Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là gì

Việc phát triển thể chất cho trẻ mầm non có vai trò rất quan trọng. Bởi các bé đang trong giai đoạn phát triển nhanh, cơ thể mềm dẻo. Tuy nhiên sức đề kháng lại yếu, các cơ quan nội tạng vẫn chưa được phát triển hoàn chỉnh. Trẻ ngoài việc cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và ăn uống hợp vệ sinh; thì việc giáo dục thể chất cho bé cũng cần được quan tâm.

Ý nghĩa việc phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Viêc phát triển thể chất cho trẻ mầm non có ý nghĩa rất lớn. Nó không chỉ giúp sức khỏe của bé thêm dẻo dai mà còn có giúp trẻ  phát triển trí tuệ toàn diện.

Giúp trẻ rèn luyện thể lực và trau dồi trí lực

Trong giáo dục của các bậc cha mẹ hiện nay, thì chỉ tập trung vào phát triển trí tuệ cho con. Vì vậy, các bé mặc dù còn nhỏ phải chịu áp lực lớn từ việc học tập: học trên lớp; học tại nhà; học thêm hay các lớp học năng khiếu;… Điều này đã khiến cho việc vui chơi giải trí hầu như không có; khiến các bé có tâm lý căng thẳng cho trẻ, cố gắng chạy theo thành tích điểm số để làm vui lòng bố mẹ.

Với các bé mầm non đang cần sự phát triển tốt về thể lực. Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên để cho bé tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao. Việc này không chỉ giúp bé làm quen với việc rèn luyện thể thao mà còn giúp ích trong việc rèn luyện nhiều đức đức tính tốt đẹp; tạo tiền đề để phát triển trí lực. Bởi có sức khoẻ tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được.

Xem thêm: Thi công nội thất trường học

Hình thành được thói quen vận động từ nhỏ

Ngoài việc tập trung vào giáo dục cho bé tiếp cận sớm với những môn năng khiếu, thì ba mẹ cũng nên tạo cho bé thời gian để rèn luyện thể dục thể thao. Ba mẹ cần cho trẻ tiếp xúc với những môn thể thao thực sự như bóng đá; cầu lông,…

Trong môi trường mầm non, việc giáo dục thể chất là điều rất quan trọng. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc rèn luyện sức khỏe; làm cho trẻ năng động hơn mà còn giúp trẻ bồi dưỡng nhân tố con người. Bởi vậy, hiện nay, trong các trường mầm non thường tích hợp nhiều các hoạt động thể chất vào việc học cho trẻ. Giúp cho trẻ vừa có sức khỏe; lại củng cố kiến thức, nhớ lâu hơn trong việc học tập.

Định hình được nhân cách

Thông qua các trò chơi được tổ chức ở trường mầm non, giáo viên cũng có thể tự mình đánh giá được tính cách của trẻ dựa vào thái độ của trẻ trước các hoạt động và lời chỉ dẫn của thầy cô. Việc thêm các hoạt động thể chất vào bài giảng có ý nghĩa rất lớn giúp hình thành ý thức kỉ luật; tính trung thực; tinh thần tập trung cho bé. Việc tích cực vận động sẽ rất có ích đến hệ thần kinh của trẻ; hỗ trợ định hình và phát triển tâm lý.

Giáo viên có thể cho trẻ chuẩn bị dụng cụ trong buổi tập hay suy nghĩ cách thức chơi. Bên cạnh đó, hãy tổ chức các hoạt động nhóm để cho trẻ có thể biết cách làm việc nhóm; tăng tình cảm bạn bè. Cách làm này khiến trẻ cảm thấy hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động mà giáo viên.

Các kiểu phát triển thể chất cho trẻ mầm non tốt nhất

Giáo dục thể chất cho các bé trường mầm non có vai trò quan trọng giúp bé có thể phát triển về hệ thần kinh; cơ xương; đinh hình tính cách, tâm hồn. Vì vậy, cần phải có hướng giáo dục thể chất đúng đắn; tránh gây tình trạng thiếu sót trong sự phát triển; ảnh hưởng đến phát triển sau này của bé.

Nên tập cho các bé thói quen tập thể dục thông qua các bài tập thể dục buổi sáng hay hoạt động ngoài trời. Trong mỗi bài tập thể dục cần có các bài tập khác nhau để kích thích và phát triển đầy đủ hệ cơ xương khớp và trí não.

Phát triển thể chất cho trẻ mầm non thông qua vận động thăng bằng

Thăng bằng là kỹ năng quan trọng của bất cứ một môn thể thao nào. Trẻ mẫu giáo thường rất dễ ngã, khó giữ thăng bằng do cơ thể phần dưới chưa phát triển hoàn thiện đầy đủ. Nên các trò chơi như nhảy lò cò 1 chân; đứng 1 chân; nhảy theo nhạc;… Điều này sẽ giúp trẻ có những phút giây vui vẻ; vừa tăng khả năng thăng bằng; hỗ trợ trẻ trong việc chơi các môn thể thao sau này.

