Gia đình không hạnh phúc là gì năm 2024

Tôi 22 tuổi, luôn đặt gia đình lên trên các mối quan hệ nhưng những gì nhận được khiến bản thân buồn lòng.

Năm tôi cấp 3, mẹ ngoại tình với hàng xóm. Tôi phát hiện nhưng mẹ hứa không tái diễn, tôi đã im lặng. Được một thời gian, cả nhà biết chuyện ba sống với người phụ nữ khác nhiều năm ở ngoài và nói dối nhiều chuyện không thể tưởng tượng được. Tôi đau lòng lắm vì rất thần tượng ba. Từ đó, tôi và ba không còn thân thiết như trước.

Học xong cấp 3, tôi được mẹ gửi lên nhà nguời quen. Vợ chồng họ đối xử không tệ với tôi nhưng người chồng hay nói bóng gió, có lần còn vào phòng tôi trong lúc tôi đang ngủ. Tôi sợ, nhiều khi đang ngủ cũng giật mình. Tôi nói với mẹ, mẹ lại cho rằng tôi suy nghĩ nhiều, ở với nguời quen an toàn và tiết kiệm hơn. Hồi đó cứ được nghỉ ngày nào là tôi về nhà liền. Ở nhà nhiều, mẹ cũng hay than phiền về tôi. Mẹ nhìn các chị rồi quay sang bảo tôi xinh nhưng lùn, sau này không lấy chồng được. Có lần mẹ nói với khách hàng khi họ hỏi thăm về tôi: "Người lùn như nó ai thèm lấy". Tôi từng bị người ta bảo nhỏ con nhưng không buồn bằng việc bị mẹ đánh giá như thế.

Mẹ kỳ vọng vào tôi nhiều, bảo sau này đi làm rồi sắm những thứ sang trọng cho gia đình. Có lần mẹ rủ tôi đi tiệc bên nội, lý do là không ai bên đấy giỏi giang như tôi. Liệu sau này tôi không thành công, không giàu có hay thậm chí nghèo thì mẹ có còn muốn tôi đi cùng? Tôi chỉ muốn sống cuộc sống an nhàn, ngày ngày đi làm, tối về chơi đàn, nấu ăn, chăm sóc nhà cửa. Bạn trai tôi là công nhân, mẹ không thích.

Ba tháng gần đây, tôi biết tin mẹ lại ngoại tình, không phải một mà với nhiều người. Tôi cũng thấy được ảnh thân thiết của mẹ và người đó. Lần này, tôi thấy sợ lắm vì mẹ nói dối cả nhà, không giữ lời hứa. Tôi không nói chuyện với mẹ hơn tháng nay, cũng biết mẹ khó thay đổi. Tôi từng khuyên mẹ ly dị với ba rồi muốn làm gì cũng được, mẹ không chịu và tiếp tục cặp bồ.

Dịch bệnh khiến ba tôi gặp nhiều áp lực trong công việc nên tôi chưa dám nói gì với ba. Không hiểu sao, dạo này tôi khó ngủ, hay nằm mơ bị mẹ đánh mắng hồi nhỏ, tỉnh dậy thấy mình khóc. Tôi khó hòa hợp, thân thiết với mẹ như xưa. Tôi hiểu tính mình, nếu có ấn tượng không tốt đẹp với một người là sẽ không thể quên, cho dù có tha thứ cũng không thể xem như chưa có chuyện gì xảy ra được. Tôi từng nghĩ sau khi học xong sẽ về chăm sóc ba mẹ đến 32 tuổi mới lấy chồng nhưng giờ rối lắm, mất lòng tin vào gia đình.

Thiếu ngủ khiến tôi rất mệt mỏi. Tôi định sau khi em gái tốt nghiệp đại học sẽ xa gia đình, cắt đứt mọi liên lạc, đến một nơi không ai quen biết để không bị áp đặt hay phán xét, sống cuộc sống bình thường, không cần phải giàu có. Tôi có một sổ tiết kiệm cùng mảnh đất được thừa kế từ bà, sẽ để lại để ba mẹ cần thì dùng. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.

