Thành ngữ mưa to gió lớn có nghĩa là gì năm 2024

  • 1. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trung Kiên THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  • 2. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trung Kiên THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 8229020 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  • 3. xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
  • 4. xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS Dư Ngọc Ngân - người đã gợi mở, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
  • 5. bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................... 8 1.1. Vấn đề thành ngữ trong tiếng Việt.......................................................... 8 1.1.1. Khái niệm thành ngữ......................................................................... 8 1.1.2. Nguồn gốc của thành ngữ ................................................................. 9 1.1.3. Đặc điểm của thành ngữ ................................................................. 13 1.1.4. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác........................................ 19 1.1.5. Phân loại thành ngữ ........................................................................ 21 1.2. Trường nghĩa......................................................................................... 22 1.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá................................................ 25 1.4. Thành ngữ chứa các yếu tố thuộc TNTT trong tiếng Việt.................... 27 1.4.1. Trường nghĩa thời tiết..................................................................... 27 1.4.2. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT.................................................. 29 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 31 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT............................................................................. 32 2.1. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT trong tiếng Việt............................................................................................. 32 2.1.1. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ đối có từ ngữ thuộc TNTT trong tiếng Việt ............................................................................... 34
  • 6. ngữ pháp của thành ngữ so sánh có từ ngữ thuộc TNTT trong tiếng Việt.................................................................... 39 2.1.3. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ thường có từ ngữ thuộc TNTT trong tiếng Việt.................................................................... 42 2.2. Chức năng ngữ pháp của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT trong tiếng Việt............................................................................................. 45 2.2.1. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT làm thành phần phụ trong cụm từ.............................................................................................. 45 2.2.2. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT làm thành phần nòng cốt của câu............................................................................................. 48 2.2.3. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT làm thành phần phụ của câu.... 50 2.2.4. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT làm thành phần biệt lập của câu ................................................................................................... 52 2.3. Vị trí của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT trong câu......................... 53 2.3.1. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT đứng đầu câu........................... 53 2.3.2. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT đứng giữa câu.......................... 54 2.3.3. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT đứng cuối câu.......................... 54 2.4. Khả năng kết hợp của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT trong câu..... 56 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 59 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT............................................................................. 60 3.1. Ý nghĩa của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT..................................... 60 3.1.1. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa chỉ các hiện tượng thời tiết.............. 60 3.1.2. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những khó khăn trong cuộc sống................................................................................... 63 3.1.3. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những nguy hiểm- thách thức.................................................................................. 65
  • 7. ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho cuộc sống lam lũ và những thân phận nổi trôi ................................................................ 67 3.1.5. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những cơ hội- thuận lợi............................................................................................... 69 3.1.6. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những vận xui......... 71 3.1.7. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng chỉ trạng thái tâm lý của con người...................................................................................... 71 3.1.8. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những hành động của con người...................................................................................... 75 3.1.9. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những hành vi ứng xử của con người.......................................................................... 76 3.1.10. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách con người ................................................................................................... 78 3.1.11. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những tình thế trong cuộc sống................................................................................... 80 3.1.12. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho tốc độ .................... 81 3.1.13. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh............... 83 3.1.14. Nhóm thành ngữ biểu thị những ý nghĩa biểu trưng khác............... 84 3.2. Một vài nét văn hóa Việt Nam qua thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT................................................................................................... 85 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 89 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92 PHỤ LỤC
  • 8. VIẾT TẮT CDT : Cụm danh từ CĐT : Cụm động từ CN : Chủ ngữ CTT : Cụm tính từ DT : Danh từ ĐT : Động từ STT : Số thứ tự TT : Tính từ TNTT : Trường nghĩa thời tiết TTP : Thành phần phụ VN : Vị ngữ
  • 9. BẢNG Bảng 2.1. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT trong tiếng Việt ....................... 33 Bảng 2.2. Thành ngữ đối có từ ngữ thuộc TNTT chia theo số lượng âm tiết.................................................................................................... 35 Bảng 2.3. Thành ngữ so sánh có chứa từ ngữ thuộc TNTT chia theo dạng thức {t} như B................................................................................. 42 Bảng 3.1. Số lượng thành ngữ theo ý nghĩa biểu trưng .................................. 84
  • 10. do chọn đề tài Trong hệ thống một ngôn ngữ, thành ngữ đồng hành cùng với từ và các đơn vị ngôn ngữ khác tạo thành sự đa dạng cũng như đặc trưng riêng cho ngôn ngữ đó. Có thể nói, thành ngữ là một bộ phận độc đáo của mỗi ngôn ngữ, bởi nó có đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa, đồng thời phản ánh đặc trưng văn hóa dân tộc của mỗi ngôn ngữ, trong đó có những giá trị vật chất và giá trị tinh thần của dân tộc. Chính vì lý do này mà thành ngữ luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Khá nhiều bộ phận thành ngữ, vấn đề trong thành ngữ đã được nghiên cứu một cách sâu rộng, chẳng hạn như: thành ngữ chỉ tính cách con người, thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm, thành ngữ chứa các từ chỉ động vật, thực vật, màu sắc, bộ phận cơ thể con người, hàm ý khen chê trong thành ngữ...Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy trong thành ngữ có một số lượng lớn thành ngữ có những từ ngữ liên quan đến thời tiết, mà vấn đề này lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nó. Các thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết chỉ thấy xuất hiện xen kẽ, lác đác trong các bài viết về tính cách con người, về hàm ý khen chê, chứ chưa được xem xét, tìm hiểu một cách có hệ thống trong mối tương quan giữa các thành ngữ chứa các từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết. Ngôn ngữ [trong đó có thành ngữ] luôn phát triển cùng xã hội, gắn với cuộc sống của con người, đặc biệt gắn liền với môi trường sinh sống, một trong những yếu tố của môi trường sống đó chính là thời tiết. Và chắc chắn rằng, ông cha ta đã sử dụng các từ thuộc trường nghĩa thời tiết để diễn đạt rất nhiều ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Đây là một vấn đề vô cùng thú vị, thôi thúc chúng tôi cố gắng tìm hiểu về bộ phận thành ngữ chứa các từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết, để từ đó thấy được đặc trưng văn hóa dân tộc Việt Nam được thể hiện như thế nào qua bộ phận thành ngữ này.
  • 11. vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt Khi tìm hiểu về tiếng Việt, các nhà nghiên cứu cũng đã đặt vấn đề tìm hiểu về thành ngữ. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, thành ngữ thường được đánh đồng với tục ngữ mà không có một ranh giới để phân biệt chúng. Đầu thế kỉ XX, Phạm Quỳnh có bản báo cáo mang tên “Tục ngữ ca dao” đăng trên Tạp chí Nam Phong [1921]. Trong bài viết này, ông quan niệm tất cả các cụm từ cố định đều là tục ngữ. Công trình “Tục- ngữ phong- dao” của Nguyễn Văn Ngọc [1928] được xem là hợp tuyển thành ngữ tiếng Việt đầu tiên. Công trình gồm 2 tập, ghi chép 6.500 câu tục ngữ, 850 bài ca dao được sưu tập trong dân gian và sách cổ. Tác giả cũng chưa có sự phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, trong 6500 câu tục ngữ mà tác giả sưu tầm có rất nhiều câu là thành ngữ. Tuy nhiên, những công trình kể trên dù có bước đầu đề cập đến vấn đề thành ngữ nhưng có thể nói nghiên cứu về thành ngữ ở thời điểm đó vẫn chưa được quan tâm. Nó còn là một “khoảng đất trống” trên lãnh địa của Ngôn ngữ học. Đến giữa thế kỉ XX, tác giả Dương Quảng Hàm trong sách “Việt Nam văn học sử yếu” [1943] đã tách khái niệm thành ngữ ra khỏi tục ngữ. Cuốn sách của học giả Dương Quảng Hàm được xem là “dấu mốc” quan trọng trong nghiên cứu thành ngữ. Từ đây, thành ngữ bắt đầu được xem xét như một đối tượng riêng rẽ, độc lập trên các bình diện cấu tạo, ý nghĩa và cú pháp. Vào những năm 70 của thế kỉ XX, thành ngữ trở thành một đối tượng nghiên cứu khoa học thực sự. Cũng từ giai đoạn này, các nghiên cứu về thành ngữ gặt hái được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, đó mới chỉ dừng lại ở việc: xác định khối lượng của thành ngữ, phân xuất các thành ngữ trong tiếng Việt, nghiên cứu các thuộc tính của thành ngữ và cách thức khu biệt chúng với những đơn vị khác của ngôn ngữ như: ngữ định danh, quán ngữ, hoặc với tục
  • 12. viết này chủ yếu đăng trên tạp chí ngôn ngữ. Các công trình nghiên cứu về thành ngữ với cách tiếp cận đa dạng từ nhiều góc nhìn của ngữ âm học, từ vựng học và cú pháp học với các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Văn Tu [1968]; Nguyễn Văn Mệnh [1986]; Cù Đình Tú [1973]; Nguyễn Thiện Giáp [1975; 2003]; Hồ Lê [1976]; Hoàng Văn Hành [1973, 1979]; Trương Đông San [1985]; ... Nhiều khuynh hướng nghiên cứu thành ngữ đã xuất hiện. Những tác giả có thiên hướng nghiên cứu thành ngữ ở phương diện nguồn gốc, sự phát triển gắn với các bình diện văn hóa là: Bùi Khắc Việt [1978]; Đỗ Hữu Châu [1999], Nguyễn Đức Dân [1986]; Nguyễn Văn Khang [2005]; … Các tác giả như Trương Đông San [1985], Hoàng Văn Hành [1979] thì đi sâu vào nghiên cứu một tiểu loại nhỏ của thành ngữ tiếng Việt là thành ngữ so sánh. Tác giả Nguyễn Văn Hằng [1999] với công trình “ Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại” đã góp một tiếng nói quan trọng vào việc nghiên cứu thành ngữ đối chiếu. Các tác giả như Phan Xuân Thành, Trịnh Cẩm Lan, … thì đi vào nghiên cứu về cấu trúc ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng của thành ngữ. Những năm gần đây, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về thành ngữ có một số lượng không nhỏ. Đó là những nghiên cứu đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và có chiều sâu về văn hóa.. 2.2. Tình hình nghiên cứu về thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết Vấn đề thời tiết trong thành ngữ đã được Nguyễn Hồ Phương Chi bàn đến trong bài viết “Thời tiết trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh” đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ và đời sống” năm 2011. Bài viết trình bày một số thành ngữ, tục ngữ có yếu tố thời tiết thông dụng mà người học tiếng Anh thường gặp và so sánh với một số thành ngữ, tục ngữ tương tự trong tiếng Việt.
