Ftc là viết tắt của những từ nào trong fpt năm 2024

Việc Đại học FPT hợp tác với tổ chức FIRST® [Mỹ] để tổ chức giải thi đấu robot quy mô toàn cầu trong năm 2024 sẽ tạo cơ hội học tập, trải nghiệm công nghệ robot cho hàng triệu học sinh phổ thông tại Việt Nam.

Những năm gần đây, nhiều đội tuyển học sinh, sinh viên Việt Nam đạt thành tích tốt tại các giải đấu robot quy mô toàn cầu. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ về CNTT, sở hữu lực lượng lao động trẻ tiềm năng, có khả năng ứng dụng những công nghệ cao như AI, Big Data… hay các ngành đang là xu thế của thế giới như chip và vi mạch bán dẫn.

Thông qua các hoạt động thi đấu, đào tạo, trải nghiệm công nghệ nói chung và robotics theo tiêu chuẩn các quốc gia và tổ chức quốc tế uy tín, học sinh, sinh viên Việt Nam có thêm nhiều cơ hội quý báu để học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng, khơi nguồn sức sáng tạo và tiềm năng phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Đại học FPT được FIRST® trao quyền tổ chức giải thi đấu robot "FIRST® Tech Challenge Vietnam".

Để tạo thêm cơ hội cho học sinh Việt Nam được học tập và trải nghiệm công nghệ robot, vào chiều ngày 7/11, qua hình thức trực tuyến, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng trường Đại học FPT và ông Mike Shea, Phó Chủ tịch phân phối chương trình, đại diện FIRST® [Mỹ] đã ký kết thỏa thuận hợp tác tổ chức giải thi đấu robot “FIRST®Tech Challenge Vietnam”.

Theo thoả thuận mới được ký kết, Đại học FPT được FIRST® trao quyền tổ chức giải thi đấu robot theo thể thức và tiêu chuẩn của tổ chức này tại Việt Nam, có tên “FIRST® Tech Challenge Vietnam” [FTC Vietnam].

Giải đấu dành cho học sinh THCS và THPT, từ lớp 7 đến lớp 12 trên toàn quốc. Học sinh sẽ tham gia thi theo nhóm từ 3 - 15 thành viên cùng một cố vấn chuyên môn [mentor]. Các đội được yêu cầu sử dụng một số trang thiết bị cơ bản giống nhau theo tiêu chuẩn quốc tế từ Ban tổ chức [bộ thiết bị KIT cơ bản gồm mạch điều khiển, động cơ, cảm biến], cùng với việc được tự do vận dụng kiến thức, kỹ năng lập trình, kết cấu cơ khí… để thiết kế các sản phẩm robot giải quyết được đề bài mà cuộc thi đưa ra.

Theo đại diện Ban tổ chức, bài toán đặt ra với các đội tuyển tham dự “FIRST® Tech Challenge Vietnam 2024” là “Thế hệ trẻ kiến tạo tương lai”. Các đội thi sẽ phải thiết kế robot có khả năng vẽ tranh, làm các công việc sáng tạo cùng con người và thậm chí robot cũng phải biết “chơi” với máy bay giấy do các đội thi tự sáng tạo ra.

Từ giải đấu này, Ban tổ chức sẽ chọn ra một đội xuất sắc nhất giành quyền đại diện quốc gia tham gia thi đấu tại “FIRST® Tech Challenge” toàn cầu, tổ chức ở Mỹ vào tháng 4/2024.

Giải đấu này hướng tới làm vai trò của STEM trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí và đang trao quyền cho các bạn trẻ để kiến tạo tương lai đầy cơ hội và trí tưởng tượng.

Các đội tuyển robot của các trường phổ thông tham gia thi đấu tại sự kiện ký kết hợp tác giữa Đại học FPT và FIRST®.

Để hỗ trợ cho các học sinh THCS và THPT trên toàn quốc tiếp cận với giải thi đấu robot quy mô quốc tế, Đại học FPT cũng tổ chức chương trình “Vietnam Open Robotics Challenge” với các điểm thi và hỗ trợ khu vực được đặt tại 5 campus của nhà trường trên toàn quốc, gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ và TP.HCM.

Học sinh tại các trường phổ thông sẽ được huấn luyện để tham gia làm quen với robot ở dạng thức đơn giản hơn cũng như theo hình thức mô phỏng trực tuyến.

Các đội đạt giải cao tại các vòng thi khu vực sẽ được hỗ trợ bộ linh kiện robot tiêu chuẩn và kinh phí để tham gia vòng thi chính thức của “FIRST® Tech Challenge Vietnam 2024” tại Hà Nội vào tháng 2/2024.

Là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 1989, FIRST® điều hành các cuộc thi FIRST Robotics Challenge [FRC], FIRST Tech Challenge [FTC], FIRST LEGO League Challenge [FLL] cho các đội tuyển các câu lạc bộ và cuộc thi FIRST Global Challenge [FGC] cho các đội tuyển quốc gia hàng năm. Hằng năm, các giải đấu FIRST trong đó có FTC quy tụ gần 1 triệu học sinh trên toàn cầu đến từ hơn 100 quốc gia tham dự.