Gia đình hạnh phúc không đơn thuần chỉ có đầy đủ bố, mẹ mà một gia đình hạnh phúc cần phải có đủ cả tình yêu thương của tất cả những thành viên trong gia đình. Thế nhưng điều ấy thật xa xỉ đối với những đứa trẻ phải chịu cảnh bố mẹ bất hòa, thậm chí là bạo lực gia đình. [Ảnh Internet]

Theo nghiên cứu của Viện Phát triển Con người và Sức khỏe Trẻ em Mỹ khẳng định việc bố mẹ rạn nứt tình cảm ảnh hưởng xấu đến con. Bởi nếu trẻ thường xuyên phải nhìn thấy hình ảnh bố mẹ mình không hạnh phúc sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn tới tâm sinh lý của chúng.

Bạn Hạ Thảo chia sẻ: "Mình từng nhiều lần chứng kiến bố mẹ cãi nhau, thậm chí nhiều lần mình còn thấy bố sẵn sàng tát mẹ mình. Lúc ấy mình chỉ muốn bố mẹ mình ly dị để mẹ mình được giải thoát không cần sống với một người chồng vũ phu".

Quả thật chuyện "xô bát, xô đũa" trong hôn nhân vợ chồng là điều không thể tránh khỏi; thế nhưng bố mẹ nên biết kiềm chế cảm xúc của mình để tránh ảnh hưởng tới con cái. Hạ Thảo kể lại có những lúc mình cảm thấy bất lực, mình không muốn trở về nhà vì về nhà sẽ lại phải thấy cảnh bố mẹ cãi nhau và điều ấy đã trở thành nỗi ám ảnh.

Đối với bản thân Hạ Thảo cô chỉ cần một bữa cơm có đầy đủ các thành viên trong gia đình quây quần, cùng nhau trò chuyện ăn uống vui vẻ. Vậy là đủ!

Bố mẹ không hạnh phúc - Con cái là người chịu hậu quả!

Một gia đình hạnh phúc phải xuất phát từ chính hạnh phúc của bố mẹ. [Ảnh Internet]

"Mỗi buổi sáng đi học nhìn thấy bố mẹ các bạn đèo các bạn đi học hay những buổi chiều tan học thấy các bạn được bố mẹ đèo mua quà bánh con lại thèm lắm. Có những lúc bạn bè trêu con là đứa không có bố mẹ con chỉ biết khóc chứ cũng không biết kêu với ai." đó là những lời tâm sự của Tú Minh.

Tú Minh hiện tại đang là học sinh lớp 5, bố mẹ em đã ly hôn từ khi em 3 tuổi và hiện tại bố mẹ em đều có gia đình mới còn em thì được mẹ gửi về sống cùng ông bà ngoại ở quê.

Một gia đình hạnh phúc phải xuất phát từ chính hạnh phúc của bố mẹ. Thế nhưng đôi khi bố mẹ mải miết đi giành hạnh phúc cho mình mà quên mất hạnh phúc của những đứa con.

Những đứa trẻ sẽ chạnh lòng, ghen tị với bạn bè biết bao nhiêu khi nhìn thấy bạn bè của chúng có đầy đủ cả bố và mẹ yêu thương. Đó là một nỗi tổn thương tâm lý sâu sắc trong lòng con trẻ bởi chúng thèm khát một thứ tình cảm được gọi là tình cảm gia đình.

Nếu như trước kia người ta thường có câu nói "sống vì con" thì ngày nay lối suy nghĩ phóng khoáng hơn, được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn khi giải quyết mâu thuẫn đó là "chia tay để làm nhau bớt đau khổ, để giải thoát cho nhau". Phải chăng chính suy nghĩ cởi mở này mà hiện nay tỉ lệ ly hôn giữa các cặp vợ chồng tăng lên đáng kể? Thế nhưng bớt đau khổ ở đây chỉ nhắc đến bố, mẹ vậy còn những đứa con của họ thì sao? Chúng có đau khổ không?