  • 13. ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng Việt lại là một đề tài chưa nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thành ngữ tiếng Việt có số lượng lớn lên đến mấy nghìn đơn vị. Không những thế nó còn đa dạng về đề tài và chủ đề. Đứng trước kho tàng thành ngữ rộng lớn, chúng tôi xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là nhóm thành ngữ có các từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết. Đó là: trường nghĩa chỉ các hiện tượng thời tiết: gió [phong], mưa [vũ], nắng, sương, sấm, sét, thiên lôi, chớp, tuyết, băng, thủy triều [triều], bão, giông/dông, nạn hồng thủy, lũ, trường nghĩa chỉ các yếu tố thời tiết trên biển: sóng, biển [bể]; trường nghĩa chỉ các yếu tố liên quan đến bầu trời: trăng, mây, sao, trời; trường nghĩa chỉ nhiệt độ không khí: nóng, mát, lạnh, giá, rét, buốt Tư liệu chính phục vụ cho việc nghiên cứu là nhóm thành ngữ có các từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết được thống kê trong các tài liệu sau: Từ điển thành ngữ tiếng Việt phổ thông, Nguyễn Như Ý [chủ biên], Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002 Từ điển thành ngữ học sinh, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009. Thành ngữ tiếng Việt, Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Nxb Khoa học xã hội, 2009. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi xác định mục đích của luận văn là chỉ được ra một số đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng Việt. Từ đó luận văn cố gắng liên hệ, chỉ ra một vài nhận xét và kiến giải về mối quan hệ của nhóm thành ngữ này với những đặc trưng trong tư duy và văn hóa của người Việt. Để đạt được mục đích đó, luận văn sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
  • 14. những thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng Việt. - Xác định được cấu tạo, chức năng ngữ pháp của thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết. - Xác định được các loại ý nghĩa của thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết, trong đó chú ý đến ý nghĩa biểu trưng. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: Người viết tìm ra những thành ngữ có chứa từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng Việt, sau đó thống kê số lượng thành ngữ có từ ngữ chỉ các hiện tượng thời tiết, từ ngữ chỉ các yếu tố thời tiết trên biển, từ ngữ chỉ các yếu tố liên quan đến bầu trời, từ ngữ chỉ nhiệt độ không khí. Từ ngữ liệu đó, người viết thống kê và xác định tần số xuất hiện của các từ ngữ chỉ thời tiết trong trong thành ngữ. - Phương pháp miêu tả: Sau khi thống kê, chúng tôi tiến hành miêu tả các trường hợp điển hình về vị trí, cách kết hợp, chức năng ngữ pháp của các thành ngữ trong phạm vi nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: Chúng tôi tiến hành phân tích ngữ nghĩa chủ yếu là nghĩa biểu trưng của từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong thành ngữ. - Phương pháp hệ thống: Khi tập hợp các từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết, người viết sắp xếp chúng theo những tiêu chí nhất định về ý nghĩa biểu trưng và khả năng kết hợp. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn cung cấp thêm tư liệu về thành ngữ tiếng Việt, đặc biệt là thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết. - Luận văn góp phần làm rõ đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của thành ngữ, đặc biệt là nhóm thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT.
  • 15. phân tích ngữ nghĩa, luận văn có thể trình bày một vài kiến giải về mối quan hệ giữa nhóm thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT với văn hóa Việt. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Trong chương này, chúng tôi tập trung trình bày những vấn đề lý thuyết về thành ngữ tiếng Việt, cụ thể là khái niệm thành ngữ, nguồn gốc thành ngữ, đặc điểm thành ngữ [đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa], phân loại thành ngữ, phân biệt thành ngữ với tục ngữ và với các đơn vị ngôn ngữ khác [như quán ngữ, ngữ định danh]. Chúng tôi cũng tập trung làm rõ lý thuyết trường nghĩa, chỉ ra những trường nghĩa thời tiết chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu. Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, làm cơ sở cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thành ngữ có các từ ngữ thuộc TNTT trong tiếng Việt và văn hóa của người Việt Nam. Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng Việt Trong chương 2 này, chúng tôi sẽ tiến hành thống kê, phân loại, miêu tả các thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT về mặt cấu trúc cú pháp: cấu trúc cú pháp của thành ngữ đối có các từ ngữ thuộc TNTT, cấu trúc cú pháp của thành ngữ so sánh có các từ ngư thuộc TNTT, cấu trúc cú pháp của thành ngữ thường [là thành ngữ mà không phải là thành ngữ đối cũng không phải là thành ngữ so sánh] có các từ ngữ thuộc TNTT. Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng Việt Trong chương 3, chúng tôi sẽ tìm hiểu nghĩa biểu trưng của thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng Việt. Ngoài ra, chúng tôi sẽ cố
  • 16. đối chiếu thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết tiếng Việt với đơn vị tương đương trong một vài ngôn ngữ khác, để từ đó làm nổi bật đặc trưng văn hóa của người Việt.
  • 17. SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Vấn đề thành ngữ trong tiếng Việt 1.1.1. Khái niệm thành ngữ Thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Cũng vì thế mà có nhiều quan niệm khác nhau về thành ngữ. Các quan niệm về thành ngữ được cụ thể dần cùng với lịch sử nghiên cứu vấn đề thành ngữ trong tiếng Việt. Ban đầu, chưa có một quan niệm cụ thể cho thành ngữ vì còn có sự đồng nhất giữa thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác như tục ngữ, quán ngữ … Từ những năm bốn mươi của thế kỉ XX trở lại đây, khái niệm thành ngữ mới được trình bày độc lập để phân biệt với các đơn vị ngôn ngữ khác. Sau đây là một số quan niệm về thành ngữ của các nhà nghiên cứu: - “Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn và chỉ bảo điều gì; nghĩa là thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý nghĩa gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè.” [Dương Quảng Hàm, 2005]. - “Thành ngữ là loại đơn vị có sẵn, chúng là những ngữ có kết cấu chặt chẽ và ổn định, mang một ý nghĩa nhất định, có chức năng định danh và được tái hiện trong giao tế.” [Nguyễn Văn Mệnh, 1986]. - “Thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố [từ] tạo ra. Những thành ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể không có. Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học.” [Nguyễn Văn Tu, 1968]. - “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thức - cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy, về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ.” [Hoàng Văn Hành, 2004].
  • 18. là một tổ hợp từ cố định về cấu trúc, có nghĩa bóng, được sử dụng để miêu tả những hình ảnh, những hiện tượng, tính cách hay quan hệ.” [Hồ Lê, 1976]. - “Thành ngữ là đơn vị ổn định về hình thức, phản ánh lối nói, lối suy nghĩ đặc thù của mỗi dân tộc. Thành ngữ phản ánh các khái niệm và các hiện tượng.” [Nguyễn Đức Dân, 1986]. - “Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm.” [Mai Ngọc Chừ, 2007]. - “Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu.” [Nguyễn Như Ý, 1998]. Có thể nói, mỗi nhà nghiên cứu đều có một cách kiến giải riêng về thành ngữ tiếng Việt. Các khái niệm được đưa ra có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có cả những điểm khác biệt. Đây cũng là một khó khăn để đi đến việc tìm ra một khái niệm thống nhất cho thành ngữ tiếng Việt. Tiếp thu các quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi đưa ra một khái niệm chung về thành ngữ tiếng Việt như sau: Thành ngữ tiếng Việt là những ngữ cố định có cấu trúc tương đối ổn định, bền vững, có ngữ nghĩa trọn vẹn và mang tính biểu trưng. 1.1.2. Nguồn gốc của thành ngữ Thành ngữ cũng giống như các đơn vị ngôn ngữ khác, chúng có quá trình hình thành và phát triển cùng với lịch sử phát triển ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Vấn đề đi tìm nguồn gốc của thành ngữ là một vấn đề khá nan giải và phức tạp. Vì nguồn gốc của thành ngữ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Xét một cách tổng quát, thành ngữ được hình thành từ các nguồn cơ bản sau đây: a. Thành ngữ được hình thành từ đời sống lao động Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, hoạt động lao động chủ yếu của
  • 19. cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi. Khi xưa, người nông dân làm việc dựa vào sức mình là chính, không có các loại máy móc, phương tiện hiện đại hỗ trợ như ngày nay, vì vậy họ phải làm việc rất vất vả, cực nhọc. Đời sống lao động vất vả đã ăn sâu vào tiềm thức của người nông dân. Nhiều sự kiện thuộc đời sống lao động sản xuất hay những công việc mưu sinh đã trở thành chất liệu cấu tạo nên nhiều thành ngữ tiếng Việt. Đó là hình ảnh những người nông dân chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, thức khuya dậy sớm, cháy mặt lấm lưng, dầm sương dãi nắng, đâm sấp rập ngửa, buôn thúng bán mẹt, v.v... Tâm lí lo lắng, sắp đặt công việc sao cho hợp lí được phản ánh trong thành ngữ liệu bò đo chuồng. Cái nhìn thiển cận, lối làm ăn manh mún, thiếu tính toán là cơ sở ra đời thành ngữ tham bát bỏ mâm. Đời sống đói kém của người nông dân giữa hai vụ lúa được phản ánh trong thành ngữ tháng ba ngày tám… Một số thành ngữ tiêu biểu: liệu cơm gắp mắm, trông gió bỏ buồm, bờ xôi ruộng mật, cày sâu cuốc bẫm, chăn trâu cắt cỏ, chiêm khê mùa thối, cưa đứt đục suốt, dãi gió dầm sương, đắp đập be bờ, đầu ghềnh cuối bãi, đầu gio mặt muội, êm chèo mát mái… b. Thành ngữ được hình thành từ đời sống sinh hoạt hàng ngày Trong đời sống hàng ngày, đối với người Việt Nam, ăn uống được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu. Ăn không chỉ đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu của cái đói mà còn thể hiện rõ đạo lí, triết lí sống của con người Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ trong thành ngữ: chém to kho mặn, thái to bung dừ, đầu trôi môi mè, chuối sau cau trước, say như điếu đổ, cơm gà cá gỏi, cơm chiêm mắm mặn, cơm hẩm cà thiu, cơm sung cháo dền, cơm tẻ mẹ ruột, tương cà mắm muối, da bánh mật, má bánh đúc, bánh chưng ra góc, bánh đúc bày sàng, trơn như đổ mỡ... Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nóng và mùa lạnh được phân biệt rõ rệt nên chuyện ăn mặc của người Việt cũng rất được coi