Khóa học nhằm giúp học viên hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý cước, chăm sóc khách hàng tại chi nhánh tỉnh, đồng thời cân đối khối lượng công việc và hiệu quả cho từng nghiệp vụ. Bên cạnh đó, người học sẽ được nâng cao các kỹ năng nhằm hoàn thành công việc hiệu quả hơn, gắn chặt hiệu quả của công tác quản lý cước, chăm sóc khách hàng với hoạt động kinh doanh của đơn vị, đồng thời tạo môi trường giao lưu cho CBNV.

Buổi seminar của bộ phận dịch vụ khách hàng diễn ra ở ba miền Bắc - Trung - Nam.

Trong buổi thảo luận ba miền Bắc - Trung - Nam thông qua hệ thống phòng họp Telepresence, cán bộ phụ trách CUS ở các chi nhánh có dịp chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm việc để cùng tìm cách tháo gỡ, khắc phục. Đồng thời, mọi người cũng được tìm hiểu thêm những hình ảnh thực tế về mỹ quan quầy giao dịch, những điểm được và chưa được để cùng rút kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, với vai trò là người trực tiếp thực hiện, CBNV đã cùng trao đổi, góp ý những điểm hoàn thiện và hạn chế của các quy trình CUS hiện nay để lãnh đạo cấp trên có hướng xử lý, điều chỉnh.

Nhiều lãnh đạo cấp cao của FPT Telecom cũng tham gia giải đáp thắc mắc của CBNV.

Buổi seminar trở nên sôi nổi hơn khi đội ngũ dịch vụ khách hàng được trao đổi trực tiếp với các lãnh đạo của công ty. Phó TGĐ FPT Telecom Chu Hùng Thắng và Hoàng Trung Kiên cùng các cán bộ quản lý của bộ phận CUS đã trực tiếp giải đáp những băn khoăn của CBNV trong công việc cũng như về chế độ đãi ngộ, chính sách...

Hoàng Thị Lệ Loan, FPT Telecom Hà Nam, chia sẻ, buổi học giúp chị học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thu hồi công nợ, giảm tỷ lệ rời mạng... nhằm nâng cao chất lượng công việc của bộ phận CUS. "Sau khi hết khóa, tôi hy vọng sẽ có nhiều kiến thức bổ ích giúp chăm sóc khách hàng chủ động và bị động tốt hơn, sử dụng tool giao dịch chính xác, nhuần nhuyễn", chị nói.

CBNV có dịp chia sẻ những khó khăn trong công việc.

Còn chị Ngô Thị Thu Yên, chi nhánh Quảng Ninh, cho biết, do đơn vị có lượng khách hàng rất lớn, nhân sự lại ít nên công việc của CUS khá vất vả, hầu như phải làm thêm giờ mới đảm bảo hoàn thành việc trong ngày. Do vậy, những buổi đào tạo này là cơ hội tốt cho anh chị em học hỏi kiến thức, kỹ năng để xử lý công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Chị chia sẻ: "Tôi biết thêm nhiều kinh nghiệm quản lý công việc, học hỏi từ các anh chị ở chi nhánh khác và nhất là bày tỏ trực tiếp những thắc mắc, nguyện vọng với lãnh đạo cấp cao. Các anh chị đã chia sẻ nhiều điều bổ ích để tháo gỡ khó khăn cũng như nâng cao tầm nhìn cho đội ngũ CUS".

FTC FPT là gì?

FIRST Tech Challenge Việt Nam được tổ chức bởi Tổ chức giáo dục FPT, Trường Đại học FPT cùng với sự tham gia hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng kỹ sư, chuyên gia công nghệ Việt Nam, các bạn trẻ thuộc mạng lưới của FIRST tại Việt Nam và trên thế giới.

FPT là làm gì?

Tập đoàn FPT [tiếng Anh: FPT Corporation], tên chính thức là Công ty Cổ phần FPT, được biết đến rộng rãi dưới cái tên FPT, là công ty thuộc top 20 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam, với ba lĩnh vực kinh doanh cốt lõi gồm: Công nghệ, Viễn thông và Giáo dục.

Trường Đại học FPT của ai?

Được Tập đoàn FPT đầu tư 100% vốn, chính thức thành lập ngày 8/9/2006 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học FPT trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam do một doanh nghiệp đứng ra thành lập.

FPT có bao nhiêu cơ sở trên toàn quốc?

ĐH FPT nằm trong số ít những trường đại học tại Việt Nam có campus trải khắp 3 miền khi có cơ sở đồng thời tại 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Đặc biệt là, khuôn viên trường tại cơ sở nào cũng đẹp như phim, thu hút nhiều bạn trẻ tò mò đến khám phá.

Chủ Đề