Giá bao gồm thuế và chưa gồm thuế là gì năm 2024

Rất mong hướng dẫn giúp tôi cách tính VAT ngược là như thế nào? Để tôi biết được số tiền thuế đã đóng là bao nhiêu. Trân trọng cảm ơn! – Duyên Phương [Khánh Hòa].

1. Cách tính thuế giá trị gia tăng ngược [tính VAT ngược]

VAT là viết tắt của từ Value Added Tax trong tiếng Anh [nghĩa là thuế giá trị gia tăng].

Cách tính thuế VAT xuôi là giá trị hàng hóa chưa chịu thuế giá trị gia tăng X [nhân] với thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ 1: Hàng hóa chưa chịu thuế giá trị gia tăng là 1.000.000 đồng, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. Như vậy, số thuế giá trị gia tăng phải đóng = 1.000.000 x 10% = 100.000 đồng.

Trong trường hợp số tiền người mua phải thanh toán đối với hàng hóa đó đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, nếu chúng ta muốn biết số thuế giá trị gia tăng phải đóng cho hàng hóa đó là bao nhiều thì cần phải tính VAT ngược.

Công thức tính VAT ngược như sau:

- Số tiền trước thuế = Giá trị hàng hóa đã bao gồm thuế giá trị gia tăng : [1 + thuế suất]

- Số tiền thuế phải đóng = Số tiền trước thuế x thuế suất

Ví dụ 2: Giá trị hàng hóa 110.000.000 đồng [đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng]. Như vậy:

- Số tiền trước thuế = 110.000.000 đồng : [1 + 10%] = 100.000.000 đồng.

- Số tiền thuế phải đóng = 100.000.000 đồng x 10% = 10.000.000 đồng.

Toàn văn File word Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn mới nhất

Cách tính thuế giá trị gia tăng ngược [tính VAT ngược]

2. Thuế giá trị gia tăng là gì?

Căn cứ Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

3. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Căn cứ Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 [được sửa đổi, bổ sung năm 2013], phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:

- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.

- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

+ Đối tượng áp dụng:

++ Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.

++ Hộ, cá nhân kinh doanh.

++ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay.

++ Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008. Căn cứ tiết Điều 2, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn:

“Điều 2: Các khoản thu nhập chịu thuế

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

  1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

đ] Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

đ.1] Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo [nếu có].”

“Điều 25. Khấu trừ thuếvà chứng từ khấu trừ thuế

1. Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

...

  1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

b.1] Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba [03] tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba [03] tháng trở lên tại nhiều nơi.

  1. Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động [theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này] hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba [03] tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu [2.000.000] đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết [theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế] gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế [vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế] và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết”.

Căn cứ quy định trên, trường hợp công ty kí hợp đồng cộng tác viên [không phải hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động] với cá nhân không đăng ký kinh doanh làm dịch vụ bảo hành tại các tỉnh thì khi chi trả tiền công cho cá nhân [bao gồm các chi phí đi lại, ăn ở], công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC nêu trên.

Trường hợp còn vướng mắc, đề nghị Độc giả liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp cụ thể.

Ai là người chịu thuế và nộp thuế GTGT?

Về bản chất, thuế GTGT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và người mua hàng sẽ là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ đóng vai trò là người thay thế người mua hàng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. >>

Giá trước thuế và sau thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế chính là lợi nhuận mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thu được trước khi nộp thuế và tiền lãi phải trả. Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thu được sau khi trừ đi tổng chi phí và thuế phải nộp nhà nước. Lợi nhuận sau thuế còn được gọi là lợi nhuận ròng [lãi ròng].

VAT vả GTGT khác nhau như thế nào?

1. Thế VAT là gì Thuế VAT [Value Added Tax] là viết tắt của thuế giá trị gia tăng [GTGT] là loại thuế gián thu tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Giá chưa bao gồm thuế là gì?

Theo như thông tin bạn cung cấp, công ty bạn tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì công ty bạn phải sử dụng hóa đơn bán hàng. Theo đó, giá bán 17.000 đồng/suất đó là giá bán mà bên bạn đưa ra, nếu không ghi rõ trong hợp đồng là giá đã bao gồm thuế GTGT thì giá đó là giá chưa bao gồm thuế GTGT.

Chủ Đề