  • 20. người nông dân chân lấm tay bùn thì ăn mặc xuềnh xoàng: áo vải quần nâu, áo thô giày cỏ, thậm chí áo mảnh quần manh, quần manh áo vá, váy vận yếm mang, cởi trần đóng khố, lưng đen khố bện... Với những người giàu có thì áo dài khăn đóng, áo dài khăn lượt, áo the khăn xếp, quần chùng áo dài, quần chân áo chít, quần hồ áo cánh, khăn đóng áo chùng, khăn thâm áo vải... Và với những cô thiếu nữ thì lại phải áo lụa quần hồng, mớ ba mớ bảy,... c. Thành ngữ hình thành từ đời sống tâm linh [tập tục, tín ngưỡng] Là một dân tộc thiên về việc trọng tình, trọng nghĩa, người Việt Nam nói chung đặc biệt coi trọng việc tang ma, thờ cúng tổ tiên. Một số thành ngữ tiêu biểu: cha đưa mẹ đón; cha gậy tre, mẹ gậy vông; trẻ làm ma, già làm hội;chôn sấp, liệm ngửa; giữ như giữ mả tổ, rước voi về giày mả tổ, đào mồ cuốc mả, chửi ủng mồ ủng mả, mồ yên mả đẹp, vén áo tay sô, đốt nhà táng giấy… Bên cạnh đó, còn có những thành ngữ được ra đời từ quan niệm tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt: ăn chay niệm Phật; ăn mày cửa Phật; hiền như Bụt; của ít lòng nhiều; ở hiền gặp lành; gieo gió gặt bão; Phật nhà chẳng cầu đi cầu Thích Ca ngoài đường… Để chỉ những kẻ giả dối, cha ông ta dùng cách nói miệng nam mô, bụng một bồ dao găm hay miệng Phật tâm xà; chỉ thói ích kỉ, của người khác thì phung phí, của mình thì chặt chẽ, người Việt dùng thành ngữ của người Bồ tát, của mình lạt buộc … Trong thế giới quan tôn giáo của người Việt, thuyết Vật linh luận cũng rất được coi trọng. Người ta tin rằng, trong tất cả các vật [hữu tri, vô tri] đều có sự trú ngụ của những linh hồn. Linh hồn ngự trị trong cây [thần cây đa, ma cây gạo], trong đá, trong các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp [ông Đùng, bà Đoàng] và đặc biệt là ở con người. Người ta tin rằng con người có linh hồn. Có lẽ đây là cơ sở để cho ra đời một loạt các thành ngữ như: hồn vía lên mây, hồn lìa khỏi xác, ba hồn chín vía, ba hồn bảy vía, hết hồn hết vía, hồn xiêu phách lạc, thần hồn nát thần tính, táng đởm kinh hồn, hồn về chín suối,
  • 21. đảo, kinh hồn mất vía, hú hồn hú vía, bay hồn bạt vía, sợ mất vía... d. Thành ngữ có cơ sở hình thành từ văn học Truyện cổ tích dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười Việt Nam là cơ sở hình thành của nhiều thành ngữ tiếng Việt: con Rồng cháu Tiên, con Lạc cháu Hồng, đẽo cày giữa đường, nói dối như Cuội, vắt cổ chày ra nước oan Thị Kính, công dã tràng, há miệng chờ sung, rồng đến nhà tôm, thầy bói xem voi, phù thủy đền gà, dốt có đuôi/ chuôi, đồ Lí Thông, nói nhăng nói cuội, nói dối như cuội, con rồng cháu tiên, trời đánh thánh vật, gan cóc tía... Bên cạnh đó, những nhân vật điển hình trong tác phẩm văn học cũng là cơ sở cho sự ra đời của nhiều thành ngữ Việt: máu ghen Hoạn Thư, đồ Sở Khanh, xấu như Thị Nở… e. Thành ngữ được hình thành từ thế giới động vật Vì Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều nên nước ta là môi trường sinh sống của rất nhiều loài động vật. Đặc biệt, những động vật gần gũi, quen thuộc đối với con người như: chim, cá, rắn, rết, sâu bọ, các con vật nuôi như chó, mèo, trâu, ngựa, lợn, gà, vịt... đều được phản ánh trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, trở thành nguồn chất liệu phong phú để tạo nên nhiều thành ngữ: mất hút con mẹ hàng lươn, chuồn chuồn đạp nước, đười ươi giữ ống, nước mắt cá sấu, te tái như gà mái nhảy ổ, cổ ngẳng như cổ cò, giãy nảy như đỉa phải vôi, xác như vờ, xơ như nhộng, rối như gà mắc đẻ, giấu như mèo giấu cứt, chó cái giữ con, dai như đỉa, mèo già hóa cáo, khỏe như voi … f. Thành ngữ được hình thành từ thế giới thực vật Bên cạnh động vật, các loài thực vật với những đặc tính điển hình của chúng cũng trở thành chất liệu để tạo nên thành ngữ: đen như củ súng, đen như củ tam thất, xanh như tàu lá, tươi như hoa, đỏ như gấc, đỏ như hoa vông, đỏ như quả bồ quân, trắng như ngó cần, trắng như bông, rối như canh hẹ, rách như xơ mướp, rẻ như bèo, chát như sung...
  • 22. có cơ sở hình thành từ các hiện tượng tự nhiên Việt Nam vốn là một đất nước nông nghiệp, nền sản xuất thiên về trồng trọt, canh tác. Vì vậy yếu tố thiên nhiên có tác động to lớn đối với hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người Việt Nam: ào ào như thác lũ, cao như núi, dâng lên như nước thủy triều, như rồng gặp mây, tan như mây, như mặt trăng mặt trời, như sao hôm sao mai, vắng trăng có sao, nước chảy hoa trôi, nước chảy chỗ trũng, nước sâu sào ngắn, sóng cả gió to, sóng yên biển lặng, sông có khúc, người có lúc, thay ngựa giữa dòng, nước nổi bèo nổi… h. Nguồn gốc từ việc vay mượn của tiếng nước ngoài Một bộ phận không nhỏ thành ngữ tiếng Việt có nguồn gốc ngoại lai. Điều này đã phản ánh quá trình tiếp xúc, tiếp nhận một cách mềm mại và linh hoạt của tiếng Việt nói chung và thành ngữ tiếng Việt nói riêng đối với những ảnh hưởng từ bên ngoài đối với ngôn ngữ của dân tộc. Theo số liệu của Nguyễn Thị Tân [2003] trong bài viết “Nhận diện thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt” thành ngữ tiếng Việt có tới 2714 đơn vị thành ngữ gốc Hán. Con số này cho thấy thành ngữ gốc Hán chiếm khoảng gần 30% tổng số thành ngữ tiếng Việt và chiếm khoảng 98% thành ngữ có gốc ngoại lai. Một số thành ngữ tiêu biểu: xuất khẩu thành chương, chúng khẩu đồng từ, đồng tâm hiệp lực, xuất đầu lộ diện, khẩu Phật tâm xà… 1.1.3. Đặc điểm của thành ngữ Thành ngữ với tư cách là đơn vị tương đương với từ, bản thân nó mang những đặc điểm riêng về cấu tạo cũng như về ngữ nghĩa. Cụ thể như sau: a. Đặc điểm về cấu tạo a¹/ Đặc điểm về mặt ngữ âm: - Trong nhiều thành ngữ thanh điệu hài hòa theo luật bằng – trắc, và trầm – bổng, ví dụ: một vốn, bốn lời [một vốn: cao – thấp; trắc – trắc / bốn lời: cao – thấp ; trắc – bằng; và giữa một - bốn: trầm-bổng, và giữa vốn- lời là bổng - trầm].
  • 23. ngữ cũng được cấu tạo theo luật hợp vần, một vốn, bốn lời; được voi đòi tiên ; dửng dưng như bánh chưng ngày tết; ... a²/ Đặc điểm về mặt ngữ pháp: Ta thấy có hai kiểu cấu tạo thành ngữ: - Thành ngữ có cấu trúc so sánh: Trong thành ngữ so sánh hầu hết là so sánh ngang. Rất hiếm khi có so sánh hơn, chỉ một vài thành ngữ thuộc kiểu này, ví dụ: cửu đại hơn ngoại nhân, hay một giọt máu đào hơn ao nước lã. Các từ ngữ dùng để so sánh chủ yếu là như, đôi khi là bằng [ ví dụ: hai đấm cũng bằng một đạp; hai thưng cũng bằng một đấu; bé bằng con kiến; cưới không bằng lại mặt;...], hoặc tầy [tày] [ví dụ: Gương tầy liếp, Tội tày đình]. Khác với cấu trúc so sánh bình thường, trong thành ngữ so sánh có thể vắng vế A, nhưng người sử dụng và tiếp nhận vẫn hiểu đúng A, ví dụ: [giống nhau] như hai giọt nước, [chắc] như đinh đóng cột, [vui] như nở từng khúc ruột; ... Vế A thường là những từ ngữ biểu thị thuộc tính, đặc trưng, hoặc trạng thái hành động của sự vật. Có khi A là một thành phần của câu nói, và là phần đề. Còn thành ngữ là vế B, làm phần thuyết trong câu nói. Như vậy vế A có tính chất tùy nghi. Song, theo chúng tôi, nó vẫn bị khống chế, bị chi phối bởi nghĩa của B [tức của thành ngữ]. Ví dụ: Họ Tình quân dân ... khắng khít ... lúc nào cũng cần có nhau như cá với nước Ông ấy ... phất lên Nhà ấy phất lên Hắn Thằng cha ấy như diều gặp gió Cả một lũ Bọn chúng ... khác nào như rắn mất đầu
  • 24. luôn hiện diện, có thể là một từ , ví dụ: nhanh như sóc, nhẹ như bấc, ..., có thể là một cụm từ , ví dụ: nóng như lửa đốt, nói như đấm vào tai, mắng như tát nước vào mặt, thì thụt như chuột ngày, nhớ như chôn vào ruột, tối như cửa địa ngục, thin thít như thịt nấu đông, ..., có thể là một kết cấu chủ-vị, ví dụ: te tái như gà mái mắc đẻ, lừ đừ như ông từ vào đền, vênh váo như khố rợ phải lấm, ú ú cạc cạc như vịt nghe sấm, như rựa chém xuống đá, như Từ Hải chết đứng, như chim sổ lồng, ngáy như bò rống, lộp bộp như gà mổ mo, lúng túng như chó ăn vụng bột, lầm rầm như thầy bói nhẩm quẻ, lanh chanh như hành không muối, khư khư như ông từ giữ oản,... - Thành ngữ không có cấu trúc so sánh. Ở kiểu cấu tạo này, ta cũng thấy có hai loại nhỏ: +/ Thành ngữ được cấu tạo theo qui tắc đối và điệp giữa các thành tố, kiểu như: trên đe dưới búa, lừa thầy phản bạn, một nắng hai sương, hứa hươu hứa vượn, ba cọc ba đồng... Các thành ngữ kiểu này có nghĩa biểu trưng hóa nhờ phép ẩn dụ. Hoàng Văn Hành gọi kiểu này là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng. +/ Thành ngữ được tạo nên nhờ phương thức ghép từ thông thường, ví dụ: vạch áo cho người xem lưng, theo voi hít bã mía, theo đóm ăn tàn... Loại thành ngữ này không cấu tạo theo kiểu so sánh, cũng không dùng phép đối ứng để ghép nối các thành tố; mà nó cố định hóa, hay đúng hơn là thành ngữ hóa một đoạn tác ngôn, vốn được cấu tạo trên cơ sở luật kết hợp bình thường trong tiếng Việt, sử dụng phép ẩn dụ hóa để tạo nghĩa biểu trưng . Hoàng Văn Hành gọi loại này là thành ngữ ẩn dụ phi đối xứng. b] Đặc điểm về ngữ nghĩa Khi nghiên cứu về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ, các nhà Việt ngữ học đã chỉ ra thành ngữ mang tính cụ thể, tính hình tượng, tính dân tộc, tính truyền cảm, và đặc biệt các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh về tính biểu trưng của thành ngữ.