Chị Thu Hiền [Hà Nội]: "Sẽ chẳng có một đứa trẻ nào mong muốn sống trong cảnh bố mẹ mỗi người một nơi, nếu muốn sống cùng ai phải lựa chọn một trong hai. Đồng tình với vấn đề bố mẹ ly hôn hay bố mẹ không hạnh phúc sẽ ảnh hưởng cực kì lớn tới tâm lý con trẻ. Thế nhưng đôi khi có những trường hợp ly hôn sẽ là giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên đó là vấn đề của người lớn và trách nhiệm của chúng ta là phải để cho những đứa trẻ không cảm thấy cô đơn, phải để cho chúng luôn thấy bố mẹ vẫn luôn yêu thương, bảo vệ chúng".

Quả thật dù con trẻ đang ở độ tuổi nào đi chăng nữa, dù đã hiểu chuyện hay là chưa, thì chúng cũng cảm nhận được cha mẹ của chúng có thật sự yêu thương nhau hay là không. Chúng sẽ thật hạnh phúc biết bao nếu được sống trong một gia đình tràn ngập yêu thương giữa các thành viên.

So sánh giữa hai đứa trẻ sống trong hai gia đình khác nhau thì đương nhiên đứa trẻ sống trong gia đình hạnh phúc sẽ phát triển tốt và đầy đủ hơn so với đứa trẻ sống trong gia đình không hạnh phúc.

Bố mẹ hãy bỏ bớt cái "tôi" để "vì con"

Trong mỗi cuộc mâu thuẫn bất kể ai trong chúng ta đều muốn bảo vệ chính kiến của mình là đúng. Nhưng trong hôn nhân cái "tôi" ấy của mỗi bậc làm cha làm mẹ lại vô tình "cướp" mất đi một gia đình hạnh phúc của con. [Ảnh Internet]

Bạn Minh Khôi [Hà Nội]: "Bản thân mình đã từng có thời gian trở nên nổi loạn, nghịch ngợm vì bố mẹ mình thường xuyên xích mích với nhau. Mình luôn muốn nổi bật lên để được bố mẹ quan tâm thế nhưng mọi thứ đều trở nên vô nghĩa, bố mẹ không quan tâm tới mình. Ở nhà bố mẹ mình hay cãi nhau bất kể lúc nào lúc bố đi làm về, mẹ nấu cơm hay thậm chí là trong bữa cơm. Bố mẹ mình khi ấy đều nóng, không ai chịu nhường ai một chút nào cho dù mình có can ngăn".

Bố mẹ xin hãy hạ thấp cái "tôi" của mình một chút bởi chúng ta sẽ chẳng thể nào phân định được người đúng kẻ sai trong mỗi câu chuyện cãi nhau. Nhưng có một điều chắc chắn sẽ nhìn thấy đó là con của mình đang buồn, chúng bị tổn thương.

Sẽ thật xấu hổ, tổn thương đến nhường nào nếu như những đứa trẻ ấy thường xuyên phải chứng kiến bố mẹ "cơm không ngọt, canh chẳng lành". Nên các cặp phụ huynh cần hướng đến cách giải quyết mâu thuẫn theo chiều hướng tích cực hãy trao đổi, trò chuyện với nhau để tìm ra phương pháp tốt nhất.

Mâu thuẫn là một việc đương nhiên và dĩ nhiên phải xảy ra trong đời sống vợ chồng. Những mâu thuẫn này có thể xảy ra từ nhiều yếu tố khác nhau như áp lực xã hội, kinh tế, nuôi dạy con cái,... thế nhưng bố mẹ hãy biết điểm dừng, kiềm chế cảm xúc của bản thân để luôn giữ được hòa khí trong gia đình cũng như tránh để con cái cảm thấy bố mẹ chúng đang không hạnh phúc. Bởi hơn ai hết sẽ chẳng có ai muốn có một gia đình không trọn vẹn.

