Giáo sư peck cho là ai

Ông Peck -Giáo sư người Hàn Quốc, chuyên gia giáo dục nổi tiếng thế giới, cho biết,một khi giáo viên trình bày, giảng giải rất nhiều nhưng không nhận được sự chú ý của học sinh thì nghĩa là họ đang thua cuộc.

Ông Peck -Giáo sư người Hàn Quốc, chuyên gia giáo dục nổi tiếng thế giới, cho biết,một khi giáo viên trình bày, giảng giải rất nhiều nhưng không nhận được sự chú ý của học sinh thì nghĩa là họ đang thua cuộc.

Trong chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" của VTV7 phát sóng gần đây với hội thảo "Giáo viên của tương lai", Giáo sư Peck Cho[ĐH Sookmyung, Ủy viên cố vấn chính sách của Bộ Giáo dục, Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc] đã chia sẻ rất nhiều quan điểm giáo dục đáng lưu ý.


GS Peck Cho [ĐH Sookmyung, Ủy viên cố vấn chính sách của Bộ Giáo dục, Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc] - Ảnh: Thanh Hùng

Sau nhiều năm giảng dạy, ông Peck nhận ra rằng,nếu trong lớp có một học sinh ngủ gật, thì lỗi đó hoàn toàn thuộc về giáo viên.Người giáo viên đó đã thua trong việc cạnh tranh sự chú ý với học sinh. Nhưng ngày nay, thậm chí học sinh còn ngủ trước khi giáo viên bắt đầu bài giảng, lỗi đó của ai? Không thể đổ lỗi cho giáo viên được vì lúc đó họ thậm chí còn chưa giảng bài. Vàlỗi đó là do giáo viên của tiết trước!

"Giáo viên luôn là những người giỏi, học sinh cũng giỏi, cho dù đôi lúc phụ huynh của giáo viên hơi tệ, hay thậm chí hiệu trưởng của trường cũng tệ không kém",giáo sư Peck chia sẻ.

Ông Peck cho rằng, thời đại mà thông tin gì cũng có thể tra cứu ngay bằng cách lướt những đầu ngón tay, thì trí nhớ không còn là kỹ năng để đo lường năng lực của học sinh nữa.


Giáo sư Peck khuyên giáo viên hãyhoan nghênh những em đã mắc lỗi thay vì trừng phạt - Ảnh: VTV

“Nếu có một lớp học mà tất cả học sinh hăng hái giơ tay xin trả lời câu hỏi từ giáo viên, thì đó vẫn là một lớp học dở. Lớp học tốt phải là tất cả học sinh hăng hái giơ tay nhưng mỗi em đều có câu hỏi của riêng mình và muốn dành cho giáo viên để nhận được giải đáp. Việc trả lời câu hỏi thì thậm chí robot có thể thực hiện giúp, nhưng biết đặt câu hỏi đúng chính là bước khởi đầu của sáng tạo”.

Việc trả lời các câu hỏi của giáo viên hãy dành cho robot. Vì vậy, ông cho rằng các giáo viên nên cho phép và khuyến khích các học sinh đặt câu hỏi trong lớp học. “Đấy là cách chúng ta khuyến khích sự tò mò của học sinh và vì vậy chúng ta cũng cho phép học sinh được sai lầm. Thay vì trừng phạt, hãy hoan nghênh. Nếu học sinh sợ bị mắc lỗi, sai lầm thì các em sẽ không bao giờ dám dấn thân vào bất cứ việc gì”.


Sinh viên lắng nghe phần chia sẻ kinh nghiệm của vị GS đến từ Hàn Quốc - Ảnh: Internet

Có một điều thú vị trong các lớp học của Giáo sư Peck, đó làsinh viên không cần phải ghi nhớ tất cả, họ có thể nhìn vào bất kỳ cái gì mình muốn. Các bài kiểm tra của ông cho phép sinh viên được mở sách thoải mái. Sinh viên có thể mang theo sách giáo khoa, vở ghi chéphoặc bất kỳ thứ gì họ muốn.

Giáo sư Pecknói rằng:"30 năm trước, tôi chuẩn bị cho sinh viên chiếc áo phông "phao thi" in công thức họ cần để mặc trong giờ kiểm tra cuối kỳ. Mặt trước, chữ được in ngược để người mặc đọc được khi nhìn xuống. Mặt sau cũng chứa những thông tin tương tự để chia sẻ với người ngồi gần. Cái áo tôi chuẩn bị cho sinh viên thể hiện thông điệp về sự sáng tạo và hợp tác”.