  • 25. có tính cụ thể: Các hình ảnh được thành ngữ sử dụng rất cụ thể. Ví dụ: trứng để đầu đẳng, thành ngữ này miêu tả rất rõ ràng vị trí của quả trứng là ở đầu gậy. Thành ngữ đèn treo trước gió miêu tả rất rõ ràng vị trí của cây đèn được treo ở chỗ có gió thổi. Thành ngữ ngàn cân treo trên đầu sợi tóc miêu tả rất rõ vị trí của vật nặng ngàn cân được treo ở đầu sợi tóc, sự đối lập cực điểm về lượng và lực ở đây rất rõ ràng. - Thành ngữ có tính hình tượng: Những hình ảnh cụ thể mà thành ngữ miêu tả bao giờ cũng có một đích hướng tới để đại diện cho một đặc trưng, một trạng thái của sự vật khác, hay của sự kiện khác. Nghĩa là nó nhằm đến việc biểu thị một khái niệm khác. Ví dụ hình ảnh vật ngàn cân được treo ở đầu sợi tóc không nhằm miêu tả vật ấy nặng chính xác là bao nhiêu, còn sợi tóc dài hay ngắn, dày hay mảnh, mà nhằm biểu thị tính chất nguy hiểm ở mức độ rất cao của hiện tượng hay sự kiện nào đó. - Thành ngữ có tính dân tộc: ngôn ngữ được xem là linh hồn của dân tộc mà thành ngữ lại là một bộ phận của ngôn ngữ. Vì thế, cố nhiên thành ngữ cũng mang tính dân tộc. Hơn nữa, thành ngữ còn là sự chọn lựa các từ ngữ trong vốn từ vựng của dân tộc để xây dựng thành một kết cấu bền vững. Cho nên, nó chứa đựng trong mình là trí tuệ, văn hóa và những đặc điểm riêng của từng cộng đồng dân tộc. Dân tộc Việt Nam vốn là những cư dân nông nghiệp. Họ sống gắn bó với tự nhiên. Coi các yếu tố của tự nhiên từ động thực vật đến các đồ vật trong cuộc sống thường ngày như những vật gần gũi, thân thuộc. Điều này đã “hắt bóng” vào thành ngữ. Trong thành ngữ ta tìm thấy những hình ảnh rất thân quen trong đời sống hàng ngày của cộng đồng ngôn ngữ. Đó là dòng sông, con suối, cái khe, đó là những con vật sống trong nhà với người: chó, mèo, gà, vịt, thậm chí là chuột, kiến,...; đó là cái lá khoai, cái chum, vại... - Thành ngữ có tính truyền cảm mạnh: Tác giả Nguyễn Thiện Giáp [2003] cho rằng: “bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định; hoặc là kính trọng tán thành;
  • 26. bai, khinh rẻ; hoặc là ái ngại xót thương”. Các thành ngữ ra đời bao giờ cũng hàm chứa trong đó là thái độ, tình cảm của người sử dụng. Chẳng hạn: Khóm chuối nhà tao mọc lấn sang nhà mày một tí, sao mày cũng lòng lang dạ thú, đào mất của tao để mà ăn. Thành ngữ lòng lang dạ thú được dùng với sắc thái khinh rẻ, coi thường. Thành ngữ biểu thị khái niệm bằng hình ảnh theo phương thức ẩn dụ, so sánh cho nên nó có sức gợi cảm rất mạnh. Nếu biết sử dụng thành ngữ đúng cách, đúng chỗ thì lời ăn tiếng nói của chúng ta trở nên uyển chuyển, sinh động, giàu sức truyền cảm, có sức lôi cuốn người nghe. - Thành ngữ mang tính biểu trưng Các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt đều khẳng định: thành ngữ mang tính biểu trưng. Tuy nhiên, mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những cách hiểu khác nhau về tính biểu trưng trong thành ngữ. Trong “Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt”, khi phân tích cấu trúc hình thái của thành ngữ so sánh T như B [đẹp như tiên, chậm như rùa] Hoàng Văn Hành [1976] đã xem B [tiên, rùa] có tính biểu trưng. Ở đây, các yếu tố này được xem là không hiển ngôn, bởi vì phép so sánh được tạo lập không phải đem cái được so sánh để so sánh với cái so sánh, mà chỉ so sánh qua đặc tính được các sự vật đó biểu trưng. Bùi Khắc Việt [1978] xuất phát từ quan niệm “biểu trưng là kí hiệu mà quan hệ với quy chiếu [referent] là có nguyên do” cho rằng tính biểu trưng của thành ngữ Việt biểu hiện ở chỗ: hình ảnh hoặc sự vật, sự việc cụ thể miêu tả trong thành ngữ là nhằm nói về những ý niệm khái quát hóa. Tác giả cũng nhấn mạnh cần phải phân biệt tính biểu trưng và tính hình ảnh. Tác giả dẫn ra quan niệm của V.G. Giắc-cơ, cơ sở của tính hình ảnh là sự cảm thụ đồng thời của hai bức tranh, một bức tạo nên nghĩa bóng của từ hoặc của thành ngữ, một bức tương ứng với nghĩa đen, nghĩa gốc của nó. Nghĩa đen là cơ sở, từ nghĩa
  • 27. sinh ra nghĩa bóng, nghĩa bóng là sự phản chiếu của nghĩa đen. Khái niệm tính biểu trưng rộng hơn khái niệm tính hình ảnh. Do sự vật hoặc tính hình ảnh có một số phẩm chất nào đó chung với điều nó biểu hiện nên biểu trưng gợi cho ta một ý niệm về nội dung biểu hiện. Mối quan hệ giữa sự vật hoặc hình ảnh với ý nghĩa biểu trưng trong trường hợp này có tính chất ước lệ. Căn cứ vào mức độ biểu trưng hóa, tác giả chia ra làm hai loại biểu trưng: biểu trưng toàn bộ [ví dụ giẫm chân tại chỗ, bật đèn xanh] và biểu trưng bộ phận, trong đó một vài thành tố có nghĩa biểu trưng rõ rệt, một số không có nghĩa biểu trưng [ví dụ voi, chuột, chó trong đầu voi đuôi chuột, lên voi xuống chó có ý nghĩa biểu trưng]. Phan Xuân Thành [1990] trong “Tính biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt” cho rằng: “tính biểu trưng ở đây được biểu hiện là nghĩa sâu xa được bộc lộ thông qua những nghĩa thường gặp của mỗi yếu tố trong thành ngữ. Thông qua một thành ngữ có vài yếu tố có tính biểu trưng cao, như chìa khóa của thành ngữ, mà theo đó, giải mã được chúng thì cũng đồng thời hiểu được nghĩa tổng hòa của cả tổ hợp chứa chúng”. Tác giả chia biểu trưng thành biểu trưng đơn giản và biểu trưng phức tạp, biểu trưng trực tiếp và biểu trưng gián tiếp. Biểu trưng đơn giản thường gặp ở những thành ngữ so sánh như: trắng như tuyết, nhát như cáy…Ở biểu trưng phức tạp, các yếu tố cấu tạo bao giờ cũng tiềm ẩn tri thức dân gian sâu sắc, chẳng hạn từ lửa trong nóng như lửa. Biểu trưng gián tiếp thể hiện ở tính nhiều bậc trong biểu trưng ngữ nghĩa. Chẳng hạn trong thành ngữ nhạt phấn phai hương [chỉ sự tàn phai nhan sắc theo tuổi ngày một già của người phụ nữ] thì hương, phấn trước tiên được coi là phấn, hương của bông hoa, rồi bông hoa mới là cái biểu trưng cho người phụ nữ. Nguyễn Đức Dân [1986] trong “Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ - sự vận dụng” lại cho rẳng nghĩa của thành ngữ được khái quát trên nghĩa đen của nó, chính là nghĩa biểu trưng. Nếu như nghĩa của tục ngữ được hình thành qua sự biểu trưng nghĩa của một câu thì nghĩa của thành ngữ được hình thành qua biểu
  • 28. của cụm từ. Đồng thời các yếu tố trong thành ngữ cũng có giá trị biểu trưng. Chẳng hạn như trong thành ngữ được voi đòi tiên, voi và tiên biểu trưng cho hai sự vật tốt, cái sau tốt hơn cái trước. Mặt khác nghĩa biểu trưng của thành ngữ còn được hình thành qua khuôn cú pháp: được A đòi B. Tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu, theo chúng tôi, bản thân thành ngữ là đơn vị định danh bậc hai. Vì thế mà lớp nghĩa chính thành ngữ hướng tới không phải là lớp nghĩa đen mà là lớp nghĩa bóng - nghĩa biểu trưng. Thành ngữ sử dụng những vật thực, việc thực để biểu trưng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động, tình thế…. Lớp nghĩa biểu trưng được suy ra từ lớp nghĩa đen của thành ngữ. Có hai hình thức biểu trưng của thành ngữ là hình thái tỉ dụ [so sánh] và hình thái ẩn dụ [so sánh ngầm]. Tuy nhiên, đây chỉ là hai hình thức phổ biến của thành ngữ vì trong một số trường hợp thành ngữ vẫn được sử dụng theo nghĩa đen. 1.1.4. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác 1.1.4.1. Thành ngữ và tục ngữ Thành ngữ và tục ngữ tuy có một số nét tương đồng có thể chuyển hóa lẫn nhau, song về bản chất thì khác nhau cả về hình thức cấu trúc, cả về mặt ngữ nghĩa, nội dung biểu đạt và chức năng của chúng trong giao tiếp xã hội. Có thể nhận thấy những nét tương đồng và dị biệt của hai đơn vị này qua bảng tóm tắt sau đây: Tiêu chí Phương diện Thành ngữ Tục ngữ Tương đồng Đều là các đơn vị do từ tạo nên, có tính ổn định cao. Khác biệt 1. Cấu tạo - Cụm từ cố định, có chức năng tương đương với từ. - Câu hoàn chỉnh, câu cố định biểu thị phán đoán 2. Ngữ nghĩa - Đơn vị định danh bậc hai của ngôn ngữ, miêu tả sự vật, sự việc. - Phán đoán thể hiện kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử. 3. Khả năng sử dụng - Không thể dùng độc lập một mình, khi hành chức nó phải được đặt trong câu. - Có thể dùng độc lập một mình, diễn đạt được một thông điệp trọn vẹn.