Theo Chuyên gia Tâm lý Vũ Thu Hà - Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo và can thiệp tâm lý Việt Nam - VPIT chia sẻ: Gia đình là cái nôi, là môi trường an toàn cho trẻ có thể trưởng thành, phát triển về mặt cảm xúc, giao tiếp, đặc biệt là mối quan hệ yêu thương. Tuy nhiên, khi môi trường ấy có nhiều sự xung đột sẽ tạo ra cho trẻ sự thiếu hụt và chính điều đó sẽ khiến trẻ không tự tin khó khăn trong giao tiếp và luôn cảm giác bất an trong một môi trường không an toàn.

Chuyên gia Tâm lý Vũ Thu Hà - Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo và can thiệp tâm lý Việt Nam - VPIT. [Ảnh nhân vật cung cấp]

Chuyên gia Tâm lý Vũ Thu Hà chỉ rõ:

Thứ nhất, Cha mẹ cần ý thức vai trò làm cha, làm mẹ của mình vì vậy mọi xung đột cần phải được giải quyết trên khía cạnh tích cực trao đổi, thỏa thuận không có những mâu thuẫn, tranh cãi ảnh hưởng đến tâm lý của đứa trẻ.

Thứ hai, Cha mẹ cần phải tự giải quyết mâu thuẫn với nhau không nên để xảy ra tranh cãi với nhau và tránh cho trẻ chứng kiến những câu chuyện đó. Bởi chính những câu chuyện đó có thể trở thành nỗi ám ảnh tâm lý cho trẻ.

Thứ ba, trong mối quan hệ vợ chồng cần phải có sự tôn trọng nhau để tránh xảy ra những mâu thuẫn không đáng có. Cá nhân vợ chồng nên tôn trọng những khoảng không gian riêng của nhau, dành thời gian để nói chuyện, thấu hiểu lẫn nhau.

Cuối cùng, Cha mẹ cần có trách nhiệm để xây dựng một môi trường an toàn để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, là cái nuôi dưỡng và giáo dục ra những con người có ích cho xã hội. Vậy nên, mỗi bậc làm cha làm mẹ nên cố gắng xây dựng cho chính mình một gia đình hạnh phúc để con trẻ có môi trường được giáo dục và phát triển toàn diện nhất.

1 gia đình hạnh phúc là thế nào?

Một gia đình hạnh phúc có thể là phải đầy đủ về mặt vật chất, không cần lo lắng cơm áo gạo tiền; là mọi người trong gia đình khỏe mạnh, có công việc ổn định; hoặc là gia đình có đầy đủ ba mẹ, luôn chung sống hòa thuận, biết quan tâm lẫn nhau mới là hạnh phúc.

Hạnh phúc là như thế nào?

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao. Ở con người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí. Hạnh phúc gắn liền với quan niệm về niềm vui trong cuộc sống.

Cảm giác gia đình là gì?

Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng giữa những người máu mủ ruột rà, trước hết đó chính là tình cảm của những người trong gia đình dành cho nhau. Đó là tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh em, tình cảm ông cháu, tình cảm bà cháu.

Tiêu chí tạm thời đánh giá gia đình hạnh phúc gồm có bao nhiêu tiêu chí?

HCM ban hành Bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc bao gồm 5 tiêu chí cụ thể. Theo đó, Tiêu chí về ứng xử trong gia đình: Các thành viên trong gia đình thực hiện nguyên tắc: Tôn trọng - Bình đẳng – Yêu thương - Chia sẻ - Gương mẫu; Các mối quan hệ ứng xử trong gia đình được đảm bảo.

Chủ Đề