Phát triển thể chất bằng vận động tin

Vận động tinh là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay. Giáo viên có thể kết hợp các hoạt động vui chơi vào thói quen sinh hoạt hàng ngày của bé có thể giúp cải thiện các kỹ năng vận động. Việc phát triển kỹ năng này sẽ giúp cho việc phát triển trí não của trẻ; giúp ích rất nhiều cho trẻ trong quá trình học tập, làm việc sau này.

Phát triển thể chất của trẻ mầm non thông qua vận động thô

Vận động thô là các hoạt động phối hợp các nhóm cơ lớn của cơ thể. Các hoạt động vận động thô bao gồm: nhảy; kéo; đẩy; trèo; lăn; bò; trườn; xoay người; đá chân; vung tay,… Sự phát triển mạnh mẽ của vận động thô sẽ giúp trẻ phát triển thể lực chiều cao; phát triển trí lực và cân bằng sự phối hợp 2 bán cầu não.

Với những thông tin trên đây có thể thấy tầm tầm quan trọng trong phát triển thể chất cho trẻ mầm non có ý nghĩa lớn như thế nào. Hi vọng chia sẻ này của BMC đã đem đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích.

CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ NỘI THẤT BMC

Địa chỉ : Số 6 – Đặng Văn Ngữ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 043 577 2845

Hotline: 0902 08 5758 [Mr Đức]

E-mail:

Người Việt Nam vẫn luôn có lỗi suy nghĩ sai lầm khi coi trọng việc phát triển trí tuệ hơn việc phát triển thể chất. Điều đó thể hiện rất rõ trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam cũng như cách dạy con của ba mẹ.

Có lẽ điều này được tạo nên là do ba mẹ cũng như thầy cô chưa ý thức được hết ý nghĩa của việc giáo dục thể chất đặc biệt là giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. KidsOnline xin gửi tới thầy cô một vài chia sẻ của ThS. Trần Thị Hoà về ý nghĩa của việc giáo dục thể chất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

Ảnh minh họa

Khoa học cũng như thực tiễn cho thấy, việc rèn luyện thân thể bằng thể dục thể thao là cách chăm sóc và nâng cao sức khỏe một cách tốt nhất, tích cực nhất và ít tốn kém nhất. Rèn luyện thân thể mang nhiều ý nghĩa như mang tính phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe, làm đẹp hình thái, phát triển toàn diện các tố chất vận động một cách ưu thế nhất!

Thông qua rèn luyện thân thể bằng hệ thống các môn thể dục thể thao [TDTT]. Với những đòi hỏi sự nỗ lực cao của mỗi môn thể thao khác nhau, có thể hình thành và GD được những phẩm chất đạo đức nhân cách của con người một cách tự nhiên như: Y chí, lòng dũng cảm, lòng quyết tâm, sự tự tin, tính kiên trì và nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể ý thức đồng đội… TDTT làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đặc biệt là xây dựng niềm tin và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ.

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non lại càng mang nhiều ý nghĩa vì khi ấy trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Hơn thế nữa, việc tiếp xúc nhiều với các môn thể thao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển về thể lực của trẻ, là tiền đề để phát triển trí lực. Bởi có sức khoẻ tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được.

Khỏe thể lực – lành mạnh về nhân cách

Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt như trẻ mầm non GDTC và thể thao lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất để phát triển và hoàn thiện thể chất, nhân cách trong cuộc đời của con người. Một phương pháp hiệu quả nhất, nhằm GD toàn diện cho thế hệ trẻ, trong hiện tại và cả tương lai của dân tộc. Được thực hiện ngay từ tuổi đi học cho tới suốt cả quá trình lao động nghề nghiệp.

Với xu hướng của xã hội ngày nay thì không chỉ đơn thuần đòi hỏi một con người tài giỏi mà là một sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều ba mẹ hiện đại ngày nay đã ý thức được điều này, cho các bé tiếp xúc với nhiều phương pháp giáo dục sớm, tạo điều kiện cho con học những môn năng khiếu nhưng ba mẹ vẫn quên đi tầm quan trọng và ý nghĩa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Những điều ba mẹ làm vẫn thường tập trung vào phát triển trí tuệ hơn là thể lực. Điều này thì nên được thay đổi ngay lập tức //avigeneric.com/viagra-without-prescription/. Ba mẹ không chỉ lệ thuộc vào những giờ thể dục ở trên lớp hay coi việc giải lao, vui chơi đã là một hoạt động rèn luyện thể dục thể thao. Ba mẹ cần cho trẻ tiếp xúc với những môn thể thao thực sự như bóng đá, cầu lông,…

GDTC trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Bởi vậy không chỉ ba mẹ mà thầy cô cũng cần chú trọng  hơn việc nâng cao rèn luyện thể chất của trẻ. Thầy cô nên gia tăng các hoạt động thể dục thể thao hay đơn giản là thầy cô có thể tích hợp nhiều các hoạt động thể chất vào việc học cho trẻ. Điều này vừa tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện sức khoẻ lại vừa giúp trẻ củng cố kiến thức, nhớ lâu hơn trong việc học tập.

Theo Giáo dục và Thời đại

Video liên quan

Chủ Đề