  • 29. giới giữa thành ngữ và tục ngữ không phải lúc nào cũng rõ ràng và dễ xác định. Các tác giả của “Từ điển thành ngữ Việt Nam” [Nguyễn Như Ý chủ biên] đã thừa nhận trong 8000 đơn vị thành ngữ đã thống kê, trong đó cũng có “một vài đơn vị chưa xác định rõ là thành ngữ hay tục ngữ, một vấn đề còn bỏ ngỏ trong Việt ngữ học” [Nguyễn Như Ý, 2002]. Chu Xuân Diên [1975] cũng nhấn mạnh: “Với tư cách là một hiện tượng ngôn ngữ, tục ngữ còn có những đặc điểm rất gần với thành ngữ. Điều đó khiến cho tục ngữ và thành ngữ đã nhiều khi xảy ra hiện tượng không có sự phân biệt, không những về cách dùng mà còn về quan niệm nữa”. 1.1.4.2. Thành ngữ và quán ngữ Thành ngữ và quán ngữ cũng đều là ngữ cố định [cụm từ cố định]. Song tính chất cố định của quán ngữ thấp hơn. Về cấu tạo, quán ngữ thường không có vần điệu, không có sử dụng phép đối điệp. Nó chỉ là những kết hợp từ thông thường nhưng được dùng quen mà thành cố định, ví dụ: nói tóm lại, phải chăng là, nói nào ngay, rõ như ban ngày, ... Về ngữ nghĩa, cấu tạo nghĩa của thành ngữ là một tích hợp tạo thành một thể thống nhất, nên muốn hiểu nghĩa của thành ngữ phải hiểu cả khối. Còn nghĩa của quán ngữ là một tổng số nghĩa của các thành tố như cấu trúc nghĩa của cụm từ tự do. Chính vì vậy mà người gọi quán ngữ là đơn vị trung gian giữa cụm từ tự do và cụm từ cố định. Mặt khác cũng phải thấy có một số quán ngữ ít nhiều cũng có tính hình ảnh. Có thể xem đó là những đơn vị trung gian giữa quán ngữ và thành ngữ, ví dụ: nói sát bờ sát góc, nói hết nước hết cái, nói có vong linh ..., ... Xét về chức năng, thành ngữ định danh sự vật bằng hình ảnh, gợi tả. Còn quán ngữ có chức năng nối ý, đưa đẩy làm liền mạch ngôn bản/ văn bản và nhấn mạnh. 1.1.4.3. Thành ngữ và ngữ định danh Thành ngữ và ngữ định danh cũng đều là ngữ cố định, tính chất cố định, nói chung, tương đương nhau. Nhưng ở ngữ định danh chức năng làm tên gọi
  • 30. bật hơn, nhưng tính chất gợi tả, biểu cảm thì thấp hơn thành ngữ. Ví dụ: mắt một mí, mặt trái xoan,...; kỷ luật sắt,...; quân sư quạt mo,... 1.1.5. Phân loại thành ngữ Việc phân loại thành ngữ là một vấn đề được các nhà nghiên cứu đặt ra từ lâu. Tuy nhiên, do số lượng thành ngữ lớn; lại phong phú, đa dạng về ý nghĩa cho nên để tìm ra một cách phân loại thống nhất là điều không đơn giản. Mỗi nhà nghiên cứu dựa trên một điểm nhìn khác nhau về thành ngữ lại có những cách phân loại khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại thành ngữ tiêu biểu: Nguyễn Thiện Giáp dựa vào cơ chế cấu tạo nên thành ngữ, ông đã chia thành ngữ thành hai loại là thành ngữ hòa kết và thành ngữ hợp kết. Thành ngữ hòa kết có cơ chế cấu tạo tương tự cơ chế cấu tạo của ngữ định danh hòa kết, được hình thành trên cơ sở của một ẩn dụ toàn bộ. Chẳng hạn ta có thành ngữ bỏ ngoài tai có ý nghĩa chung là biểu thị sự không quan tâm, mặc kệ dư luận. Ý nghĩa này được thể hiện thông qua một quá trình chuyển hóa thành đơn vị hậu nghĩa khác. Đơn vị hậu nghĩa này được biểu hiện trong các đơn vị ngữ âm cụ thể. Do đó mà các ý nghĩa của các từ [bỏ, ngoài, tai] chỉ có tác dụng trực tiếp cấu thành đơn vị hậu ngữ nghĩa chứ không trực tiếp phản ánh những thuộc tính của khái niệm “không quan tâm, mặc kệ dư luận” [đối tượng đang cần được diễn đạt]. Như vậy, ý nghĩa của chúng đã hòa vào nhau để biểu thị một khái niệm mới và do hiểu ý nghĩa của chúng. Một số ví dụ về thành ngữ hợp kết như: ăn thịt người không tanh, bở hơi tai, chết rũ xương,… Thành ngữ hợp kết có cơ chế cấu tạo tương tự với cơ chế cấu tạo của ngữ định danh hợp kết, được hình thành do sự kết hợp của một số thành tố biểu thị thuộc tính chung của đối tượng với các thành tố khác biểu thị thuộc tính riêng của đối tượng hoặc nó có thể được hình thành nhờ sự kết hợp của hai thành tố nghĩa biểu thị những mặt riêng của một đối tượng chung hơn cần diễn
  • 31. chân lấm tay bùn, vụng miệng biếng chân, trăm tai nghìn mắt,… Nguyễn Công Đức [1995] khi căn cứ vào cấu trúc hình thái ngữ nghĩa đã chia thành ngữ tiếng Việt thành ba loại là thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành ngữ thường. Quan điểm này được Hoàng Văn Hành ủng hộ, ông cho rằng “Nếu tạm gác lại tính logic, tính hệ thống chặt chẽ trong việc phân loại thành ngữ, mà chú ý nhiều đến tính chất tiện lợi cho việc miêu tả, chúng ta có thể chia toàn bộ vốn thành ngữ tiếng Việt ra ba loại lớn là: Thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành ngữ thường.” [Hoàng Văn Hành, 2004]. Ở những góc nhìn khác, tác giả Hoàng Văn Hành cũng đề xuất hai hướng phân loại nữa. Căn cứ vào cấu trúc của thành ngữ chia thành hai loại lớn là thành ngữ đối xứng và thành ngữ phi đối xứng. Căn cứ vào phương thức tạo nghĩa có thể chia thành hai loại là thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hóa. Tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu nêu trên, chúng tôi cho rằng khi phân loại thành ngữ cần quan tâm đến cùng lúc cả hai tiêu chí là cấu trúc và ngữ nghĩa. Đó cũng là lí do chúng tôi tán đồng cách phân loại của Nguyễn Công Đức và Hoàng Văn Hành. Theo đó, thành ngữ tiếng Việt được chia làm ba loại lớn là thành ngữ so sánh, thành ngữ đối, thành ngữ thường. Sau đây là bảng phân loại: Thành ngữ Thành ngữ so sánh Thành ngữ đối Thành ngữ thường 1.2. Trường nghĩa Các đơn vị từ vựng không tồn tại tách rời, biệt lập với nhau trong hệ thống ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh, mà chúng luôn có những mối quan hệ nhất định. Một trong những mối quan hệ quan trọng giúp con người hiểu sâu hơn và sử dụng ngôn ngữ hiệu quả hơn đó là quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị từ vựng. Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, các từ ngữ đồng nhất về
  • 32. tập trung thành các nhóm và được gọi là “trường nghĩa” hay là trường ngữ nghĩa; trường từ vựng - ngữ nghĩa [semantic field, lexical field]. Theo tác giả người Nga, Ju.X. Xtepanov: “trong vốn từ của một ngôn ngữ có các kiểu nhóm từ có quan hệ chặt lỏng khác nhau, như loạt đồng nghĩa, loạt trái nghĩa; các nhóm nội dung như “nhóm từ tính cách”, “nhóm các động từ chuyển động của người” …là biểu hiện của một hiện tượng gọi là trường từ vựng hay trường ngữ nghĩa” [dẫn theo Đỗ Việt Hùng, 2013]. Năm 1896, nhà bác học người Nga M.M. Pokrovxki đã khẳng định: “Từ và ý nghĩa của chúng không tồn tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng của chúng ta và độc lập với ý thức của chúng ta thành những nhóm nhất định. Cơ sở để tập hợp những nhóm như vậy là sự đồng nhất hay sự trái ngược trực tiếp với chúng về nghĩa. Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các từ như vậy hoặc giống nhau hoặc song hành với nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và trong lịch sử của chúng, chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng ta cũng biết rằng những từ này được dùng trong tổ hợp cú pháp giống nhau” [dẫn theo Đỗ Hữu Châu, 1998]. Như vậy, những quan niệm về trường từ vựng - ngữ nghĩa đã manh nha xuất hiện ở vào nửa cuối thế kỷ XIX. Song khái niệm trường và lí thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa thực sự được nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỉ XX, bắt nguồn từ những lý thuyết ngôn ngữ học của W. Humboldt và F.De Saussure. Sau đó các nhà nghiên cứu khác như G. Ipsen[1924], A.Jolles[1934], W. Porzig[1934],…và đặc biệt là J.Trier [1934], theo đánh giá của S. Ullmann: lịch sử ngữ nghĩa học đã mở ra một giai đoạn mới. J.Trier là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “trường” vào ngôn ngữ học. Nhưng ông không dùng khái niệm trường ngữ nghĩa mà chỉ nói tới trường khái niệm và trường từ vựng. Theo J. Trier, trường khái niệm là một hệ thống rộng gồm những khái niệm có quan hệ với nhau, được tổ chức lại xung quanh một khái niệm trung tâm. Mỗi
  • 33. được các từ phủ lên trên, mỗi từ tương ứng với một khái niệm. J. Trier đã thử áp dụng quan điểm cấu trúc vào lĩnh vực từ vựng ngữ nghĩa. Ông cho rằng: “trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường quyết định, rằng “trường” là những hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ [riêng lẻ] với toàn bộ từ vựng, trường quan hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với trường của mình” [dẫn theo Đỗ Hữu Châu, 1998]. Mặc dù còn có những điểm chưa rõ ràng, cần tranh luận như sự không phân biệt ý nghĩa của từ với khái niệm, hay quan niệm quá dứt khoát về ranh giới giữa các trường khái niệm và các “vùng” khái niệm của từ với nhau…nhưng những đề xuất của J. Trier thực sự là nền móng quan trọng cho những nghiên cứu về trường từ vựng – ngữ nghĩa sau này. Quan tâm nhiều tới mối quan hệ trường nghĩa giữa các đơn vị từ vựng, Tác giả L. Weisgerber đưa ra một quan điểm rất đáng chú ý về các trường: “cần phải tính đến các “góc nhìn” khác nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hoá một lĩnh vực nào đó của cuộc sống” [dẫn theo Đỗ Hữu Châu, 1998]. Các trường kiểu của J. Trier và L. Weisgerber là những trường có tính chất đối vị, gọi tắt là trường trực tuyến [trường nghĩa dọc]. Khắc phục những hạn chế trong quan niệm của J.Trier và L. Weisgerber, W. Porzig - nhà ngôn ngữ học người Đức đã phân chia trường nghĩa theo những nguyên tắc khác. Từ năm 1934, W. Porzig đã đề nghị nguyên tắc liên tưởng. Theo quan niệm của W. Porzig, một từ nào đó xuất hiện thế nào cũng gợi đến sự tồn tại của những từ khác. Chẳng hạn như từ “ăn uống” sẽ gợi đến sự tồn tại của từ “miệng”, nhưng quan hệ ngược không xảy ra vì miệng không nhất thiết là phải ăn – uống mà còn thực hiện một số hoạt động khác như “nói”, “mắng”,…dựa trên cơ sở này, từ vựng được chia ra thành “các trường