Ông Peck cho rằng giáo viên chính là chất xúc tác, người dẫn đường cho sự thay đổi. Để tạo động lực cho giáo viên thay đổi, việc làm đầu tiên, theo ông Peck có lẽ giáo viên có thể quay và xem lại bài giảng của mình để thấy cần sự thay đổi. “Và khi xem lại giờ học của mình, điều đó sẽ diễn ra ngay trong bản thân mỗi giáo viên”, ông khẳng định.

Đón xem thêm nhiều tin hay tại Yan News bạn nhé!

Tổng hợp

Xem thêm bài mới hơn

  • Mùa Hè ngại xõa tóc, học ngay Rosé [BLACKPINK] 5 kiểu tóc vừa xinh vừa mát để visual thăng hạng
  • Từ 15 năm trước, Lý Nhã Kỳ đã mạnh tay trả lương 10.000 USD cho chuyên gia trang điểm
  • Ghé các shop bán quần jeans ở Hà Nội, mình gom được 10 mẫu đáng mua: Vừa kéo chân lại "ăn gian" vòng 3 siêu đỉnh
  • Phụ nữ ăn sáng theo 6 kiểu này sẽ có làn da không tuổi, về già cực ít nếp nhăn
  • 6 “chill” item không thể thiếu khi đi du lịch biển
  • Giàu có bậc nhất hành tinh nhưng những tỷ phú này có thói quen tiết kiệm cực lạ, nghe còn thấy khổ hơn người thường
  • Vụ nữ tài xế chưa có bằng gây tai nạn chết người: Livestream khi đang lái xe?
  • Goo Hye Sun có tình yêu mới sau 2 năm ly hôn Ahn Jae Hyun, nhưng giờ đã chính thức chia tay?
  • Han Jae Suk “người tình màn ảnh” của Lý Nhã Kỳ: Thiếu gia nhà tài phiệt, cuộc hôn nhân gây chú ý với bạn thân Song Hye Kyo
  • Sao Hàn đổ bộ event Prada: Somi xinh như búp bê, Min Ju ra dáng tiểu thư nhà tài phiệt

Xem thêm bài cũ hơn

  • Diệp Lâm Anh vui vì thoát kiếp móng tay "dùi cui điện" mà netizen lại chê không thương tiếc
  • Chọn cho bà xã kém 19 tuổi 3 chiếc váy cưới, NSND Trung Hiếu đưa vợ đi thử đồ cũng không giống chú rể khác
  • 4 mẹo phân chia phòng cho những người đang sở hữu một không gian sống có diện tích nhỏ
  • Bình thường thì mạnh mẽ, độc lập, nhưng đứng trước quyết định mua nhà, bạn biết đấy… hàng nghìn nỗi sợ nảy ra trước mắt
  • Mừng xuân Kỷ Hợi-JW tặng 5 suất làm đẹp miễn phí mỗi ngày
  • Thanh Hóa: Phụ huynh "tố" hiệu trưởng bóp cổ học sinh vì... hát trong lớp
  • Cuộc hội thoại đáng yêu của cô gái đói bụng và chàng shipper siêu lầy khiến dân tình mơ về 1 cái kết ngôn tình
  • Dân mạng chia sẻ hình ảnh người đàn ông được cho là ông xã bí mật nhiều năm nay của Elly Trần
  • Thống kê lượt view của các nghệ sĩ Kpop 2018: BTS đẳng cấp toàn cầu, BlackPink không quá phổ biến tại Âu Mỹ như được "bơm"
  • Giật mình 'cánh cổng đi vào thế giới ngầm' có thật trên Trái đất

GS người Hàn Quốc Peck Cho cho rằng giáo viên cần hoan nghênh học sinh mắc sai lầm. Nếu sợ mắc lỗi, các em sẽ không dám thử cái mới, nghĩa là không có sáng tạo.

GS Peck Cho kể về chiếc áo "phao thi" cho sinh viên GS Peck Cho từng in công thức lên áo phông để sinh viên mặc khi thi cuối kỳ nhằm thể hiện thông điệp về sự sáng tạo và hợp tác.

"Tôi nói với sinh viên rằng bạn không cần phải ghi nhớ tất cả. Bạn có thể nhìn vào bất kỳ cái gì mình muốn. Các bài kiểm tra của tôi cho phép sinh viên được mở sách thoải mái. Sinh viên có thể mang theo sách giáo khoa, vở ghi chép, hoặc bất kỳ thứ gì họ muốn. Sự ghi nhớ không còn là cái để đánh giá năng lực của học sinh nữa".

