Giá trị hiện thực của văn học trung đại

Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù giống với các bộ môn nghệ thuật khác, văn học tạo nên diện mạo tinh thần của dân tộc. Nếu trong hội họa, phương thức phản ánh là màu sắc, của âm nhạc là giai điệu, của kiến trúc là hình khối,... thì văn học chính là ngôn từ nghệ thuật. Mặt khác, văn chương giống với tất cả các loại hình nghệ thuật khác đều hướng tới việc phản ánh hiện thực, tái tạo hiện thực hoặc xây dựng một hiện thực viễn tưởng. Đối tượng phản ánh của văn học chính là con người, cuộc đời và mục đích hướng tới cũng chính là cải tạo xã hội, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Và trong các giá trị căn bản người ta không thể không nói đến hai giá trị cốt lõi bao gồm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học. Vậy giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. 

Hai giá trị nhân đạo và hiện thực làm nên một tác phẩm văn học xuất sắc

Giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực bên ngoài xã hội được nhà văn phản ánh vào trong tác phẩm, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại của cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết hiện thực trong tác phẩm đều là những hiện thực hư cấu, nó có ý nghĩa phản ánh hiện thực của một thời kỳ dưới nhiều góc độ khác nhau hơn là các hiện thực cụ thể. 

Về căn bản, giá trị hiện thực trong văn học gồm 2 đặc điểm chủ yếu sau: 

  • Đặc điểm thứ nhất: làm rõ các hiện thực được nhà văn đưa vào trong tác phẩm. Nói cách khác, tác phẩm đó phản ánh hiện thực gì? trong giai đoạn nào? Hiện thực đó được thể hiện qua những nét tiêu biểu nào? Ý nghĩa của việc phản ánh hiện thực ấy là gì? 

  • Đặc điểm thứ hai: Con người điển hình mang nét đặc trưng của các tác phẩm viết về hiện thực. Bởi văn học hình thành và phát triển dưới sự vận động của xã hội, mỗi xã hội nhất định bao giờ cũng có mẫu người đại diện cho toàn xã hội. Mẫu người ấy được nhà văn khái quát và xây dựng lại thành các hình tượng điển hình trong tác phẩm của mình. Do đó, muốn làm rõ giá trị nhân đạo của một tác phẩm cần phân tích được hình tượng nhân vật điển hình trên các phương diện: khắc họa ngoại hình, tính cách, hành động, lời nói,...nhân vật đó đại điện cho tầng lớp, giai cấp trong xã hội? Nó có thể hiện tiếng nói chung cho lớp người nào không? Bằng việc xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong tác phẩm, tác giả mong muốn đạt được điều gì? hay nhân vật điển hình giúp tác giả thể hiện hiện thực được phản ánh ra sao? 

3 nét chính của giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học gồm có: 

  • Phản ánh trung thực đời sống xã hội lịch sử
  • Khắc học trung thực đời sống và nội tâm của con người
  • Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo [ca ngợi] xã hội, chế độ.

Giá trị hiện thực nhằm miêu tả cuộc sống, lịch sử của xã hội

Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với nỗi đau của những người, cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn thông qua tác phẩm còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin vươn lên của con người dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc đời. 

Giá trị nhân đạo gồm 4 đặc điểm chính sau: 

  • Tố cáo xã hội: đây chính là cái hoàn cảnh chung mà nhân vật bị đẩy vào các hoàn cảnh bi đát, đau khổ tận cùng nhất. Các nhà văn thường thể hiện quan điểm lên án, phê phán tầng lớp thống trị, những kẻ chà đạp cuộc sống con người và làm băng hoại các giá trị đạo lý.

  • Ca ngợi: có thể ca ngợi một truyền thống tốt đẹp nào đó hoặc ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của một con người hoặc một lớp người trong xã hội. Đây chính là những vẻ đẹp bị lấp vùi bởi sự thống trị, đàn áp.

  • Thương cảm, bênh vực: xuất phát từ việc khám phá được những nét đẹp tiềm tàng của nhân vật, hoặc nhận thức được hoàn cảnh đã đẩy những người tốt đẹp, lương thiện vào đường cùng, tội lỗi nên các nhà văn bày tỏ niềm thương cảm với họ, tạo ra những tình huống, hoặc xây dựng những nhân vật phụ để làm chỗ dựa, bênh vực, che chở cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn, khẳng định niềm tin, ước mơ và khát vọng trong cuộc sống, người tốt luôn được yêu thương và che chở. 

  • Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật: Đây là đặc điểm không phải lúc nào cũng có trong tất cả các tác phẩm văn học. Nó phụ thuộc vào nhận thức và khả năng dự đoán trước hiện thực của nhà văn, nhờ đó nhà văn chỉ ra được con đường giải quyết những bế tắc của số phận nhân vật, hoặc tạo ra những chi tiết viễn tưởng, kỳ ảo như một lối thoát cho nhân vật khi mà mọi nẻo đường ở thực tại hay ở chốn nhân gian đều không có khả năng thay đổi được hoàn cảnh.

Giá trị nhân đạo là niềm cảm thương trân trọng của tác giả dành cho nhân vật

Trong một tác phẩm văn học, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo có mối quan hệ gắn bó hài hòa trong một tác phẩm, tạo nên ý nghĩa chủ đạo của toàn tác phẩm. Các khía cạnh biểu hiện nhìn chung tương đồng chỉ khác biệt ở chỗ: nếu nói giá trị hiện thực là nhắc tới sự trình bày, miêu tả cuộc sống hiện thực một cách khách quan thì giá trị nhân đạo là đã bao hàm thái độ của nhà văn [cảm thông, thương xót, đồng tình, ngợi ca…]

Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong các tác phẩm nổi tiếng

Truyện “Vợ chồng A Phủ” nhà văn Tô Hoài

+ Truyện ngắn miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi [dẫn chứng nhân vật Mị và A Phủ].

+ Truyện cho người đọc thấy rõ bộ mặt tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi [đại diện là cha con nhà thống lí Pá Tra]

+ Truyện đã tái hiện một cách sống động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc thời phong kiến [cảnh mùa xuân, cảnh xử kiện A Phủ]. 

+ Truyện thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận của người dân lao động nghèo miền núi [ nhân vật Mị và A Phủ]. 

+ Góp phần phê phán những thủ tục hành hạ người dân, những thế lực cường hào ác bá miền núi [cường quyền và thần quyền]. 

+ Truyện khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc [Mị là cô gái với khát khao hạnh phúc, Mị trong đêm mùa xuân và hành động cởi trói bỏ trốn cùng A Phủ]. 

Truyện “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân

  • Giá trị hiện thực: Tác phẩm đã dựng lại một cách đầy chân thực những ngày tháng bi thảm trong lịch sử dân tộc Việt Nam - nạn đói năm 1945. Nạn đói năm ấy đã cướp đi hàng triệu sinh mạnh, cái đói tràn đến từng ngóc ngách gia đình , dòng người vật vờ như những bóng ma ngoài đường, từng nếp nhà rúm ró, xéo xệch, rách nát… Qua đó truyện bay bời bản chất tàn bạo của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói năm đó. Tuy nhiên còn một hiện thực được phản ánh trong tác phẩm là thái độ, tấm lòng của người dân khi ngày đầu đến với cách mạng và Đảng. 

  • Giá trị nhân đạo: Truyện “Vợ nhặt” thể hiện thái độ đồng cảm xót thương cho thân phận người lao động nghèo khổ; đồng thời lên án tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật lúc bấy giờ. Tác giả còn thể hiện thái độ trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khao khát hạnh phúc bình dị của những người lao động nghèo và cái kết truyện tác giả đã mở ra một con đường mới cho nhân vật của mình, hứa hẹn một tương lai tươi sáng phía trước. 

Bên trên là bài phân tích về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học là gì, đây được xem là kiến thức quan trọng trong các kỳ thi chuyển cấp và THPT quốc gia. Vì thế, các em học sinh nên nắm vững kiến thức lý thuyết, thật sự hiểu hai khái niệm này để làm bài thật tốt và triển khai ý đúng chủ đề tác phẩm tránh lạc đề lan man.

Xem thêm:

Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo của tác giả mà hiện thực đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết hiện thực trong các tác phẩm văn chương đều là hiện thực được hư cấu. Nó có ý nghĩa phản ánh hiện thực của một thời kỳ trên nhiều phương diện khác nhau hơn là các hiện thực cụ thể. Đồng thời đảm bảo tính chân thực cao và sắc nét, thể hiện quan niệm và tư tưởng của người viết.

Nói đến giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học người ta thường đề cập 3 nét chính:

+ Phản ánh trung thực đời sống xã hội lịch sử.

+ Khắc họa trung thực đời sống và nội tâm của con người.

+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo [hay ca ngợi] xã hội, chế độ.

Huỳnh Thị Mai
Giáo viên Ngữ văn - Trường Quốc tế Á Châu

Video liên quan

Chủ Đề