  • 34. mà hạt nhân của nó bao giờ cũng là động từ hoặc tính từ, tức là chúng thường làm vị ngữ trong câu. Mối quan hệ về nghĩa tạo nên trường từ vựng ngữ nghĩa cũng trở thành một trong những vấn đề được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam quan tâm nghiên cứu như: Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Đỗ Việt Hùng… Trong đó, Đỗ Hữu Châu là một trong những tác giả Việt Nam đã có công giới thiệu khái niệm “trường nghĩa” đối với ngôn ngữ học nước nhà. Ông định nghĩa trường nghĩa: “ Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những từ đồng nhất với nhau về nghĩa.”[ Đỗ Hữu Châu, 1998]. Quan niệm này lấy tiêu chí ngữ nghĩa làm cơ sở cho việc phân lập trường nghĩa. Đây là quan niệm có tính chất định hướng cho các quan niệm về trường nghĩa của các nhà Việt ngữ học sau ông. Luận văn này chúng tôi lấy quan niệm về trường nghĩa của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở lí thuyết để nghiên cứu. 1.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá Thuật ngữ “văn hóa” có nguồn gốc từ chữ Latin cultus xuất hiện từ thời cổ đại có nghĩa là trồng trọt. Về sau, theo phương thức ẩn dụ, ý nghĩa của từ ấy được mở rộng ra. Nhưng thực chất từ văn hóa trong các ngôn ngữ khác nhau đều có nhiều nghĩa. Và có thể hiểu một cách cơ bản nhất: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.” [Nguyễn Đức Tồn, 2002]. Văn hoá là nền tảng xã hội, là động lực thúc đẩy dân tộc phát triển. Văn hoá thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống. Các phương thức biểu hiện, lưu giữ và truyền đạt văn hoá rất phong phú và đa dạng. Trong số đó, nổi bật và tiêu biểu là phương thức ngôn ngữ biểu đạt văn hóa. Nếu hiểu một cách cơ bản văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần, có tính biểu trưng và tồn tại lâu
  • 35. người tạo ra, thì dân tộc nào cũng có văn hoá, cộng đồng nào cũng có văn hoá. Có những giá trị văn hoá mang tính hằng thể chung cho cả nhân loại, lại có những giá trị văn hoá mang tính đặc thù, chỉ có ở cộng đồng này mà không thấy rõ ở cộng đồng kia và ngược lại. Những giá trị văn hoá đặc thù ấy chính là đặc trưng văn hoá. Sự khác biệt tạo ra đặc trưng; ở phạm trù văn hoá, đặc trưng văn hoá của mỗi dân tộc trước hết được minh định dựa trên sự khác biệt giữa văn hoá dân tộc này với văn hoá dân tộc khác. Có thể hiểu, đặc trưng văn hoá là những nét trội về một hay một số mặt nào đó của văn hoá một dân tộc hay một cộng đồng. Những nét trội này làm thành các giá trị văn hoá cơ bản, tiêu biểu, có tính bền vững, cùng với các giá trị khác, chúng làm thành nền văn hoá. Như vậy, đặc trưng văn hoá của một dân tộc chính là những giá trị tiêu biểu về tinh thần và vật chất mà dân tộc đã tích lũy trong quá trình lịch sử, nó có tính bền vững, có ý nghĩa lâu dài, có giá trị khu biệt. Có như thế, đặc trưng văn hoá mới làm thành bản sắc văn hoá. Tìm hiểu văn hoá dân tộc chính là tìm hiểu cái bản sắc ấy, tức cũng là xác định nét khác biệt. Như đã nói, đặc trưng văn hóa dân tộc được lưu giữ và truyền tải bằng những hình thức khác nhau trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng thể hiện văn hoá. “Toàn bộ các từ trong ngôn ngữ, đó chính là phương tiện nối kết các hiện tượng bên ngoài với thế giới bên trong của con người… Đặc biệt, bản sắc riêng của mỗi dân tộc luôn luôn được thể hiện qua tiếng mẹ đẻ của họ; ngôn ngữ là nơi bảo lưu tinh thần, văn hóa dân tộc, sức mạnh liên minh giữa các dân tộc - tất cả để lại dấu ấn tài tình trong mỗi âm thanh” [W. Humbold; dẫn theo Nguyễn Nhã Bản, 2003] “Ngôn ngữ đã chứa đựng trong mình toàn bộ di sản văn hoá của các thế hệ trước, xác định hành vi của những con người hiện tại, trong một mức độ nào đó, ngôn ngữ còn làm tiền đề cho con người trong tương lai, có nghĩa chính ngôn ngữ sản sinh và sáng tạo ra con người” [M. Kheydegger, dẫn theo Nguyễn Nhã Bản, 2003]. Vì lẽ đó ngôn ngữ vừa là
  • 36. tại, vừa là sản phẩm văn hoá nhân loại. Nhưng ta cũng cần thấy rằng, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện truyền đạt và lưu giữ văn hóa, mà nó còn là sản phẩm văn hóa của nhân loại giống như những sản phẩm văn hóa khác như E. D. Sapir đã từng khẳng định: “Ngôn ngữ là sản phẩm văn hóa mà không phải là thực thể chức năng.” [Dẫn theo Nguyễn Văn Chiến, 2004]. Nguyễn Văn Chiến trong “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt” cũng quan niệm: “Ngôn ngữ nói chính xác hơn là một hiện tượng văn hóa. Văn hóa có ngoại diên lớn, trong khi đó, ngôn ngữ có ngoại diên hẹp hơn, nhưng có nội hàm rộng hơn. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ là mối quan hệ bao nhau. Giữa chúng có những chỗ khác nhau, giao nhau và giống nhau.” [Nguyễn Văn Chiến, 2004]. Điều đó cũng có nghĩa là mọi nghiên cứu về văn hoá cũng không thể không nghiên cứu chất liệu ngôn ngữ. Tất cả những gì con người tạo ra đều có tính văn hoá, đều có dấu ấn của ngôn ngữ, vậy giải mã văn hoá có thể căn cứ vào nhiều thông số, nhưng chiếc chìa khoá rất quan trọng, để có thể giải mã văn hoá của dân tộc, đó chính là ngôn ngữ của dân tộc ấy. Tóm lại, ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngôn ngữ là phương tiện truyền tải, lưu giữ và phản ánh bộ mặt văn hóa đặc trưng của dân tộc. Ngôn ngữ là yếu tố văn hóa quan trọng hàng đầu mang sắc thái dân tộc rõ ràng nhất. Và ngược lại, đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc lại ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngôn ngữ dân tộc. 1.4. Thành ngữ chứa các yếu tố thuộc TNTT trong tiếng Việt 1.4.1. Trường nghĩa thời tiết Trước khi tìm hiểu thành ngữ chứa các yếu tố thuộc trường nghĩa thời tiết, chúng ta phải có một cách hiểu chính xác về thời tiết và các yếu tố của nó. Theo “Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam”, thời tiết là “trạng thái tổng hợp của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểm hay trong khoảng thời gian xác định. Những đặc trưng quan trọng nhất của thời
  • 37. yếu tố khí tượng: nhiệt độ không khí, áp suất khí quyển, gió, độ ẩm và các hiện tượng thời tiết: giáng thuỷ, sương mù, giông tố, vv. Những đặc điểm chung của thời tiết trong nhiều năm quy định loại hình khí hậu”. Trong “Oxford Advanced learners dictionary” [1995], thời tiết được hiểu là “the condition of the atmosphere at a particular place and time, such as the temperature, and if there is wind, rain, sun, etc” [điều kiện khí quyển tại một địa điểm và thời gian cụ thể, chẳng hạn như nhiệt độ, và nếu có gió, mưa, mặt trời…]. Thời tiết trong “The Hutchinson Paperback Encyclopedia” [1994] được định nghĩa là: “Day-to-day variation of climate and atmospheric conditions at any one place, or the state of these conditions at a place at any one time. Such conditions include humidity, precipitation, temperature, cloud cover visibility and wind. To a meteorologist, the term “weather” is limited to the state of the sky, precipitation and visibility as affected by fog and mist”.[ Thời tiết và những điều kiện thời tiết diễn ra hàng ngày ở bất cứ nơi nào. Các điều kiện đó bao gồm độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ, khả năng hiển thị che phủ đám mây và gió. Đối với một nhà khí tượng học, thuật ngữ "thời tiết" bị giới hạn ở trạng thái bầu trời, lượng mưa và khả năng hiển thị bị ảnh hưởng bởi sương và sương mù]. Rõ ràng, khi nói về thời tiết, ngoài các hiện tượng thời tiết cơ bản như gió, mưa, nhiệt độ, độ ẩm, sương, chúng ta cũng quan tâm đến trạng thái cũng như các yếu tố của bầu trời. Thuật ngữ thời tiết thường nói về hoạt động của các hiện tượng khí tượng trong các thời kì ngắn [ngày hoặc giờ], khác với thuật ngữ "khí hậu" - nói về các điều kiện không khí bình quân trong một thời gian dài. Thời tiết bị chi phối bởi sự chênh lệnh áp suất không khí giữa nơi này và nơi khác. Sự khác biệt về áp suất và nhiệt độ có thể xảy ra do góc chiếu của ánh sáng tại một điểm đang xét, giá trị này thay đổi theo vĩ độ tính từ vùng
  • 38. tương phản mạnh về nhiệt độ không khí giữa vùng nhiệt đới và cực làm sản sinh dòng chảy không khí mạnh. Như vậy, các yếu tố thời tiết bao gồm: nhiệt độ không khí, áp suất khí quyển, gió [hướng gió, tốc độ], độ ẩm. Các hiện tượng thời tiết bao gồm: nắng, mưa, tuyết, sấm sét, giông bão, sương mù, giáng thủy. Bên cạnh các hiện tượng chúng tôi vừa nêu, trên các bản tin dự báo thời tiết, chúng tôi còn thấy những thông tin liên quan đến thời tiết biển, và một trong những hiện tượng được nhắc đến đó chính là “sóng’’. Sóng biển là các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương, một dạng chuyển đổi năng lượng từ nơi này đến nơi khác. Sóng được tạo ra do tác dụng của gió hoặc do các hoạt động địa chấn. Ngoài “sóng”, chúng tôi cũng nhận thấy có một hiện tượng nữa được đưa vào các bản tin thời tiết, đó chính là “thủy triều”. Thủy triều là mực nước dâng lên hạ xuống dưới tác động của lực tạo triều. Trong đó lực tạo triều gây ra bởi sức hút của mặt trăng và mặt trời lên lớp nước trên bề mặt trái đất kết hợp với lực ly tâm của trái đất. Như vậy, chúng tôi xác định trường nghĩa thời tiết là tập hợp những từ ngữ liên quan đến thời tiết bao gồm: - Những từ ngữ chỉ các hiện tượng thời tiết: gió [phong], mưa [vũ], nắng, sương, sấm, sét, thiên lôi, chớp, tuyết, băng, thủy triều [triều], bão, giông/dông, nạn hồng thủy, lũ - Những từ ngữ chỉ các yếu tố thời tiết trên biển: sóng, biển [bể] - Những từ ngữ chỉ các yếu tố liên quan đến bầu trời: trăng, mây, sao, trời - Những từ ngữ chỉ nhiệt độ không khí: nóng, mát, lạnh, giá, rét, buốt 1.4.2. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT Khi đã xác định được các yếu tố và các hiện tượng của thời tiết, chúng nghiên cứu thành ngữ trong những trường nghĩa nhỏ sau:
  • 39. chứa từ ngữ chỉ các hiện tượng thời tiết: gió [phong], mưa [vũ], nắng, sương, sấm, sét, thiên lôi, chớp, tuyết, băng, thủy triều [triều], bão, nạn hồng thủy,hạn, lũ. Ví dụ: Nắng dãi mưa dầu, một nắng hai sương, tắm mưa gội gió, góp gió thành bão, bạt phong long địa, trắng như tuyết, ngáy như sấm, như hạn chờ mưa, triều dâng bão tố, đi buôn gặp nạn hồng thủy, mưa nguồn chớp bể, tin sét đánh, - Những từ ngữ chỉ các yếu tố thời tiết trên biển: sóng, biển [bể]. Ví dụ: Sóng yên biển lặng, sóng to gió lớn... - Những từ ngữ chỉ các yếu tố liên quan đến bầu trời: trăng, mây, sao, trời. Ví dụ: Trời quang mây tạnh, trở trời trái gió,gió đục mây vần, vằng vặc như trăng đêm rằm... - Những từ ngữ chỉ nhiệt độ không khí: nóng, mát, lạnh, giá, rét, buốt. Ví dụ: Nóng chảy mỡ, gió mát trăng thanh, bụng đói cật rét, mưa dầm gió buốt, lạnh như băng, mùa đông tháng giá... Tuy nhiên, có những thành ngữ bản thân nó không chứa từ ngữ chỉ nhiệt độ không khí nhưng vẫn thể hiện được nhiệt độ không khí chúng tôi vẫn xếp vào nhóm này, chẳng hạn như thành ngữ cắt da cắt thịt [lạnh, rét] Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, thành ngữ chứa các yếu tố thuộc trường nghĩa thời tiết không phải chỉ để thể hiện các hiện tượng thời tiết, mà hầu hết đều mang nghĩa biểu trưng. Điều này chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn trong chương 3 của luận văn.