GS Peck Cho, ĐH Nữ sinh Sookmyung [Hàn Quốc], đã nói như vậy tại hội thảo "Giáo viên của tương lai", được phát sóng trong chương trinh "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" của VTV7 mới đây. 

Tiếp theo, ông đưa ra bức tranh học sinh đang giơ tay, nói "Em! Em! Em", rồi hỏi tại sao các em làm vậy. Đám trẻ xung phong để trả lời câu hỏi của giáo viên?

"Nếu vậy thì đó là lớp học không tốt. Một lớp học tốt là khi bạn thấy học sinh giơ tay: Em! Em! Em, và muốn đặt câu hỏi cho giáo viên. Việc trả lời cho câu hỏi hãy dành cho robot. Biết đặt câu hỏi đúng chính là bước khởi đầu của sự sáng tạo. Chúng ta cần đảm bảo rằng sẽ luôn cho phép học sinh đặt câu hỏi trong lớp học", ông nói tiếp.

Ông Peck Cho cho phép sinh viên dùng "phao thi", khuyến khích họ sáng tạo và hoan nghênh những sai lầm. Ảnh: VietNamNet.

Hoan nghênh học sinh... sai lầm

Trong sự nghiệp dạy học của mình, GS Peck Cho không yêu cầu sinh viên phải ghi nhớ tất cả kiến thức vì nó không còn là cái để đánh giá năng lực một người nữa. Thay vào đó, sinh viên cần có sự khác biệt và sáng tạo. Ông cũng không cho rằng học sinh nhất thiết phải là người trả lời câu hỏi trong lớp học. Ngược lại, các em nên là người đặt câu hỏi.

Theo ông, việc trả lời câu hỏi hãy để cho robot. Biết đặt câu hỏi đúng chính là bước khởi đầu của sự sáng tạo. Giáo viên cần đảm bảo luôn cho phép học sinh đặt câu hỏi trong giờ học. Đó là cách giáo viên khuyến khích sự tò mò của học sinh. Thầy cô cũng cần cho phép sự sai lầm, nên hoan nghênh những em đã mắc lỗi thay vì trừng phạt.

“Nếu như học sinh e ngại việc mắc lỗi, chúng sẽ không bao giờ dám thử cái mới. Trong rất nhiều chọn lựa, chúng ta hãy luôn chọn để trở nên tích cực”, ông nhấn mạnh.

Quan điểm này cũng được GS người Hàn đưa ra trong hội thảo về việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Bờ Biển Ngà hồi tháng 6/2016. Nếu giáo viên sử dụng công nghệ thông tin mà không thay đổi suy nghĩ về việc dạy học sẽ mang lại tác dụng tiêu cực, khiến những mặt trái của nền giáo dục trở nên trầm trọng.

Các nhà sư phạm cần phát triển nền giáo dục tốt hơn, thông minh hơn, tích cực, có tính tương tác, tích hợp và phù hợp hoàn cảnh. Nói cách khác, giáo viên cần chú trọng yếu tố học hơn dạy để dành chỗ cho tính sáng tạo và cảm xúc cá nhân của người học.

Trong quá trình làm việc, bản thân giáo viên cũng phải không ngừng học tập. GS Cho tin tưởng vững chắc kỹ năng sư phạm không phải là thiên bẩm mà hình thành nhờ học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Căn cứ mức điểm đánh giá trình độ dạy học tăng lên từng năm của mình, ông cho rằng luôn có phương pháp dạy học tốt, sáng tạo hơn.

Vì thế, trong 30 năm làm công tác giảng dạy, dù ở Mỹ hay Hàn Quốc, GS Peck cho chưa từng ngừng tìm kiếm những cách thức truyền đạt kiến thức mới đồng thời truyền cảm hứng sáng tạo tới học trò, đồng nghiệp.

Giáo sư dạy các giáo sư

30 năm trước, ông Peck Cho chuẩn bị cho sinh viên chiếc áo phông "phao thi" in công thức họ cần để mặc trong giờ kiểm tra cuối kỳ. Mặt trước, chữ được in ngược để người mặc đọc được khi nhìn xuống. Mặt sau cũng chứa những thông tin tương tự để chia sẻ với người ngồi gần.

“Cái áo tôi chuẩn bị cho sinh viên thể hiện thông điệp về sự sáng tạo và hợp tác”, ông nói.

