ảnh Gia Lai đến bạn bè trong nước và quốc tế, mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, liên kết các tỉnh Tây Nguyên phát triển vùng, đảm bảo về an ninh - chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút du lịch thông qua hình thức lễ hội, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc.

Trong hai ngày 11 và 12-11, tại thành phố Pleiku [Gia Lai] diễn ra Festival cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023.

Đây là sự kiện nằm trong chương trình Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023 diễn ra từ ngày 11 đến ngày 19-11 nhằm tôn vinh giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Một Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Đến với Festival cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023, người dân và du khách sẽ được trải nghiệm, thưởng thức những hoạt động văn hóa đặc sắc như: Lễ hội đường phố; sinh hoạt văn hóa cộng đồng; giới thiệu lễ hội, nghi thức văn hóa dân gian truyền thống; trưng bày, triển lãm nhạc cụ Tây Nguyên; ảnh nghệ thuật về văn hóa Gia Lai; giới thiệu về di tích quốc gia đặc biệt và bảo vật quốc gia của tỉnh Gia Lai; trình diễn đan lát, dệt vải, tạc tượng; giới thiệu văn hóa ẩm thực Tây Nguyên; chương trình trải nghiệm tour du lịch Gia Lai.

Báo Quân đội nhân dân giới thiệu một số hình ảnh độc đáo tại Festival cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023:

NGUYỄN ANH SƠN [thực hiện]

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Chiều 30-10, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tổ chức họp báo thông tin về Tuần văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi”

Tối 28-10, chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi” đã diễn ra tại trụ đá Quảng trưởng Đại đoàn kết [TP Pleiku, Gia Lai].

Từ ngày 10-13/11, Đoàn cán bộ và nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk đã tham gia Festival Văn hoá Cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023 nhằm góp phần tôn vinh giá trị của không gian Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên theo tinh thần Chương trình hành động nhằm phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị của Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Đoàn nghệ nhân tỉnh Đắk Lắk tham gia hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Theo đó, đoàn cán bộ và nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số tham gia một số hoạt động gồm: Lễ khai mạc; Lễ hội đường phố; Sinh hoạt văn hóa cộng đồng; Tái hiện nghi thức Lễ Trưởng thành của dân tộc Êđê;

Lễ trưởng thành là là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Êđê

Nghi lễ đã mô phỏng một cách khái quát đặc trưng văn hóa tín ngưỡng dân gian, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Êđê.

Bên cạnh đó, đoàn nghệ nhân tỉnhđã tái hiện không gian sinh hoạt của các dân tộc thiểu số, trưng bày các sản phẩm thủ công truyền thống và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, như: Đánh cồng chiêng, tạc tượng, dệt vải, đan lát..., nhằm tuyên truyền quảng bá, phục vụ nhu cầu giao lưu, tìm hiểu văn hoá truyền thống của dân tộc các dân tộc thiểu số phục vụ khách du lịch.

Các nghệ nhân tỉnh Đắk Lắk trình diễn nhạc cụ dân tộc

Nghệ nhân tỉnh Đắk Lắk trình diễn tạc tượng

Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết, đây là dịp để nghệ nhân của tỉnh được gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các dân tộc các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên về công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Góp phần đẩy mạnh tuyên truyền ý nghĩa của các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian với cộng đồng các dân tộc; qua đó nhằm giới thiệu, quảng bá văn hóa, con người của tỉnh Đắk Lắk với bạn bè trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, nghệ nhân của tỉnh đã tái hiện Lễ trưởng thành là là một trong những lễ quan trọng nhất trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Êđê, thể hiện sự kết nối giữa gia đình và cộng đồng. Bởi nghi lễ này khẳng định người đàn ông Êđê đã trưởng thành, có thể gánh vác các công việc nặng nhọc của gia đình, của buôn làng. Nghi lễ đã mô phỏng một cách khái quát đặc trưng văn hóa tín ngưỡng dân gian, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Êđê.

*Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai và Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023, với chủ đề “Gia Lai - Những sắc màu văn hóa” do UBND tỉnh Gia Lai chủ trì tổ chức.

Tuần Văn hóa Du lịch Gia Lai 2023 diễn ra từ ngày 11 đến 19/11, gồm nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch đặc sắc, hấp dẫn được tổ chức tại Tp. Pleiku và các huyện Ia Grai, Chư Păh, như: Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và công bố Bảo vật quốc gia sưu tầm công cụ sơ kỳ Đá cũ An Khê; Festival Văn hóa cồng chiêng Gia Lai; giải chạy “Gia Lai City Trail 2023 - Giấc mơ đại ngàn”; Lễ hội hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya; hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Kô tranh cúp A Sanh và liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai.

Trong khuôn khổ Tuần văn hóa Du lịch Gia Lai năm 2023, Festival Văn hóa cồng chiêng được diễn ra trong 2 ngày [11 - 12/11] tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, là hoạt động tôn vinh giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng và tinh thần kế thừa, sáng tạo của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên - những chủ nhân của di sản thông qua các buổi trình diễn đầy âm thanh và màu sắc của trên 1.000 nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, Gia Lai có 17 đoàn đến từ các huyện, thị xã, thành phố với trên 870 nghệ nhân và 140 nghệ nhân của 4 đoàn thuộc các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng.

Tại Chương trình khai mạc, khán giả được mãn nhãn bởi các tiết mục đặc sắc như “Âm vang đại ngàn” với sự tham gia trình diễn cồng chiêng của hơn 1.000 nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên. Đây cũng là kỷ lục về số lượng nghệ nhân trong một chương trình nghệ thuật từ trước tới nay.

Chủ Đề