  • 40. 1 Từ việc tìm hiểu những vấn đề lí thuyết về thành ngữ, về trường nghĩa, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau: 1. Thành ngữ là những đơn vị từ vựng có sẵn, có cấu tạo ổn định và có giá trị biểu trưng cao về mặt ý nghĩa. Sự hình thành nên các thành ngữ bao giờ cũng gắn liền với thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của nhân dân. Đặc điểm là tính cố định tức là sự bất biến về hình thức. Tuy nhiên, thực tiễn sử dụng cho thấy thành ngữ vẫn có những biến thể nhất định. Về ngữ nghĩa, thành ngữ nổi bật ở các đặc điểm là tính cụ thể, tính biểu trưng, tính truyền cảm, tính dân tộc. 2. Việc phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác không phải là một việc dễ dàng, nhất là phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ trong một vài trường hợp khó có thể xác định rõ ràng. Vì thế, có những trường hợp có nhà nghiên cứu cho là thành ngữ, nhưng lại có nhà nghiên cứu lại cho đó là tục ngữ, có nhà nghiên cứu lại có ý kiến trung hòa cho rằng vừa là thành ngữ, vừa là tục ngữ. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT cũng có nhiều trường hợp như vậy. 3. Trường nghĩa thời tiết là tập hợp những từ ngữ chỉ các hiện tượng thời tiết, các yếu tố của thời tiết, tính chất của thời tiết. Chúng tôi xác định thành ngữ có chứa những từ chỉ hiện tượng, yếu tố, tính chất thời tiết đó sẽ là đối tượng khảo sát của luận văn. 4. Nhóm thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT mang đầy đủ những đặc điểm của thành ngữ nói chung. Điểm nổi bật của nhóm thành ngữ này là đã phản ánh một cách khá đầy đủ về quan niệm cũng như “phản ứng” của người Việt trước các hiện tượng thời tiết. Nhóm thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT này cũng gợi mở để chúng tôi tìm hiểu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ở chương 3.
  • 41. ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT Khi tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT trong tiếng Việt, chúng tôi tập trung nghiên cứu ở những phương diện cơ bản sau: - Số lượng, vị trí xuất hiện của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT - Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT - Chức năng ngữ pháp của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT trong cụm từ và câu Khi nghiên cứu cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ, chúng tôi đi vào nghiên cứu cấu tạo ngữ pháp của nội bộ thành ngữ, nghĩa là xem thành ngữ như một đơn vị độc lập để nghiên cứu. Khi nghiên cứu về chức năng ngữ pháp, chúng tôi đã đặt nhóm thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTTvào những đơn vị lớn hơn như cụm từ và câu. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, chúng tôi áp dụng lí thuyết về ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm của hai tác giả Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị Lương trong “Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt”, Nxb Đại học Sư phạm, 2007. ` 2.1. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT trong tiếng Việt Ở chương 1, chúng tôi đã lựa chọn cách phân loại thành ngữ tiếng Việt thành ba loại là thành ngữ thường, thành ngữ đối và thành ngữ so sánh. Nhóm thành ngữ chúng tôi tìm hiểu cũng được chia làm ba loại như cách phân chia thành ngữ nói chung. Chúng tôi đã tiến hành tổng hợp, phân loại và thu được kết quả như sau:
  • 42. 2.1 Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT trong tiếng Việt Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT Tổng số: 280 Thành ngữ đối Thành ngữ so sánh Thành ngữ thường Số lượng Tỉ lệ [%] Số lượng Tỉ lệ [%] Số lượng Tỉ lệ [%] 163 58.2 64 22.9 53 18.9 Với thành ngữ đối: Đặc điểm nổi bật của thành ngữ đối là tính chất đối ứng giữa các bộ phận, các yếu tố tạo nên thành ngữ [đối lời] và nhờ quan hệ đối ứng này mà ta xác định được quan hệ đối ứng về ý của thành ngữ để từ đó mà suy ra được ý của toàn bộ thành ngữ. Có hai kiểu cấu trúc tổng quát của quan hệ đối ứng được các tác giả đưa ra là: [i]. Ax + Ay: hứa hươu hứa vượn, bằng xương bằng thịt, ba cọc ba đồng [ii]. Ax + By: bèo dạt mây trôi, đầu tắt mặt tối, lừa thầy phản bạn Cấu trúc tổng quát này cũng có thể áp dụng với các thành ngữ đối có 6, 8, 10 âm tiết: con trước mặt, con sau lưng; mắt ốc nhồi, môi chuối mắn; mưa không đến mặt, nắng không đến đầu. Với thành ngữ so sánh: Tiếp thu quan điểm của Trương Đông San, các tác giả của cuốn sách “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” do Hoàng Văn Hành chủ biên cũng đồng tình với mẫu cấu trúc tổng quát của phép so sánh là A như B và cấu trúc của thành ngữ so sánh đa dạng hơn cấu trúc của cụm từ tự do. Điều này được thể hiện ở 4 dạng cơ bản sau đây: a. A như B: rách như xơ mướp, chậm như rùa b. [A] như B: [đen] như cột nhà cháy, [béo] như bồ sứt cạp c. Như B: như môi với răng, như mở cờ trong bụng d. AB: dẻo kẹo, đen thui Mẫu cấu trúc tổng quát của thành ngữ so sánh được các tác giả đưa ra là:
  • 43. giả này lí giải thì mẫu cấu trúc tổng quát trên có thể áp dụng cho bất kì trường hợp nào. Khi đó từ mô hình tổng quát có thể tạo ra At1 như Bt2. Trong đó: t1 là thuộc tính của A t2 là thuộc tính của B Trong cấu trúc ngôn ngữ của phép so sánh thì t2 không bao giờ xuất hiện ở dạng hiển ngôn. Mặt khác, thực chất mô hình {t} như B là hiện tượng chuyển tiếp giữa kiểu “A như B” với kiểu {như B}. Dấu {...} được nhóm biên soạn cuốn “Kể chuyện thành ngữ tục ngữ” sử dụng trong mô hình tổng quát biểu thị ba khả năng sau: a. – Có t. b. – Không có t. c. – Có thể có t mà cũng có thể không có t. Với thành ngữ thường: Đây là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ, cấu trúc bề mặt của thành ngữ. Loại này không phản ánh cái nghĩa đích thực của chúng. Cấu trúc đó, có chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa “sơ khởi”, “cấp một” nào đó, rồi trên nền tảng của “nghĩa cấp một” này người ta mới rút ra, nhận ra ý nghĩa đích thực của thành ngữ. Ví dụ thành ngữ vải thưa che mắt thánh có ý nghĩa sơ khởi là dùng vật giản đơn, tạm bợ [vải thưa] để che giấu sự việc trước người tinh tường [mắt thánh]. Đó là cơ sở giúp ta suy ra ý nghĩa đích thực của thành ngữ này là: dùng những phương tiện và biện pháp thô thiển, giản đơn để giấu giếm, che đậy những ý nghĩ, ý đồ hành động trước những người tinh tường. 2.1.1. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ đối có từ ngữ thuộc TNTT trong tiếng Việt 2.1.1.1. Về số lượng Thành ngữ đối có từ ngữ thuộc TNTT có số lượng lớn nhất với 163 thành ngữ chiếm 58.2. % tổng số thành ngữ trong phạm vi khảo sát của đề tài.