Đây cũng là quan điểm được ông Peck Cho duy trì và thực hiện trong hơn 30 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Trước khi trở thành giáo sư đặc biệt tại ĐH Nữ sinh Sookmyung, ông là giảng viên xuất sắc tại Trung tâm Dạy và Học của ĐH Dongguk.

Ông từng được mời giảng dạy cho các giáo sư tại 182 đại học trên thế giới, đồng thời phụ trách khóa học online nổi tiếng dành cho các giáo viên ở Hàn Quốc.

GS Peck Cho từng trao đổi, giảng bài cho nhiều giáo sư tại các trường đại học trên thế giới. Ảnh: Africa ICT Edu.

Thế nhưng, chuyên gia giáo dục này lại không hề trải qua trường lớp sư phạm. Ông nhận bằng cử nhân ngành Kỹ thuật Cơ khí từ ĐH Wisconsin. Trong 5 năm tiếp theo, ông lần lượt hoàn thành chương trình thạc sĩ và tiến sĩ ngành này tại ĐH Northwestern.

Ông Peck Cho từng đảm nhận vị trí kỹ sư nghiên cứu cao cấp tại ĐH California-Davis, học giả ngắn hạn tại ĐH Princeton và giáo sư thỉnh giảng tại ĐH Quốc gia Seoul, trước khi về làm việc cho ĐH Công nghệ Michigan [MTU].

Trong 20 năm làm giáo sư ngành Kỹ thuật Cơ khi tại MTU, ông Cho còn là giám đốc các Trung tâm Sáng kiến, Trung tâm Dạy học và Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên.

Bên cạnh việc nghiên cứu, giảng dạy tại Mỹ, Peck Cho còn luôn trăn trở để phát triển giáo dục Hàn Quốc.

Từ năm 1996, ông bắt đầu kết nối MTU với Hàn Quốc. Nhờ những nỗ lực của GS Peck Cho, hàng trăm sinh viên Hàn Quốc nhận cơ hội học tập, nghiên cứu tại MTU. Ông cũng tổ chức các hội thảo cho học sinh trung học ở quê nhà đồng thời sắp xếp các chương trình để giảng viên, sinh viên MTU tới Hàn Quốc làm việc.

“Sinh viên và giảng viên của trường được trao cho các trải nghiệm, cơ hội việc làm, hợp tác nghiên cứu quý giá cũng như được du lịch, khám phá. Những điều này sẽ không bao giờ có được nếu thiếu Peck”, Shalini Suryanarayana, người đề cử Peck Cho cho một giải thưởng, nhận xét.

Bà đánh giá GS Cho là người hào phóng, sẵn sàng cống hiến không biết mệt mỏi và không hề đòi hỏi sự báo đáp.

Trong khi đó, ông Cho khiêm tốn cho biết ban đầu, khi vừa đến MTU, ông làm mọi thứ vì bản thân và gia đình. Sau này, khi chứng kiến những người khác phục vụ cộng đồng một cách đơn thuần, ông nhận ra điều đó thật tuyệt vời. Đó cũng là lúc, ông trăn trở nhiều hơn về giáo dục và làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Hàn Quốc.

20 năm công tác tại MTU, ông giành hàng loạt giải thưởng về giảng dạy cũng như phục vụ cộng đồng. Nhờ đó, ông có tiếng nói hơn trong ngành giáo dục Hàn Quốc.

Những nỗ lực suốt hàng năm trời của Peck Cho để cải thiện giáo dục Hàn Quốc giúp ông có được cơ hội tuyệt vời để trực tiếp trao đổi với ông Roh Moo-hyun, lúc đó là tổng thống nước này. Trong cuộc gặp, GS Cho đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi hệ thống giáo dục cứng nhắc tồn tại lâu đời ở Hàn Quốc.

Trước khi trở về công tác dài hạn tại nước nhà, ông đã tạo ra sức ảnh hưởng rộng lớn trong trong ngành giáo dục nước này thông qua bản tin hàng tuần gửi qua email tới 7.000 giảng viên trên cả nước, cùng hàng loạt chuyến thăm, các hội thảo về kỹ năng dạy học tại các trường đại học.

“Để làm được điều đó, tôi đã phải xây dựng danh tiếng của mình ở quê nhà. Hiện giờ, ở Hàn Quốc, tôi được biết đến là giáo sư giảng dạy cho các giáo sư”, ông Cho nói.

Video liên quan

Chủ Đề