Giải Vở bài tập Vật lý 7 Bài 15

Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, các em học sinh cần tích cực giải các bài tập trong sách bài tập để ôn sâu và trau dồi thêm kiến thức. Dưới đây là hướng dẫn làm bài tập Vật lý 7 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ, mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo.

Soạn Vật lý 7 Bài 16: Tổng kết chương 2 đầy đủ nhất

Soạn Vật lý 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát

VBT Vật lý 7 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn

Bài 15.1 trang 34 Sách bài tập Vật Lý lớp 7: 

Hãy tiến hành điều tra trong tổ theo bảng dưới đây và cho biết âm nào được mọi người trong lớp thích nghe nhất, âm nào không được thích nghe nhất.

Hướng dẫn giải chi tiết:

   Học sinh tự thực hành rồi ghi số liệu vào bảng.

Bài 15.2 trang 34 Sách bài tập Vật Lí 7:

Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn ?

   A. Tiếng sấm rền.

   B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy.

   C. Tiếng sóng biển ầm ầm.

   D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.

Hướng dẫn giải chi tiết:

   Đáp án: D

Âm gây ô nhiễm tiếng ồn là tiếng máy móc làm việc phát ra to,, kéo dài.

Bài 15.3 trang 34 Sách bài tập Vật Lí 7: 

Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng ?

   A. Tường bê tông

   B. Cửa kính hai lớp

   C. Rèm treo tường

   D. Cửa gỗ

Hướng dẫn giải chi tiết:

   Đáp án: C

Vì rèm treo tường được làm từ vải và mỏng, có lỗ hở để không khí đi qua nên âm thanh có thể được truyền qua đó. Vì vậy rèm treo tường thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng.

Bài 15.4 trang 34 Sách bài tập Vật Lý lớp 7: 

Hãy nêu tên và thí dụ tương ứng với ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng là:

- Giảm độ to của tiếng ồn phát ra: lắp ống xả cho xe máy, treo biển báo “cấm bóp còi” tại những nơi gần bệnh viện, trường học.

- Ngăn chặn đường truyền âm: xây tường chắn, đóng cửa kính.

- Hướng âm đi theo đường khác: Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây, thân cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.

Bài 15.5 trang 35 Sách bài tập Vật Lí 7: 

Một người than phiền: "Bên trái nhà tôi là một xưởng rèn, bên phải nhà tôi là nhà hàng KARAOKE. Một hôm cả hai người hàng xóm đến báo tin cùng chuyển nhà, thật mừng quá. Nhưng vài hôm sau lại nghe thấy tiếng lạch cạch, phì phò từ phía bên phải, tiếng KARAOKE từ phía bên trái! Liệu tôi phải làm thế nào?"

   Em hãy khuyên người đó nên làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn.

Hướng dẫn giải chi tiết:

   Những lời khuyên người đó nên làm để chống ô nhiễm tiếng ồn:

   - Đóng cửa, che rèm nhà mình.

   - Trồng thêm các cây xanh quanh nhà.

   - Yêu cầu nhà hàng xóm giảm bớt tiếng ồn.

Bài 15.6* trang 35 Sách bài tập Vật Lí 7: 

Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được?

Hướng dẫn giải chi tiết:

Vì tường không làm cách âm hoàn toàn nên âm phát ra trong phòng gặp tường, một phần tường bị phản xạ, một phần bị tường hấp thụ. Phần bị hấp thụ này sẽ truyền tới tai ta khi áp vào tường nhưng phần này không thể truyền tiếp ra ngoài không khí ở phòng bên cạnh được.

Khi để tai tự do trong không khí thì tường đóng vai trò ngăn chặn đường truyền âm nên ta không nghe thấy tiếng cười nói ở phòng bên cạnh nữa.

Bài 15.7 trang 35 Sách bài tập Vật Lí 7: 

Hãy kể tên một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống?

Hướng dẫn giải chi tiết:

Một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống là:

- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà ở, trường học để khi âm truyền tới gặp lá cây sẽ phản xạ theo nhiều hướng khác nhau.

- Treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt.

- Khi đi xe không nên bóp còi to liên tục ở gần trường học, bệnh viện.

Bài 15.8 trang 35 Sách bài tập Vật Lí 7: 

Đánh dấu vào ô đúng, sai cho những câu dưới đây:

Hướng dẫn giải chi tiết:

   - Câu đúng: 1,3,4,6,8,9

   - Câu sai: 2,5,10,7

File tải hướng dẫn giải vở bài tập Vật lý lớp 7 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn vật lý như đề kiểm tra, hướng dẫn giải sách giáo khoa, vở bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 7 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 7.

A - Học theo SGK

I - NHẬN BIẾT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

Câu C1 trang 46 Vở bài tập Vật Lí 7: Hình mô tả tiếng ồn tới mức ô nhiễm tiếng ồn là:

- Hình 15.2: Vì tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan.

- Hình 15.3: Vì tiếng ồn to kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.