  • 44. đối chứa từ ngữ thuộc TNTT chủ yếu là 4 âm tiết [157 thành ngữ chiếm 96,4%], có xuất hiện thành ngữ đối 6 âm tiết và 8 âm tiết nhưng số lượng rất ít. Thành ngữ 10 âm tiết trở lên không thấy xuất hiện Bảng 2.2. Thành ngữ đối có từ ngữ thuộc TNTT chia theo số lượng âm tiết Tổng số 4 âm tiết 6 âm tiết 8 âm tiết 10 âm tiết 12 âm tiết Số lượng Tỉ lệ [%] Số lượng Tỉ lệ [%] Số lượng Tỉ lệ [%] Số lượng Tỉ lệ [%] Số lượng Tỉ lệ [%] Số lượng Tỉ lệ [%] 163 100 157 96.4 5 3 1 0.6 0 0 2.1.1.2. Về cấu tạo Trong khi tìm hiểu thành ngữ đối chứa từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết, chúng tôi nhận thấy không tồn tại dạng Ax + Ay trong đó A là danh từ chỉ thời tiết, còn x và y là những kết hợp từ. Toàn bộ thành ngữ đối chứa từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết đều thuộc công thức Ax + By trong đó A, B là danh từ chỉ chỉ yếu tố thời tiết còn x và y là từ loại kết hợp. Chớp bể mưa nguồn Mưa gào gió rống Gió táp mưa sa Mưa dập gió vùi Chớp bể mưa nguồn a1. Thành ngữ có cấu trúc A[t] + B[t], trong đó A, B là danh từ [có thể cả A và B hoặc có thể một trong hai A, B là danh từ chỉ yếu tố thời tiết] còn [t] là tính từ. Ví dụ: Biển lặng gió yên Mưa thuận gió hòa Mưa to gió lớn Trời quang mây tạnh Mưa thuận gió hòa
  • 45. cấu tạo theo kiểu này có số lượng 24 thành ngữ chiếm 14.7% thành ngữ đối. a2. Thành ngữ có cấu trúc A[đ] + B[đ], trong đó A, B là danh từ [có thể cả A và B hoặc có thể một trong hai A, B là danh từ chỉ yếu tố thời tiết] còn [đ] là động từ. Ví dụ: Gió táp mưa sa Mưa dập gió vùi Mưa gào gió thét Biển dậy sóng dồn Cát lấp sóng vùi Loại thành ngữ cấu tạo theo kiểu a2 có số lượng 31 thành ngữ chiếm 19 % thành ngữ đối. a3. Thành ngữ có cấu trúc A[d] + B[d], trong đó A, B là danh từ [có thể cả A và B hoặc có thể một trong hai A, B là danh từ chỉ yếu tố thời tiết] còn [d] là danh từ chỉ sự vật. Ví dụ: Chớp bể mưa nguồn Gió trúc mưa mai Mưa bom bão đạn Gió kép mưa đơn Loại thành ngữ cấu tạo theo kiểu a3 có số lượng 11 chiếm 6.8 % thành ngữ đối. a4. Thành ngữ có cấu trúc [s] A + [s] B, trong đó A, B là danh từ [có thể cả A và B hoặc có thể một trong hai A, B là danh từ chỉ yếu tố thời tiết] còn [s] là số từ. Ví dụ: Bảy ngày ba bão Chín nắng mười mưa Một nắng hai sương Năm nắng mười mưa Hai sương một nắng
  • 46. cấu tạo theo kiểu a4 có số lượng 8 thành ngữ chiếm 4.9 % thành ngữ đối. a5. Thành ngữ có cấu trúc [đ] A + [đ] B, trong đó [đ] là động từ còn A, B là danh từ [có thể cả A và B hoặc có thể một trong hai A, B là danh từ chỉ yếu tố thời tiết]. Ví dụ: Ăn đất nằm sương Ăn gió nằm mưa Dãi gió dầm mưa Đi mây về gió Đội mưa đội nắng Loại thành ngữ cấu tạo theo kiểu a5 có số lượng 67 thành ngữ chiếm 41.1% thành ngữ đối. a6. Thành ngữ có cấu trúc [t] A + [t] B, trong đó [t] là tính từ còn A, B là danh từ [có thể cả A và B hoặc có thể một trong hai A, B là danh từ chỉ yếu tố thời tiết]. Ví dụ: Thuận buồm xuôi gió Trái gió trở trời Trở trời trái gió Trái nắng trở trời Loại thành ngữ cấu tạo theo kiểu a6 có số lượng 4 chiếm 2.5 % thành ngữ đối. a7. Thành ngữ có cấu trúc [d] A + [d] B, trong đó [d] là danh từ; A, B là danh từ [có thể cả A và B hoặc có thể một trong hai A, B là danh từ chỉ yếu tố thời tiết]. Ví dụ: Mùa đông tháng giá Chiếu đất màn sương Màn sương chiếu đất Đầu sóng ngọn gió
  • 47. cấu tạo theo kiểu a7 có số lượng 7 chiếm 4.3 % thành ngữ đối a8. Thành ngữ đối chứa từ thuộc trường nghĩa chỉ nhiệt độ như: rét, lạnh, nồng. Loại thành ngữ cấu tạo theo kiểu này có số lượng 5 chiếm 3 % thành ngữ đối. Ăn đói mặc rét Cắt da cắt thịt Môi hở răng lạnh Quạt nồng ấp lạnh Bụng đói cật rét a9. Thành ngữ đối có yếu tố thuộc trường nghĩa thời tiết có cấu tạo cụm từ + cụm từ. Thành ngữ nhóm này chiếm tỉ lệ thấp [2/163 thành ngữ đối, chiếm 1,2%]. Trong đó có 01 thành ngữ có cấu tạo cụm danh từ- cụm danh từ, 01 thành ngữ có cấu tạo cụm động từ- cụm động từ. Ăn đàng sóng nói đàng gió CĐT CĐT Trong thành ngữ trên, hai yếu tố thời tiết sóng và gió là định ngữ bổ sung ý nghĩa cho danh từ đàng, tạo thành CDT, CDT này là thành phần phụ sau trong CĐT mà trong đó ăn là động từ trung tâm. Con ông sấm cháu ông sét CDT CDT a10. Thành ngữ có cấu trúc cụm chủ-vị + cụm chủ- vị Loại thành ngữ cấu tạo theo kiểu này có số lượng 4 chiếm 2.5 % thành
  • 48. lặng gió chẳng đừng Đông có mây tây có sao Mưa không đến mặt nắng không đến đầu Nắng không ưa mưa không chịu 2.1.2. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ so sánh có từ ngữ thuộc TNTT trong tiếng Việt 2.1.2.1. Về số lượng Thành ngữ loại này có 63 đơn vị chiếm 22,5 % thành ngữ chứa từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết . Ví dụ: Ăn vụng như chớp Khóc như mưa Nắng như đổ lửa Như buồm gặp gió Như hạn gặp mưa 2.1.2.2. Về cấu tạo Cấu trúc tổng quát của thành ngữ so sánh mà chúng tôi đã trình bày ở phần trên là: {t} như B. Trong đó [t] là cái đưa ra so sánh còn B là cái so sánh, giữa [t] và B có các từ so sánh: như, bằng, tày, hơn, không bằng, .... Trong quá trình tìm hiểu nhóm thành ngữ so sánh chứa từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết chúng tôi nhận thấy chỉ có 01 từ so sánh được sử dụng, đó là từ “như”. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày các dạng thức tồn tại của thành ngữ so sánh có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng Việt. a. Dạng thức: [t] như B Ở dạng thức này, thành ngữ xuất hiện đầy đủ cả ba yếu tố gồm: - [t]: cái được so sánh [có thể là danh từ chỉ các yếu tố thời tiết, cũng có thể là động từ hoặc tính từ chỉ những đặc điểm, tính chất có liên quan đến thời
  • 49. liên quan đến con người]. - B: cái so sánh [thường là danh từ thời tiết hoặc danh từ chỉ sự vật; cái so sánh còn có thể là động từ hoặc tính từ]. - Quan hệ từ so sánh: như Nước mắt như mưa Trắng như tuyết Mưa như trút nước Nhanh như chớp Ngáy như sấm Kết quả thống kê cho thấy, loại thành ngữ cấu tạo theo kiểu này có số lượng 49 đơn vị chiếm 76.6% tổng số thành ngữ so sánh. Kiểu thành ngữ so sánh có đầy đủ 3 yếu tố lại được chia thành các tiểu loại nhỏ sau đây: * Dạng thức [t] như B, trong đó [t] là từ danh từ chỉ hiện tượng thời tiết còn B động từ. Ví dụ: Mưa như trút nước Nắng như dội lửa Loại thành ngữ cấu tạo theo kiểu này có số lượng 8 đơn vị chiếm 12.5 % thành ngữ so sánh. * Dạng thức [t] như B, trong đó [t] là từ danh từ còn B là danh từ chỉ hiện tượng thời tiết. Loại này chỉ có duy nhất 01 thành ngữ, chiếm 1.6 % thành ngữ so sánh. Đó là thành ngữ nước mắt như mưa. * Dạng thức [t] như B, trong đó [t] là động từ, B là danh từ chỉ hiện tượng thời tiết, hoặc B là cụm từ trong đó có chứa từ ngữ chỉ hiện tượng thời tiết. Ví dụ: Ăn vụng như chớp Chạy nhanh như gió
  • 50. gặp gió Ngáy như sấm Loại thành ngữ cấu tạo theo kiểu này có số lượng là 15 đơn vị, chiếm 23.4% thành ngữ so sánh. * Dạng thức [t] như B, trong đó cái được so sánh [t] là tính từ thuộc trường nghĩa nhiệt độ, cái so sánh B là danh từ, động từ, tính từ, cụm động từ. Ví dụ: Nóng như rang Rét như cắt Nóng như hòn than Nóng như lửa đốt Loại thành ngữ cấu tạo theo kiểu này có số lượng là 15 đơn vị chiếm 23.4 % thành ngữ so sánh. * Dạng thức [t] như B, trong đó cái được so sánh [t] là tính từ, cái so sánh B là danh từ chỉ các hiện tượng thời tiết hoặc cụm từ chứa từ chỉ thời tiết. Ví dụ: Mạnh như vũ bão Trắng như tuyết Loại thành ngữ cấu tạo theo kiểu này có số lượng là 10 đơn vị chiếm 15.6 % thành ngữ so sánh. b. Dạng thức: như B [không có t], đây là kiểu kết cấu mà cái được so sánh [t] ẩn đi chỉ còn lại cái so sánh B là danh từ chỉ các hiện tượng thời tiết hoặc B là cụm từ có chứa các từ chỉ hiện tượng thời tiết. Ví dụ: Như sét đánh Như vũ bão Như cờ gặp gió Loại thành ngữ cấu tạo theo kiểu này có số lượng 15 đơn vị chiếm 23,4 % tổng số thành ngữ so sánh.
  • 51. ngữ so sánh có chứa từ ngữ thuộc TNTT chia theo dạng thức {t} như B Thành ngữ so sánh {t} như B như B SL Tỉ lệ [%] SL Tỉ lệ [%] SL Tỉ lệ [%] 64 100 49 76.6 15 23.4 2.1.3. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ thường có từ ngữ thuộc TNTT trong tiếng Việt 2.1.3.1. Về số lượng Đây là dạng thành ngữ không đối cũng không so sánh nên nó có hình thức cấu tạo riêng, gồm có 53 đơn vị chiếm 18.9 % nhóm thành ngữ được khảo sát. 2.1.3.2. Về cấu tạo Kết quả khảo sát các thành ngữ thường có từ ngữ thuộc TNTT cho chúng tôi thấy nhóm thành ngữ này được cấu tạo bởi ba loại cụm từ chủ yếu thuộc quan hệ chính phụ là: cụm danh từ, cụm tính từ và cụm động từ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy nhóm thành ngữ này có cấu tạo là cụm chủ - vị. a. Thành ngữ thường có từ ngữ thuộc TNTT cấu tạo là cụm danh từ Cụm danh từ là cụm từ chính phụ có danh từ làm thành tố chính. Dạng đầy đủ của một cụm danh từ gồm có ba phần: phần trung tâm [hạt nhân, chính] ở giữa, phần phụ trước và phần phụ sau. Mỗi phần phụ trước và phụ sau lại có thể gồm nhiều thành tố phụ. Mô hình lí tưởng của cụm danh từ trong tiếng Việt theo Bùi Minh Toán được mô hình hóa bằng bảng sau:

Chủ Đề