Kết luận:

Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn gây tiếng ồn to, kéo dài và làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

Câu C2 trang 46 Vở bài tập Vật Lí 7: Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn là:

Chọn b; c; d lần lượt vì tiếng ồn [nổ lớn] của động cơ xay xát và tiếng ồn của chợ thường kéo dài gây cảm giác khó chịu.

Không chọn a vì tiếng hét to nhưng không kéo dài.

II – TÌM HIỂU BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN.

Câu C3 trang 46 Vở bài tập Vật Lí 7: Điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây:

CÁCH LÀM GIẢM TIẾNG ỒNBIỆN PHÁP CỤ THỂ LÀM GIẢM TIẾNG ỒN
1. Tác động vào nguồn âmCấm bóp còi vào các giờ quy định
2. Phân tán âm trên đường truyềnTrồng cây xanh
3. Ngăn không cho âm truyền đến taiXây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà bằng xốp, tường phủ, đóng cửa…

Câu C4 trang 47 Vở bài tập Vật Lí 7:

a] Một số vật liệu thường được dùng để ngăn chặn âm làm cho âm truyền qua ít là:gạch, bê tông, gỗ,….

b] Một số vật liệu phản xạ âm tốt thường được dùng để cách âm là: kính, lá cây …

III. VẬN DỤNG

Câu C5 trang 47 Vở bài tập Vật Lí 7: Những biện pháp chống ô nhiễm tiêng ồn có thể thực hiện được đối với:

* Hình 15.2 SGK là: yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan không quá 80dB; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc.

Người phụ nữ có thể đóng kín cửa phòng, treo màn bằng vật liệu cách âm để giảm tiếng ồn truyền vào phòng.

* Hình 15.3 SGK là: xây tường gạch dày và cao ngăn cách giữa tường và chợ để ngăn cách giữ chợ và lớp học, đóng các cửa phòng học, xây tường chắn bằng vật liệu cách âm, trồng cây xung quanh, phức tạp hơn là chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác …

Câu C6 trang 47 Vở bài tập Vật Lí 7: Trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sống là:

- Làm việc cạnh nơi nổ mìn, phá đá.

- Tiếng lợn, bò kêu vào sáng sớm hàng ngày tại lò mổ gần nhà.

- Gần nhà có điểm hát karaoke suốt ngày đêm gây ô nhiễm tiếng ồn.

Biện pháp chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó: bịt, nút tai khi làm việc, đề nghị chuyển lò mổ tới nơi xa vùng dân cư; xây tường chắn xung quanh, trong phòng nên dùng vật liệu cách âm., có thể đề nghị tụ điểm này làm phòng kín xây tường sần sùi, hoặc lát những vật liệu cách âm như mút cao su, miếng xốp...

Ghi nhớ:

- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

- Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.

- Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Câu 15.2 trang 47 Vở bài tập Vật Lí 7: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn ?

A. Tiếng sấm rền

B. Tiếng xình xịch của tiếng tàu hảu đang chạy

C. Tiếng sóng biển ầm ầm

D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài

Lời giải:

Chọn D

Âm gây ô nhiễm tiếng ồn là tiếng máy móc làm việc phát ra to,, kéo dài.

Câu 15.3 trang 48 Vở bài tập Vật Lí 7: Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng ?

A. Tường bê tông

B. Cửa kính hai lớp

C. Rèm treo tường

D. Cửa gỗ

Lời giải:

Chọn: C

Vì rèm treo tường được làm từ vải và mỏng, có lỗ hở để không khí đi qua nên âm thanh có thể được truyền qua đó. Vì vậy rèm treo tường thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng.

Câu 15.4 trang 48 Vở bài tập Vật Lí 7: Nêu tên và thí dụ tương ứng với ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng là:

Lời giải:

- Giảm độ to của tiếng ồn phát ra: lắp ống xả cho xe máy, treo biển báo “cấm bóp còi” tại những nơi gần bệnh viện, trường học.

- Ngăn chặn đường truyền âm: xây tường chắn, đóng cửa kính

- Hướng âm đi theo đường khác: Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây, thân cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.

2. Bài tập tương tự

Câu 15a trang 48 Vở bài tập Vật Lí 7: Trường hợp nào dưới đây không gây ô nhiễm tiếng ồn ?

A. Tiếng lợn kêu vào sáng sớm hàng ngày tại lò mổ lợn.

B. Loa phóng thanh xã hướng thẳng vào đầu nhà.

C. Tiếng sét đánh.

D. Tiếng hát karaôkê kéo dài suốt ngày.

Lời giải:

Chọn C

Câu 15b trang 48 Vở bài tập Vật Lí 7: Biện pháp nào dưới đây không được dùng làm giảm độ to của âm phát ra ?

A. Treo biển báo “Cấm bóp còi”.

B. Xây tường chắn.

C. Lắp ống xã vào xe gắn máy.

D. Không đùa nghịch, nói chuyện ồn trong giờ nghỉ trưa.

Lời giải:

Chọn B

Câu 15c trang 48 Vở bài tập Vật Lí 7: Hãy nêu tên những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn ?

Lời giải:

Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn là những vật liệu cách âm như: nhung lụa, vải, rèm, cao su, nhựa …

Video liên quan

Chủ Đề